Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024

Viêm dây thần kinh ngoại biên gây yếu, đau, tê, mất cảm giác tứ chi… Người bệnh cần tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm thần kinh ngoại biên để chủ động ngăn ngừa, xử trí kịp thời.

Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024

Dây thần kinh ngoại biên có khả năng truyền tín hiệu từ tủy sống và não đến các cơ quan đích. Tình trạng viêm có thể xảy ra khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Vậy viêm dây thần kinh ngoại biên là bệnh gì? Triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên hay dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên ra sao?

Viêm dây thần kinh ngoại biên là bệnh gì?

Viêm dây thần kinh ngoại biên hay viêm thần kinh ngoại biên là hệ quả của tổn thương tại dây thần kinh ngoại biên, gây ra chứng đau, tê, yếu, mất cảm giác,… thường biểu hiện ở chân, tay. Bệnh lý này thường được chia thành các loại là viêm đa rễ dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, viêm một hoặc vài dây thần kinh ngoại biên. (1)

Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024
Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra tình trạng yếu, tê, đau, mất cảm giác,… ở tay, chân

Triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh ngoại biên có nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển thông tin từ não bộ hay tủy sống đến những cơ quan, bộ phận còn lại. Cơ thể người có những loại dây thần kinh khác nhau. Do đó, các triệu chứng viêm thần kinh ngoại biên hay dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh ngoại biên nào bị tổn thương. Các loại dây thần kinh ngoại biên trên cơ thể bao gồm: (2)

  • Dây thần kinh cảm giác: Đây loại dây thần kinh chịu trách nhiệm tiếp nhận và truyền tải những thông tin cảm giác như do va chạm ở da, nhiệt độ,…
  • Dây thần kinh vận động: Loại dây thần kinh này sẽ tiếp nhận và chuyển tải các thông tin liên quan hoạt động của cơ bắp trên cơ thể.
  • Dây thần kinh tự động: Chức năng chính của loại dây thần kinh này là tiếp nhận, kiểm soát những hoạt động của huyết áp, nhịp tim, bàng quang, hệ tiêu hóa,…

Dưới đây là những triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên điển hình, người bệnh cần lưu ý nhận biết để kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám, can thiệp chữa trị:

  • Cảm giác đau và tê: Tình trạng đau, tê ở các ngón chân, tay là một trong các triệu chứng khá phổ biến của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Thế nhưng, dấu hiệu này rất dễ bị nhầm với những căn bệnh khác. Khi bị viêm ở dây thần kinh ngoại biên, người bệnh bắt đầu cảm thấy ngứa ran chân và tay. Sau đó, tình trạng tê và mất cảm giác ở ngón chân/tay xuất hiện.
  • Ảnh hưởng đến xương khớp: Người bị viêm thần kinh ngoại biên có thể thấy đau các khớp vai, chân, tay, gặp triệu chứng tê bì như điện giật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, vận động của người bệnh. Nếu không quan tâm, chữa trị triệt để, cơ thể người bệnh sẽ yếu dần, thậm chí dẫn đến liệt trong trường hợp nặng.
  • Ảnh hưởng không nhỏ đến tim mạch và hệ tiêu hóa:
    • Đối với tim mạch: Dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên thường gặp có liên quan đến tim mạch là tình trạng bồi hồi, đau ngực, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu khi đột ngột đứng lên.
    • Đối với hệ tiêu hóa: Người bệnh sẽ luôn thấy no, có biểu hiện ợ nóng, đôi khi còn nôn thức ăn ra ngoài,…

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên khác, điển hình là cảm giác ngứa ngáy, đau nhức toàn thân, tác động đến chức năng của các bộ phận như cơ quan sinh dục, bàng quang,…

Xem thêm: Viêm dây thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa.

Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024
Đau, tê ở các ngón tay có thể là dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên phổ biến

Nguyên nhân bị viêm thần kinh ngoại biên

Hiện có nhiều nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ khác nhau dẫn đến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên, điển hình như: (3)

  • Chấn thương: Chấn thương, tác động trực tiếp lên vùng có dây thần kinh hoặc ở bên ngoài dây thần kinh là nguyên nhân thường gặp, ví dụ như bị tai nạn giao thông, té ngã khi chơi thể thao, vác đồ nặng,… Bên cạnh đó, những vi chấn lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây ra các tổn thương tại dây thần kinh, điển hình là dùng điện thoại, gõ máy tính, sử dụng nạng, cúi gập hoặc ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài.
  • Thai nhi chèn ép: Mẹ bầu cũng có thể dễ bị viêm thần kinh ngoại biên do thai nhi chèn ép.
  • Bệnh lý, nhiễm độc, thiếu dinh dưỡng:
    • Người bị thủy đậu, giang mai, bạch hầu, HIV/AIDS,… dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây bệnh viêm thần kinh ngoại biên.
    • Tình trạng thiếu vitamin B1, B6, B12, E, PP và niacin, nhiễm độc chì hay arsenic,… có thể gây viêm tại dây thần kinh ngoại biên.
    • Tình trạng suy giáp, urê máu cao, ung thư, thoái hóa tinh bột, rối loạn globulin máu, bệnh về mô liên kết, thận, gan, tủy xương,…
    • Các bệnh tự miễn như viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin mạn tính, hội chứng guillain-berre, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
    • Mắc bệnh di truyền như Charcot-Marie-Tooth cũng có thể khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương, viêm.
  • Nghiện rượu, tác dụng phụ của thuốc: Nghiện rượu từ 10 năm trở lên, làm hóa trị, dùng isoniazid cũng có thể là nguyên nhân gây viêm dây thần kinh ngoại biên.
  • Biến chứng của đái tháo đường: Tình trạng dây thần kinh ngoại biên bị viêm có thể là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tiểu đường là bệnh lý nội tiết khó phát hiện, diễn biến thầm lặng, dễ gây ra biến chứng.
  • Vô căn nguyên phát: Một số người bị bệnh viêm thần kinh ngoại biên nhưng không rõ nguyên nhân.
    Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024
    Chấn thương do té ngã có thể dẫn đến bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?

Mặc dù viêm thần kinh ngoại biên không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng triệu chứng của căn bệnh này gây cảm giác khó chịu, đau, tê yếu, sức khỏe bị ảnh hưởng, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không được chữa trị tích cực, bệnh lý này có thể dẫn đến những hệ lụy hay biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

  • Người bệnh dễ bị bỏng, chấn thương: Giảm hay mất cảm giác ở tay chân khi mắc viêm thần kinh ngoại biên có thể khiến người bệnh không thấy đau hoặc không cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ lạnh, nóng. Do đó, người bệnh dễ bị bỏng, chấn thương ngoài da.
  • Tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng: Khi bị mất cảm giác, người bệnh sẽ không chú ý đến những tổn thương trên cơ thể. Về lâu dài, nơi tổn thương có thể bị nhiễm trùng. Người bệnh không nên chủ quan, cần chăm sóc vùng bị thương cẩn thận, tránh gặp tình trạng nhiễm trùng.
  • Mất thăng bằng: Chân, tay mất cảm giác có thể khiến người bệnh không giữ được thăng bằng, dễ té ngã, gặp khó khăn khi đi đứng.
  • Bệnh ngày càng tăng nặng: Không chữa trị kịp thời, đúng đắn sẽ khiến bệnh tăng nặng, người bệnh đối mặt các triệu chứng đau, tê, yếu ngày càng nghiêm trọng.

Cách chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Trước tiên, để chẩn đoán chứng viêm dây thần kinh ngoại biên, bác sĩ sẽ cần khám lâm sàng và xem xét bệnh sử của người bệnh. Dựa vào kết quả đánh giá và triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác bệnh, ví dụ như:

  • Đo điện thần kinh – cơ: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường khi đo tín hiệu thần kinh của cơ thể truyền đến các cơ. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt vào cơ của người bệnh một cây kim nhỏ có gắn đầu dò. Tiếp theo, bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng. Đầu dò trong kim sẽ đo được lượng điện truyền qua cơ. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định liệu có tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên hay không, loại bệnh và mức độ bệnh như thế nào.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được tiến hành để đo lượng đường và vitamin trong máu. Đồng thời, bác sĩ sẽ nhận biết được tuyến giáp của người bệnh có đang hoạt động bình thường hay không. Tùy vào nguyên nhân và diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng thêm các hình thức xét nghiệm máu khác, ví dụ như: Định lượng folate, vitamin B12; Chức năng thận, gan; Các kháng thể đối với thành phần thần kinh C; Đánh giá viêm mạch; Viêm gan C, B, gene di truyền; HIV/AIDS.
  • Sinh thiết dây thần kinh: Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ mô thần kinh mang đi soi dưới kính hiển vi nhằm mục đích kiểm tra những vấn đề bất thường (nếu có).
  • Chọc dò tủy sống: Đây cũng là phương pháp có thể được áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm thần kinh ngoại biên. Khi áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt các điện cực lên da người bệnh. Tiếp đó, điện cực sẽ phát xung một lượng điện cực nhỏ qua các dây thần kinh. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá được các dây thần kinh của người bệnh có đang truyền tín hiệu đúng cách không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI để xem liệu có vật gì đè lên dây thần kinh không, ví dụ như khối u hay đĩa đệm thoát vị.
    Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024
    Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được áp dụng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm thần kinh ngoại biên

Cách điều trị bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Mục đích chung của việc chữa trị chứng viêm thần kinh ngoại biên là làm giảm các cơn đau, giúp các tổn thương phục hồi. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cơ bản gồm có:

  • Điều trị không sử dụng thuốc: Phù hợp với người bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên ở giai đoạn đầu. Lúc này, tổn thương thần kinh vẫn còn ở mức nhẹ. Phương pháp được áp dụng chủ yếu là xung điện kết hợp với chế độ tập luyện, khẩu phần ăn uống khoa học. Người bệnh có thể cải thiện được sức khỏe sau vài liệu trình.
  • Điều trị có sử dụng thuốc: Hình thức chữa trị bằng thuốc sẽ được áp dụng khi hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau thần kinh cơ, tê yếu các chi… Song song với dùng thuốc, người bệnh sẽ được điều trị bằng xung điện hay các máy chuyên dụng khác.

Ngoài ra, việc chữa trị chứng viêm dây thần kinh ngoại biên còn tùy vào tác nhân gây bệnh. Ví dụ như ở trường hợp tiểu đường là nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu để chữa trị hiệu quả hơn. Nếu các bệnh tự miễn là tác nhân gây viêm thần kinh ngoại biên, phương pháp điều trị bằng steroid tiêm tĩnh mạch, immunoglobulin,… có thể được áp dụng. Xạ trị, hóa trị, phẫu thuật cũng sẽ được bác sĩ xem xét chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh là ung thư.

Beệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh gì năm 2024
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để chữa chứng viêm dây thần kinh ngoại biên

Cách phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Để ngăn ngừa bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hiệu quả, mỗi người cần áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Phần lớn trường hợp bị viêm thần kinh ngoại biên là do không điều trị kịp thời một số bệnh nền. Do đó, kiểm soát tốt những bệnh lý nền như tiểu đường, viêm khớp,… là cách hữu ích để phòng ngừa tình trạng viêm ở dây thần kinh ngoại biên.
  • Khi có va đập, chấn thương ở vùng nào đó của cơ thể, cần đi thăm khám để can thiệp chữa trị kịp thời. Những người đã gặp các triệu chứng tê bì, yếu tay chân thì càng không nên chủ quan.
  • Chế độ ăn nên bổ sung những loại thực phẩm có nhiều vitamin B12 như sữa, trứng, cá, ngũ cốc,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn rau xanh, dung nạp đủ protein để giúp thể chất khỏe mạnh.
  • Mỗi người cũng cần hạn chế rượu bia, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, không hút thuốc lá. Cần tránh những hoạt động ảnh hưởng đến các dây thần kinh lặp đi lặp lại hoặc tác động vào cùng một vị trí trên cơ thể.
  • Khi gặp các triệu chứng viêm thần kinh ngoại biên, nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này nếu không được chữa trị sớm, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế thăm khám khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm dây thần kinh ngoại biên (hay viêm thần kinh ngoại biên).