Bao lâu kiểm tra thuốc 1 lần nhà thuốc

Dược sĩ nhà thuốc Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm tái thẩm định nhà thuốc GPP sau 3 năm mở quầy thuốc giúp bạn có thể hiểu hơn và có sự chuẩn bị tốt để đạt được kết quả mong muốn.

Show


Bao lâu kiểm tra thuốc 1 lần nhà thuốc

Bước 1: Mọi người cần làm hồ sơ tái thẩm định trước ngày hết hạn 3 năm của mình xong đem đến trung tâm hành chính để nộp và lệ phí là 1tr đồng. Sau đó là về nhà đợi cuộc điện thoại của sở Y tế sẽ báo ngày thẩm định nha.


Bước 2: Mọi người cần hoàn thành tốt sổ sách ,giấy tờ, liên quan thật tốt.


- Vê sinh quầy thuốc sạch sẽ, sắp xếp thuốc gọn gàng và theo nhóm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng và tủ mỹ phẩm (nếu có) phải riêng biệt.


- Bảng niêm yết giá và chắc chắn là tất cả các thuốc trong quầy phải được dán giá hết.


- Phải có máy nhiệt độ, độ ẩm tự động.


- Phải kết nối mạng (bắt buộc) -về phần mềm thì mới áp dụng thành phố như ở mình thì chưa nha.


- Có ngăn dành riêng cho thuốc quản lý đặc biệt.


- Phải có ô ra lẻ thuốc  riêng biệt đúng qui định.


Bước 3: Nắm một số câu hỏi lý thuyết chuyên ngành. Bạn có thể tham khảo 1 số câu hỏi khi tái thẩm định như:


1. Diện tích tối thiểu nhà thuốc bao nhiêu :

10 m2


2. Nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc :

nhiệt độ giới hạn =<30 độ, độ ẩm =<75 %


3. Nếu độ ẩm cao hơn quy định ta phải làm gì:

Mở quạt cho thông thoáng sẽ giảm bớt độ ẩm.


4. Thế nào là đơn thuốc hợp lệ:

Đơn thuốc đúng mẫu,ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (tên, giới tính, dịa chỉ, chẩn đoán, tên thuốc,ham lương, số lường, cách dùng....ký và ghi rõ họ tên người kê đơn thuốc ), đơn thuốc kê chưa quá 5 ngày...


Nếu đơn trẻ em dưới 72 tháng thì ghi số tháng tuổi và tên bố hoặc mẹ.


5. Nếu gặp đơn k hợp lệ thì xử lý như thế nào?

Báo cho bệnh nhân biết,từ chối bán,nói với bệnh nhân trở lại nơi khám bệnh để bổ sung, sửa lại cho đầy đủ hoặc người bán thuốc trực tiếp liên hệ với Bs kê đơn.


6. Đơn thuốc có giá trị bao lâu :

5 ngày


7.Tủ ra lẻ thuốc dùng để làm gì?

Ra lẻ thuốc trong chai lọ đảm bảo thuốc hợp vệ sinh khi không còn nguyên trong chai lọ ban đầu.


8. Mục đích của bao bì kín dùng để làm gì?

Bảo quản thuốc khỏi bị hư , nhiễm khuẩn khi thuốc k còn nguyên bao bì như ban đầu.


9. Mục đích của nhãn thuốc dùng để làm gì?

Để tránh nhầm lẫn và biết được các thông tin cần thiết như tên thuốc, hàm lượng,cách dùng, liều dùng khi thuốc k còn trong bao bì chính ban đầu.


10. Nếu gặp đơn thuốc cùng hoạt chất mà khác biêt dược tá có được thay thế không?

Chỉ Dược sĩ Đại học mới có quyền thay thế thuốc , phải thay thuốc cùng hoạt chất, cùng dạng bào chế, cùng liều lượng và phải có sự đồng ý của khách hàng.


11. kiểm soát chất lượng thuốc bao lâu 1 lần?

3 tháng 1 lần.


12. Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở ta phải làm gì?

Cho thuốc vào ngăn "chờ xử lý" , báo cho công ty hoặc nhà cung cấp thuốc để thu hồi, báo cho phòng y tế biết để nắm tình hình có thuốc bị thu hồi trên địa bàn.


13. Phân biệt TPCN ( thực phẩm chức năng) và MP ( mỹ phẩm) dựa vào đâu?

Dựa vào số đăng ký, nếu là thuốc số đăng ký sẽ bắt đầu từ chữ VN, VD....,TPCN sẽ có chữ ATTP (an toàn thực phẩm) sau cùng là dãy số đăng ký. Mỹ phẩm thì có chữ : CBMP ( công bố mỹ phẩm) - sau cùng là số đăng ký...


14. Mục đích của việc lên GPP:

Đặt lợi ích của sức khoẻ cộng đồng lên trên hết, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả ( cung cấp chất lượng thuốc tốt kèm tư vấn,hướng dẫn, theo dõi việc dùng thuốc,tham gia tự đièu trị bệnh đơn giản, tránh kháng thuốc, lờn thuốc...)


15. Căn cứ vài đâu để lên GPP?

Căn cứ vào thông tư 46, ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "thực hành tốt nhà thuốc" GPP (là phạm vi điều chỉnh thông tư số 02/2018/TT/BYT quy định lộ trình thực hiẹn nguyên tắc , tiêu chuẩn " thực hành tốt nhà thuốc" GPP, địa bàn và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc)


16. Khi kiểm tra, chấm điểm GPP ta dựa vào đâu?

Dựa vào 09 mục chính trong bảng chấm điểm ( CHECKLIST) , sau đó căn cứ vào các tiêu chí nhỏ mà chấm điểm.


17. Đối với bệnh nhân chúng ta cần phải ...?

Giữ bí mật thông tin , Dược sĩ phụ trách và nhân viên nhà thuốc tuyệt đối k được tiết lộ thông tin bệnh của bệnh nhân với người khác, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng . ( mục này mình thấy có nhiều người k biết nên cứ thoải mái vô tư nói búa xua...)


18. Đào tạo nhân viên gồm các bước...?

-Các văn bản QPPL ( quy phạm pháp luật) về dược.


- các QTTTC ( quy trình thao tác chuẩn) của SOP.


- Quy trình cập nhật sổ sách.


- chuyên môn trong tài liệu hướng dẫn sư dụng thuốc


- Các vấn đề liên quan thực tế tại nhà thuốc như: sắp xếp t, vệ sinh nt,ghi chép nhiệt độ, hạn dùng,độ ẩm ...


19. Năm QTTTC ( quy trình thao tác chuẩn) chính gồm....

- QT ( quy trình) mua thuốc


- QT bán thuốc theo đơn


- QT bán thuốc k theo đơn


- QT kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ.


- QT giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi...


20. TPCN kê toa như thế nào?.

TPCN không được kê toa, bán không cần toa.


21. Nhà thuốc gpp là như thế nào?

Là nhà thuốc đạt những tiêu chuẩn của bộ y tế đưa ra, trên nguyên tắc tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức bằng hoặc cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.


Bao lâu kiểm tra thuốc 1 lần nhà thuốc

Nhà thuốc GPP là gì


22. Quy trình mua thuốc

- Lập kế hoạch mua thuốc


- Lựa chọn nhà cung ứng đủ tiêu chuẩn.


- Đầy đủ HD đỏ


- Có uy tín,có đủ tư cách pháp nhân.


- Thuốc được phep lưu hành.


- Giá cả hợp lý.


- Thuốc phải đạt chat lượng về cảm quan, hạn dùng....=> ghi vào sổ mua thuốc...


23. Quy trình bảo quản và theo dõi chất lương thuốc?

Bảo quản và sắp xếp thuốc theo yêu cầu của nhà sản xuất, tính chất lý hoá của thuốc, FIFO, FEFO...


Định kỳ kiểm tra thuốc 1 quý /lần.


Kiểm tra cảm quan...


Theo dõi số lượng tồn kho 1 tuần /lần.


24. Quy trình bán và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn ?

- Tiếp đón chào hỏi kh


- Kiểm tra đợ thuốc.


- Lựa chọn thuốc.


- Lấy thuốc theo đơn


- Hướng dẫn cách dùng


- Lưu các thông tin và số liệu


- Thu tiền, giao hàng cho khách và cảm ơn khách hàng


25. Quy trình bán và tư vấn sử dụng thuốc k theo đơn?

- Tiếp đón chào hỏi kh


- Tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của kh


- Đưa ra nhưng lời khuyên đối với từng bệnh nhân.


- Lấy thuốc cho kh


- Thu tiền, giao hàng và cảm ơn kh.


26. Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi?

Làm thế nào để biết thuốc thu hồi được mua từ NT mình: từ thông tin ra lẻ thuốc bỏ vào bao bì khi bán thuốc


- Thu hồi : báo Dược sĩ chủ nhà thuốc và Dược sĩ có thẩm quyền thu hồi.


- Xử lý thu hồi : Cảm quan còn tốt > 3 tháng => phân loại => chuyển đúng vị trí .


Nếu hàng k đạt TCCL (tiêu chuẩn chất lượng) hoặc < 3 tháng => tủ xử lý => gắn nhãn thuốc chờ xử lý.


27. Ghi chép nhiệt độ độ ẩm ntn.

- 2 lần 9 và 15h hàng ngày.


28. Vệ sinh nhà thuốc như thế nào?

- Nhân viên hàng ngày vs nhà thuốc từ trong ra ngoài, lau sàn, tủ, dụng cụ ra thuốc, bàn ghế,kệ, vật dụng, bào bì....


- VS nhà thuốc Hàng tuần


- Vs nhà thuốc định kỳ Hàng tháng, từ trên xuống dưới, trong ra ngoài dưới sự chỉ đạo của chủ NT.


29. Anh chị đọc cho tôi 1 loại thuốc có 1 hoặc 2,3,4,5 hoạt chất....

Khi đó các bạn cứ đọc đúng như yêu cầu của họ.


Trên đây là những kinh nghiệm của Dược sĩ nhà thuốc Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Chúc các bạn tái thẩm định GPP thành công.

Các Nhà thuốc mở ra đều muốn hướng tới đạt chuẩn GPP, để việc thẩm định GPP thành công thì việc chuẩn bị rất quan trọng, sau đây là một số câu hỏi thẩm định Nhà thuốc GPP thường gặp như sau:

1. Hồ sơ Nhà thuốc

Dược sĩ Nhà thuốc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ như:

  • Giấy Đăng ký kinh doanh gốc

2. Mô tả công việc của nhân viên

Chuẩn bị sẵn mô tả công việc của nhân viên.

3. Hồ sơ đào tạo?

Với câu hỏi này, Dược sĩ hãy lấy phần đào tạo ra cho đoàn kiểm tra xem, có luôn phần kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo.

4. Quy trình thao tác chuẩn

  • Các phụ lục kèm theo SOP là phụ lục gì?

Trả lời: Thường Có 11 SOP (trong đó có 7 SOP bắt buộc) và phải nắm các phụ lục là các Sổ ví dụ như khi được yêu cầu xem “Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ…” phải biết phụ lục nằm trong SOP nào và lấy Sổ cho Đoàn xem. Đặc biệt lưu ý ” SOP thuốc kiểm soát đặc biệt” và Sổ theo dõi thông tin BN, mẫu báo cáo định kỳ của SOP kiểm soát ĐB.

5. Có được thay đổi thuốc trong đơn hay không? Ai là người có thẩm quyền?

Trả lời: Được, Dược sĩ Đại học có thẩm quyền.

6. Việc thực hành tốt Nhà thuốc hiện tại (Thông tư 02/2018/TT-BYT) khác trước đây điểm nào?

Trả lời: Có thêm phần thuốc kiểm soát đặc biệt, Nhiệt ẩm kế tự ghi, phần mềm kết nối mạng.

7. Đơn thuốc như thế nào là hợp lệ, không hợp lệ?

Trả lời: Theo thông tư 52/2017/TT-BYT, Đầy đủ tên họ, địa chỉ BN, bệnh lý kèm, ghi tên Genegic ( Tên thương mại) vd paracetamol (panadol) 500mg….và bên cạnh đó còn nhiều thứ nữa.

8. Quy chế kê đơn hiện tại thực hiện theo các thông tư nào?

9. Khi có đơn thuốc không hợp lệ thì nhân viên Nhà thuốc phải làm gì?

Trả lời: Dược sĩ điều hành liên hệ với người kê đơn, được quyền từ chối bán.

10. Làm sao phân biệt được thuốc kê đơn, không kê đơn?

Trả lời: Thông tư 07/2017 có kèm danh mục thuốc không kê đơn, các thuốc ngoài danh mục này đều phải kê đơn.

11. Nhiệm vụ Quản lý chuyên môn của Dược sĩ là gì?

Dược sĩ Nhà thuốc có nhiệm vụ:

  • Có mặt tại Nhà thuốc hoặc ủy quyền.
  • Giám sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.
  • Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết.
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
  • Đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn.
  • Tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc.
  • Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế.

12. Nhiệt độ độ ẩm tiêu chuẩn?

Trả lời: Nhiệt độ dưới 30 độ C, độ ẩm dưới 75%.

13. Trong quá trình hoạt động.

 Trong quá trình hoạt động, Nhà thuốc GPP cần đảm bảo:

Về các hồ sơ, giấy tờ:

  • Có hồ sơ, tài liệu hoặc máy tính để theo dõi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân: Tên người kê đơn và cơ sở hành nghề; Đơn thuốc của bệnh nhân có đơn thuốc hoặc bệnh nhân cần lưu ý, đơn thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất, thuốc hướng thần.
  • Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc có uy tín gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, có danh mục các mặt hàng cung ứng, nhà cung cấp uy tín, đảm bảo được lựa chọn.
  • Lưu hóa đơn mua hàng hợp lệ.
  • Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc phải kiểm soát đặc biệt trên sổ sách và thực tế khớp.

Về quá trình mua bán thuốc:

  • Nhân viên nhà thuốc nắm được quy chế kê đơn và biết cách tra cứu danh mục thuốc không kê đơn.
  • Khi bán thuốc, người bán thuốc cần hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, về tình trạng người sử dụng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc
  • Có kiểm tra đơn thuốc trước khi bán. Nếu đơn thuốc không hợp lệ, người bán thuốc có: Hỏi lại người kê đơn, Thông báo cho người mua,Từ chối bán
  • Khi bán thuốc, người bán thuốc cần tư vấn cho người mua: Lựa chọn thuốc phù hợp nhu cầu điều trị và khả năng tài chính. Cách dùng thuốc. Các thông tin về thuốc: Tác dụng phụ, tương tác thuốc, các cảnh báo. Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định.
  • Khi giao thuốc cho người mua, người bán thuốc có kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Nhãn thuốc; Chất lượng thuốc bằng cảm quan; Chủng loại thuốc.

14. Thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) là gì? Mục đích?

  • Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc
  • Nhằm đảm bảo cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

15. Căn cứ thực hiện GPP?

  • Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22.01.2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc

16. Căn cứ chấm điểm GPP?

  • Dựa trên CHECKLIST gồm 9 mục kèm theo TT 02

17. Hãy cho biết về diện tích, nhiệt độ và độ ẩm cần có theo chuẩn GPP của nhà thuốc?

  • Diện tích: tối thiểu 10m2
  • Nhiệt độ: không quá 30 độ C
  • Độ ẩm: không quá 75%
  • (Nếu độ ẩm vượt quá mức quy định phải tiến hành giảm độ ẩm bằng cách thông gió, chất hút ẩm…)

 18. Hãy cho biết cách ghi nhãn đối với bao bì ra lẻ đối với thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo chuẩn GPP?

  • THUỐC KÊ ĐƠN (Rx) THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN (OTC)
  • Tên thuốc Tên thuốc
  • Dạng bào chế Dạng bào chế
  • Nồng độ /Hàm lượng Nồng độ /Hàm lượng
  • Liều dùng
  • Cách dùng
  • Số lần dùng /ngày

19. Các SOP cần thiết đối với nhà thuốc chuẩn GPP

– SOP về mua thuốc và kiểm tra chất lượng (*)

– SOP về bán thuốc kê đơn (*)

– SOP về bán thuốc không kê đơn (*)

– SOP về giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi (*)

– SOP về bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc (*)

– SOP về đào tạo nhân viên nhà thuốc

– SOP về vệ sinh nhà thuốc

– SOP về quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm

– SOP về sắp xếp trình bày

– SOP về theo dõi tác dụng phụ của thuốc

(*): Bắt buộc

20. Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn?

  • Thuốc kê đơn: Theo hướng dẫn số 1571/BYT-KCB
  • (Danh mục 30 thuốc kê đơn)
  • Thuốc không kê đơn: Theo thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03.05.2017 danh mục thuốc không kê đơn
  • (Có 243 hoạt chất)

21. Trong nhóm thuốc kê đơn cần lưu ý gì?

– Nhóm NSAID kê đơn trừ Aspirin 325mg với chỉ định giảm đau hạ sốt kháng viêm thì không kê đơn (nhưng với Aspirin 81mg với chỉ định chống huyết khối phải kê đơn)

Nhóm thuốc nội tiết tố kê đơn trừ thuốc tránh thai không kê đơn

Vaccin và sinh phẩm y tế kê đơn trừ men vi sinh không kê đơn

22. Trong danh mục thuốc không kê đơn cần lưu ý gì?

– Một số phối hợp với Pseudoephedrin, Ephedrin, Codein… phải kê trong sổ theo dõi

– Một số thuốc giới hạn ngày sử dụng (Omeprazol ≤14 ngày, Ranitidin ≤15 ngày…)

23. Nếu gặp đơn thuốc không hợp lệ thì phải làm sao?

– Hỏi lại người kê đơn (liên hệ trực tiếp với người kê đơn hoặc nói bệnh nhân trở lại nơi đã khám để sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ)

– Thông báo cho bệnh nhân biết

– Từ chối bán

24. Đơn thuốc hợp lệ khi nào?

– Đơn thuốc đúng mẫu Thông tư

– Ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (Tên – Địa chỉ – Chẩn đoán – Tên thuốc – Dạng bào chế – Nồng độ/Hàm lượng – Số lượng – Cách dùng… Ký và ghi rõ họ tên người kê đơn)

– Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì ghi số tháng tuổi và họ tên cha hoặc mẹ

– Đơn thuốc được kê chưa quá 5 ngày

25. Khi giao thuốc cho khách phải đối chiếu các thông tin gì?

  • Nhãn thuốc – Chủng loại thuốc – Số lượng thuốc – Hạn dùng – Chất lượng thuốc bằng cảm quan

26. Cách sắp xếp thuốc như thế nào?

  • Theo khu vực: Kê đơn – Không kê đơn – Thực phẩm chức năng…
  • Theo tác dụng Dược lý và điều kiện bảo quản ghi trên nhãn
  • Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy tránh nhầm lẫn
  • FIFO (Thuốc nhập trước xuất trước), FEFO (Thuốc hạn dùng ngắn xuất trước)

27. Thuốc cận hàng dùng là như thế nào?

  • Có hạn dùng ≤ 6 tháng (Phải kiểm soát và ghi sổ hàng tháng)

28.  Bao nhiêu lâu kiểm tra chất lượng thuốc 1 lần? Kiểm tra như thế nào?

– Kiểm tra đột xuất và định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần

– Kiểm tra 100% thuốc có tại nhà thuốc, chú ý:

+ Các thuốc cận hạn

+ Thuốc dễ biến đổi chất lượng: Vitamin C, Aspirin, Thuốc nhỏ mắt, Dịch truyền…

29. Cách xử lý với bệnh nhân dị ứng thuốc?

  • Ngừng ngay thuốc đang sử dụng
  • Chuyển đến cơ sở y tế phù hợp để xử lý
  • Phối hợp với y tế địa phương làm báo cáo có hại của thuốc

30. Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc phải thu hồi

  • Tiếp nhận và lưu thông tin hoặc lưu các thông báo
  • Thu hồi và lập hồ sơ thu hồi, kiểm kê
  • Thông báo thu hồi cho khách hàng (đối với thuốc phải kê đơn)
  • Trả lại nơi mua hoặc hủy đúng quy định
  • Báo cáo các cấp
  • Lưu trữ vào sổ theo dõi

31. Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở ta phải làm gì?

  • Cho thuốc vào ngăn “chờ xử lý” , báo cho công ty hoặc nhà cung cấp thuốc để thu hồi, báo cho phòng y tế biết để nắm tình hình có thuốc bị thu hồi trên địa bàn

32. Tủ biệt trữ dùng để làm gì?

  • Để các thuốc hư hỏng vỡ, thuốc thu hồi, thuốc hết hạn dùng… và chờ quyết định xử lý

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Thuocsi.vn. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

NGUỒN: Sưu tầm.