Bệnh nhân nguyễn hồng nhung là ai

Hai cô con gái của một đại gia Việt Nam đã trở thành tâm điểm chỉ trích của công luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế sau khi một trong hai chính thức trở thành “bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17” trong cuộc họp báo khẩn ở Hà Nội vào giữa đêm 6/3.

Tờ báo nổi tiếng New York Times hôm 11/3 gọi tên cô Nga Nguyễn, 27 tuổi, chị gái của “bệnh nhân thứ 17” Nguyễn Hồng Nhung [N. H. N - 26 tuổi], là “bệnh nhân số 0” của làng thời trang thế giới sau khi hai chị em cô bị phát hiện dương tính với virus corona sau khi trở về từ hai lễ hội thời trang nổi tiếng của hãng Gucci ở Milan, Ý, và của hãng Saint Lauren ở Paris, Pháp.

Tờ báo của Mỹ mô tả Nga Nguyễn là con gái của “một ông trùm về thép” ở Hà Nội, có bằng khoa học chính trị tại Đại học King ở London và từng làm việc trong bộ phận mỹ phẩm và nước hoa của hãng Louis Vouitton trước khi về làm cho công ty gia đình.

Trong khi đó, vào cùng ngày [11/3] tại Việt Nam, một đại diện của Bộ Công an – Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, nói với báo giới rằng cô em gái N. H. N đã sử dụng hai hộ chiếu trong chuyến đi và dùng hộ chiếu Việt Nam khi trở về để “qua mặt” công an cửa khẩu.

Những ngày qua, N. H. N. hay Nhung Nguyễn là một trong những cái tên được nhắc đến và chịu nhiều chỉ trích nhất trong cộng đồng mạng tại Việt Nam, bên cạnh “bệnh nhân số 21” là một Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ca nhiễm thứ 17 được Hà Nội công bố trong cuộc họp báo khẩn vào lúc gần nửa đêm, trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngày thứ 22 không có báo cáo về ca nhiễm bệnh mới và đang chuẩn bị để công bố "hết dịch".

Ngay lập tức, "búa rìu" dư luận đã trút xuống cô gái được đánh số 17 này. Nhiều ý kiến trên mạng thậm chí còn đòi "giết" hoặc đem cô gái này ra truy tố hình sự.

Trả lời phỏng vấn với New York Time qua điện thoại, cô Nga Nguyễn nói rằng “Họ nói tôi đã về nước, rằng tôi biết mình bị nhiễm bệnh khi đến các show diễn, không điều nào là đúng cả”.

Tin cho hay cô Nga Nguyễn hiện đã trở về London sau khi tham dự các sự kiện thời trang trên. Còn cô em gái “số 17” đã bay trở về Hà Nội vào ngày 2/3 trên chuyến bay của Vietnam Airlines VN00054 và ngồi cùng khoang hạng thương gia với một số quan chức trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu.

“Họ nói tôi hư hỏng bởi vì tôi mắc áo xẻ ngực trong một tấm ảnh, rằng đó là lý do virus bị tôi thu hút, rằng đây là lúc mà đám người tham lam trong giới thời trang cần phải dừng lại và suy nghĩ”, cô Nga Nguyễn phân trần với New York Times.

Tờ báo Mỹ cho biết cô gái mà tờ báo này gọi là “người thừa kế” đã hai lần dự Met Gala và chụp ảnh tại nhiều sự kiện cùng với những ngôi sao thời trang hàng đầu thế giới như Naomi Campbell, Anna Dello Russo, Jonathan Newhouse và Virgil Abloh.

Cô Nga Nguyễn đã đến tham dự sự kiện thời trang trong tư cách là “bạn của Gucci” và cô không hề biết mình bị nhiễm virus trong thời gian này.

Cô Nga Nguyễn cho biết thêm rằng sau khi phát hiện bị nhiễm virus corona, cô đã thông báo với những người mà cô tiếp xúc tại sự kiện của Gucci và Saint Laurent cũng như bạn bè, gia đình, người trang điểm và thợ chụp ảnh.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tài khoản Facebook “Nhung Nguyen” của “bệnh nhân số 17” đã bị khoá lại sau làn sóng chỉ trích của cộng đồng mạng vì tội “phá hỏng nỗ lực của cả nước” trong việc kiềm chế dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến lên án, không ít ý kiến cho rằng việc đánh số 17 cho cô N. H. N. đã biến cô trở thành một “tội đồ” gieo rắc dịch bệnh chết người giống như “bệnh nhân số 31” ở Hàn Quốc, trong khi không có cơ sở để khẳng định rằng ai đã lây bệnh cho ai trong chuyến bay của Vietnam Airlines từ Anh về Việt Nam.

Trong khi đó, thông tin về các trường hợp dương tính khác, đặc biệt là “bệnh nhân số 21” - GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, một thành viên trong đoàn công tác với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - lại ít bị “mổ xẻ” trên báo chí chính thống như trường hợp “số 17”, mặc dù trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin “gây sốc” về cuộc sống riêng tư xa hoa của ông và cho thấy ông đã không khai báo trung thực với cơ quan chức năng khi trở về Việt Nam.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ông Thuấn cũng có thể là “nguồn lây nhiễm dịch bệnh” chứ không chỉ riêng “bệnh nhân số 17”.

Ngoài ra, việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không bị đưa đi cách ly tập trung như những người ngồi cùng khoang với “bệnh nhân số 17” cũng đã bị cộng đồng mạng chỉ trích mạnh mẽ, khiến báo chí phải thông tin về “kết quả âm tính” của ông đối với loại virus chết người.

“Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ Hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường”, ông Dũng được báo chí trích lời cho biết vào ngày 12/3.

Mới đây, thông tin người phụ nữ tên N.H.N, 26 tuổi, ở Hà Nội dương tính với Covid-19 khiến dư luận xôn xao. Như tin đã đưa, cô gái này nghi mình bị nhiễm Covid-19 trước đó nên đã chủ động không tiếp xúc với mọi người, nhưng không khai báo với nhà chức trách. Điều đó dẫn đến việc hàng trăm người và cộng đồng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm, phải phong tỏa cách ly, khiến dư luận không khỏi bức xúc.

"Vén màn" vài tin đồn quanh cô gái bệnh nhân Covid-19 thứ 17 ở Hà Nội

Nguyễn Hồng Nhung nhận nhiều lời mời kết bạn sau khi thông tin bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 được công bố

Ảnh: Chụp màn hình

Liên quan đến vụ việc này, mới đây, ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung đăng tải trên trang cá nhân dòng trạng thái than thở vì bị trùng tên với bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 ở Việt Nam. Cụ thể, cô viết: “Sao lại trùng tên mình". Chưa dừng lại ở đó, trong dòng trạng thái của Quang Hà, giọng ca sinh năm 1981 cho biết từ khi thông tin về cô gái nhiễm bệnh được chia sẻ, cô khốn khổ vì bị sự tò mò của cộng đồng mạng. Người đẹp cho hay: “Facebook tôi đang nổ vì mọi người vào kết bạn và theo dõi".

Phải hủy đám cưới vì gần nhà cô gái bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19

Những chia sẻ của ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều khán giả bày tỏ sự cảm thông trước tình huống trớ trêu mà giọng ca gốc Hà Nội gặp phải chỉ vì trùng tên với cô gái nhiễm Covid-19 thứ 17. Bên cạnh đó, một số khán giả khuyên Nguyễn Hồng Nhung giữ sức khỏe trong giai đoạn nhạy cảm này. Một tài khoản hài hước: “Sau vụ cô Nhung bị nhiễm Covid-19 thì nhiều người tên Nhung được nổi tiếng bất đắc dĩ". “Chị ơi, không sao đâu, cố gắng chị nhé. Em cũng biết chị không muốn vậy", khán giả khác động viên. Một người xem chia sẻ: “Đang yên đang lành lại bị trùng tên. Thương chị ghê luôn". Được biết hiện tại, bệnh nhân N.H.N có sức khỏe ổn định sau khi nhập viện điều trị vì dương tính với Covid-19.

Tin liên quan

Bộ Y tế Việt Nam chiều nay thông tin cho biết vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm coronavirus mới là hành khách về từ Mỹ. Cả nước có 1.069 bệnh nhân nCoV.

ABC News của Australia khen ngợi chiến thắng của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chỉ ra loạt nguyên nhân vì sao Việt Nam kiểm soát đợt tái bùng phát dịch coronavirus ở Đà Nẵng hiệu quả, ít tốn kém và đáng học hỏi đến thế.

Việt Nam thêm 1 bệnh nhân Covid-19 về từ Mỹ

Theo bản tin chiều nay của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam có thêm một ca nhiễm coronavirus là người trở về từ Hoa Kỳ và được cách ly ngay sau nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của cả nước lên thành 1.069 người.

Như vậy tính đến 18h chiều 23/9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc SARS-CoV-2 do lây nhiễm cộng đồng trong nước, số người bệnh dương tính với coronavirus sau khi dịch tái bùng phát ở Đà Nẵng từ 25/7 đến nay là 551 bệnh nhân.

Đồng thời, ngày 23/9 cũng vừa tròn 21 ngày Việt Nam không còn ghi nhận ca lây nhiễm virus corona trong cộng đồng.

Về ca bệnh số 1.069, Bộ Y tế cho biết đây là cô gái 18 tuổi ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cô gái này nhập cảnh từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay VN0002 ngày 20/9/2020, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Hưng Yên.

Tại cơ sở cách ly tập trung, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 21 và 22/9/2020 đều khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện nữ bệnh nhân số 1.069 này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Về tình hình điều trị, báo cáo của Tiểu ban Điều trị thông tin cho biết, Việt Nam vừa có thêm 10 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh thời gian qua là các bệnh nhân số 511, 512, 513, 516, 526, 746, 959, 960, 1035 và 1039.

Đáng chú ý, hôm nay 23/9, bệnh nhân số 936 đã được công bố khỏi bệnh. Người bệnh này được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

Đây là bệnh nhân có bệnh lý nền nặng như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng cholesterol trong máu, suy thận. Đánh giá về ca bệnh, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho hay, trong quá trình điều trị bệnh nhân ở địa phương, có thời điểm bị áp lực lớn do số lượng người bệnh quá lớn, nhập viện cùng lúc.

Tuy nhiên, theo BS. Yến, ngành y tế đã đạt được mục tiêu là điều trị thành công cho bệnh nhân có nhiều bệnh nền với yếu tố quyết định là nguồn nhân lực tại chỗ với sự hỗ trợ từ các chuyên gia của Bộ Y tế và nhân lực y tế các tỉnh.

Theo đó, sau 39 ngày điều trị, nam bệnh nhân mắc nCoV số 936 đã không còn dấu hiệu lâm sàng sốt, ho, khó thở. Đồng thời, kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2 đã đủ điều kiện để công bố khỏi bệnh.

Lãnh đạo ngành Y tế Đà Nẵng cũng nhắc lại, sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân này sẽ tiếp tục được cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế và tiếp tục được cơ quan y tế địa phương giám sát sức khỏe.

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam đã chữa khỏi cho 991 bệnh nhân /1.069 ca mắc COVID-19. Đà Nẵng hiện cũng đã sạch bóng bệnh nhân Covid-19.

Ngoài ra, hiện nay, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với coronavirus là: 9 ca. Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 6 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.

Đặc biệt, Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này Việt Nam đã không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Số ca tử vong vẫn chỉ là 35 trường hợp, đều là những bệnh nhân hoặc là người cao tuổi, hoặc có bệnh lý nền rất nặng.

Hiện nay, tại Việt Nam còn cách ly tập trung 20.872 người tiếp xúc gần và trở về từ vùng dịch, trong đó cách ly tại bệnh viện có 355 trường hợp, tại cơ sở cách ly tập trung khác là 12.932 người, tại nhà, nơi lưu trú là 7.585 người.

Báo Australia ca ngợi cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam

ABC News của Australia vừa có bài viết phân tích về thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống coronavirus, nhất là tâm điểm sau khi dịch tái phát tại Đà Nẵng vào cuối tháng 7 vừa qua.

Tờ báo Australia đặt vấn đề, làm sao để giới lãnh đạo Việt Nam và chính quyền dễ dàng kiểm soát đại dịch Covid-19 một lần nữa mà không quá tốn kém như vậy?

Tác giả Max Walden nêu ra nhiều lý do. Thứ nhất, ngay từ đầu đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã vào cuộc nhanh chóng, kiên quyết và mạnh mẽ để chống lại Covid-19.

Sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 23/1, các chuyến bay đến và đi từ Vũ Hán, Trung Quốc đã bị hủy bỏ. Đến cuối tháng 3, biên giới của quốc gia này hầu như bị đóng cửa hoàn toàn. Việc kiểm tra, truy vết tiếp xúc và một chiến dịch y tế công cộng trên nhiều phương diện nhanh chóng được huy động.

Nhận xét về công tác phòng chống dịch ở Việt Nam, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF cho rằng, sự hợp tác, đồng thuận của người dân là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

“Ngay từ giai đoạn đầu, thông tin về virus và chiến lược ứng phó dịch bệnh đã minh bạch”, IMF nhấn mạnh.

Giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin với ABC rằng, Việt Nam có nhiều đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm trong 20 năm qua.

“Đây không phải là cách ứng phó sử dụng công nghệ hiện đại, nhưng được thực hiện rất nhanh và được tổ chức rất bài bản”, ông nói.

Minh chứng cho điều này chính là việc có tới 97% người Việt Nam tham gia khảo sát được hỏi cho rằng họ ủng hộ quyết sách và các biện pháp ứng phó kịp thời mà Chính phủ thực thi thời gian qua như Sputnik đã đưa tin theo ý kiến thăm dò được thực hiện bởi YouGov của Vương Quốc Anh.

Sau khi dịch bệnh tái bùng phát trở lại vào tháng 7 ở Đà Nẵng, Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên hôm 31/7, số ca nhiễm mới sau đó tăng nhanh lên tới 550 ca lây nhiễm cộng đồng – tức khoảng một nửa tổng số ca bệnh của Việt Nam được ghi nhận từ đầu dịch.

Thành phố Đà Nẵng chính thức áp dụng các biện pháp cách ly xã hội và việc ra vào bị hạn chế rất nhiều.

“Các cơ quan chức năng đã làm tất cả những việc đơn giản đã thực hiện lần trước, nhưng ở quy mô lớn và nhanh chóng hơn” - Giáo sư Thwaites nói.

Giới chức lấy mẫu của 5-6 người hoặc tất cả mọi người trong 1 gia đình, và tiến hành xét nghiệm gộp. Nếu có kết quả dương tính, tất cả các mẫu sẽ được xét nghiệm riêng. Đó là biện pháp mới được Bộ Y tế thực hiện.

“Với biện pháp này, Việt Nam có thể xét nghiệm khoảng 100.000 người chỉ với khoảng 20.000 lần xét nghiệm. Phương pháp trên giúp Việt Nam tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc”, giáo sư Thwaites đánh giá.

WHO cho biết khoảng 1/3 số hộ gia đình của Đà Nẵng đã được xét nghiệm chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 3-10/9. Đó là chỉ số rất đáng khen ngợi.

Những tác giả Ba-Linh Tran, Đại học Bath, và Robyn Klingler-Vidra nghiên cứu về công tác phòng chống dịch của Việt Nam cho rằng, hầu hết người Việt đều biết cách tự bảo vệ bản thân, do đó, không có cảm giác họ bị ràng buộc, bắt buộc phải thực hiện bất cứ điều gì. Ai cũng hiểu, khẩu trang, nước rửa tay, giãn cách xã hội, cách ly, đóng cửa các dịch vụ không cần thiết là vì mục đích an toàn của mỗi người trong thời gian dịch bệnh.

“Việt Nam vẫn được dự đoán là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2020, trong khi phần còn lại của thế giới đang đi vào suy thoái”, Công ty tư vấn quốc tế PricewaterhouseCoopers [PWC] cho hay.

Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB trước đó dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay, trở thành một trong những nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất không bị suy thoái và duy trì được mức tăng trưởng dương.

Với bài viết đăng trên tờ The New Yorker - “The public-shaming pandemic” [tạm dịch: Đại dịch làm nhục công cộng], hai chị em bệnh nhân số 17 N.H.N  và người chị Nga Nguyễn – fashionista [người từng bị NYT nhắc tới với danh xưng “bệnh nhân số 0 của làng thời trang thế giới] gây phẫn nộ dư luận Việt Nam khi cung cấp những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến thành tựu phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Trước đó, ngày 6/3/2020, bệnh nhân N.H.N [27 tuổi] được ghi nhận là ca dương tính đầu tiên với COVID-19 tại Hà Nội.

Sau đó, Bộ Y tế cũng đã công bố đây là bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19 của Việt Nam. Với lời khai báo y tế của cô, ngay lập tức hàng trăm người được khoanh vùng là có khả năng lây bệnh từ N.H.N, bao gồm: 201 hành khách trên chuyến bay VN54 cùng 4 phi công và 12 tiếp viên, 8 người tiếp xúc gần tại nhà là bố, 5 tạp vụ và một lái xe riêng, 17 y bác sĩ bệnh viện Hồng Ngọc.

Báo chí và người dân Việt Nam sau đó đã dẫn một số những thông tin sai lệch mà bài báo trên The New Yorker chỉ ra dựa theo lời của hai chị em bệnh nhân số 17.

Thứ nhất, “Chính quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng các thông tin rò rỉ trên báo chí để thuyết phục hoặc làm người dân sợ hãi”. Theo Zing, điều này là không chính xác.

Đêm 6/3, khi nghe tin về ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, sợ hãi. Ngay 22h hôm đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn cấp trong đêm để thông tin về sự việc.

Tại đó, N.H.N. [27 tuổi, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội] được công bố là bệnh nhân thứ 17 dương tính với SARS-CoV-2. Chính quyền cũng thông báo đã tiến hành các biện pháp cần thiết để ứng phó với tình hình.

Chủ tịch UBND Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Đức Chung đã kêu gọi mọi người bình tĩnh và không hoảng sợ. Ông bày tỏ mong muốn tất cả thông tin về dịch được công khai, minh bạch để người dân thủ đô nắm được kịp thời.

Vấn đề thứ hai, trong vòng một giờ sau khi bài báo về cuộc họp được đăng tải, người dùng mạng Việt Nam đã tìm ra danh tính của bệnh nhân và các tài khoản mạng xã hội của bệnh nhân số 17. Điều này cũng không đúng.

Theo đó, Trước khi cuộc họp khẩn diễn ra lúc 22h đêm 6/3, cư dân mạng đã chia sẻ mọi thông tin cá nhân cũng như tài khoản mạng xã hội của bệnh nhân số 17, dù chúng chưa hề được kiểm chứng. Thậm chí, nhiều người trùng tên với N.H.N. bất ngờ bị dân mạng tấn công, chửi bới lây vì nhầm là bệnh nhân số 17.

Ngoài các thông tin sai lệch về bệnh nhân số 17, dân mạng cũng cho rằng bài viết của The New Yorker dẫn chứng thiếu nhiều chi tiết quan trọng.

Vấn đề thứ ba: “Một người đã chụp ảnh một phụ nữ trông giống cô tại buổi khai trương cửa hàng Uniqlo và đăng lên Instagram, thông báo với mọi người rằng cô đang tiệc tùng trong khi bị ốm”.

Tờ báo Việt Nam cho rằng, bài báo không đề cập tới việc ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội ở thời điểm đó - trả lời báo chí sau cuộc họp khẩn đêm 6/3, xác nhận bệnh nhân N.H.N. không tham dự khai trương cửa hàng Uniqlo tại Hà Nội như tin đồn. Do đó, thông tin này hoàn toàn không chính xác.

Ông Chung cho hay, cửa hàng Uniqlo ở Hà Nội khai trương vào 18h ngày 6/3, nên không thể có chuyện người này tham dự.

Tương tự, trước thông tin một số tài khoản mạng xã hội cho biết bắt gặp hình ảnh N.H.N. đến quán bar ở Tạ Hiện vào tối 3/3 và cho rằng cô gái này về từ vùng có dịch nhưng vẫn di chuyển đến những nơi công cộng trước khi phát bệnh, ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cũng nhanh chóng lên tiếng đính chính thông tin sai lệch.

Bí thư Thành ủy đề nghị công an xử lý các trường hợp tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh.

“An ninh mạng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn. Người dân nên theo dõi thông tin chính thức từ thành phố chứ không nên nghe thông tin thất thiệt”, ông Huệ nêu rõ.

Thông tin thứ tư - “Chính phủ Việt Nam cho biết khi bay về nước từ London, cô đã không đề cập đến chuyến thăm Italy”. Tờ báo Mỹ cũng đã thiếu thông tin quan trọng.

Theo Công an cửa khẩu Nội Bài, N.H.N. sử dụng hộ chiếu Anh để di chuyển đến các nước châu Âu, song khi về nước ngày 2/3, người này lại sử dụng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.

Công an cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ từng trang của hộ chiếu nhưng không phát hiện có con dấu xuất nhập cảnh của Italy. Cùng với việc khai gian tờ khai y tế để vượt qua vòng kiểm dịch của CDC Hà Nội, N. đã được giải quyết nhập cảnh bình thường.

Bên cạnh đó, theo nhiều dân mạng, bài báo của The New Yorker chỉ đề cập đến việc bác của cô bị nhiễm Covid-19 từ cháu, nhưng không cho biết bà có thể không qua khỏi nếu không nhận được sự cứu chữa tận tâm của các bác sĩ Việt Nam.

Có thể nói, hành động của Nga Nguyễn và N.H.N đã gây phẫn nộ vì thành công trong công tác phòng chống dịch của Việt Nam là “công khai minh bạch” nhất là trong vấn đề truy vết dịch tễ cũng như lịch trình di chuyển của người bệnh.

Giữa thời điểm cả nước Việt Nam một lòng chống dịch, những hành dộng của chị em bệnh nhân số 17 khiến người Việt Nam cảm thấy tức giận. Họ là rich kids và giàu có, nhưng tiền bạc không mua được sự tự trọng. Và trong xã hội phát triển ngày nay, sự vô ơn của những con người vốn tự coi mình có địa vị học thức bỗng làm họ trở nên lố bịch. Ai xấu hổ và ô nhục hơn ai?

Đọc thêm:

Video liên quan

Chủ Đề