Báo cáo tự đánh giá thcs theo thông tư 18 năm 2024

Trong thời gian vừa qua, trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung có nhiều sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng và hiệu quả hoạt động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm và cố gắng của cả tập thể cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của ngành giáo dục và sự quan tâm phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học mà nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế-xã hội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực, nhiệt tình, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, tập thể đoàn kết tốt, mỗi thầy cô giáo luôn phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phấn đấu nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, thực hiện tốt hoạt động dạy-học và các hoạt động giáo dục học sinh.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU PHÚ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH THẠNH TRUNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

AN GIANG - 2022

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH THẠNH TRUNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký Nguyễn Thanh Hùng Hiệu trưởng Chủ tịch Võ Minh Triết Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch Dương Thanh Phong Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch Châu Trần Tân Quốc Thư ký Hội đồng trường Thư ký Huỳnh Thanh Sơn Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Ủy viên hội đồng Nguyễn Thái Bình Giáo viên Ủy viên hội đồng Lê Thị Bích Ngọc Tổ trưởng tổ Toán-Tin Ủy viên hội đồng Phạm Minh Hiếu Giáo viên Ủy viên hội đồng Đỗ Viết Hùng Tổ trưởng Tổ Ngữ văn-KTPV Ủy viên hội đồng Châu Thị Huỳnh Mai Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ Ủy viên hội đồng Trịnh Công Vĩnh Tổ trưởng tổ KHXH Ủy viên hội đồng Huỳnh Thảo Bích Tổ trưởng tổ TDTT-Nhạc-MT Ủy viên hội đồng Nguyễn Thị Phương Mai Giáo viên Ủy viên hội đồng Bùi Thị Huỳnh Hương Tổ phó tổ KHTN Ủy viên hội đồng Phạm Thị Thanh Loan Tổ phó tổ Ngữ văn Ủy viên hội đồng Lê Thị Ngọc Bích Nhân viên Kế toán Ủy viên hội đồng Dương Hồ Vũ Tổng phụ trách Đội Ủy viên hội đồng

AN GIANG - 2022

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang Mục lục 1 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4 Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 7 Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 12 B. TỰ ĐÁNH GIÁ 14 I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 14 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 14 Mở đầu 14 Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường 14 Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác 16 Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường 18 Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 20 Tiêu chí 1.5: Lớp học 22 Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 23 Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên 26 Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 27 Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 29 Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học 30 Kết luận về tiêu chuẩn 1 32 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 33 Mở đầu 33 Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 33 Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên 35 Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên 38 Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh 39 Kết luận về tiêu chuẩn 2 41 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 42 Mở đầu 42 Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập 42 Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập 44 Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị 45 Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 47 Tiêu chí 3.5: Thiết bị 48 Tiêu chí 3.6: Thư viện 50 Kết luận về tiêu chuẩn 3 52 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 52 Mở đầu 52 Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh 52 Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường 54 Kết luận về tiêu chuẩn 4 56 Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục 57 Mở đầu 57 Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 57 Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện 60 Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định 62 Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 63 Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh 65 Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục 67 Kết luận về tiêu chuẩn 5 71 II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4 72 Tiêu chí 1 72 Tiêu chí 2 73 Tiêu chí 3 74 Tiêu chí 4 74 Tiêu chí 5 75 Tiêu chí 6 76 Kết luận 76 Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 77 Phần IV. PHỤ LỤC (Danh mục mã minh chứng)

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đánh giá 1.1. Đánh giá tiêu chí mức 1, 2 và 3

Tiêu chuẩn, tiêu chí Kết quả Không đạt Đạt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1.1 x x Tiêu chí 1.2 x x - Tiêu chí 1.3 x x x Tiêu chí 1.4 x x x Tiêu chí 1.5 x x x Tiêu chí 1.6 x x Tiêu chí 1.7 x x - Tiêu chí 1.8 x x - Tiêu chí 1.9 x x - Tiêu chí 1.10 x x - Tiêu chuẩn 2 Tiêu chí 2.1 x x x Tiêu chí 2.2 x x x Tiêu chí 2.3 x x x Tiêu chí 2.4 x x x Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 3.1 x x x Tiêu chí 3.2 x x x Tiêu chí 3.3 x x x Tiêu chí 3.4 x x - Tiêu chí 3.5 x x x Tiêu chí 3.6 x x Tiêu chuẩn 4 Tiêu chí 4.1 x x x Tiêu chí 4.2 x x x Tiêu chuẩn 5 Tiêu chí 5.1 x x x Tiêu chí 5.2 x x x Tiêu chí 5.3 x x - Tiêu chí 5.4 x x - Tiêu chí 5.5 x x x Tiêu chí 5.6 x x

Kết quả: đạt mức 2. 1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Tiêu chí Kết quả Ghi chú Đạt Không đạt 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x

Kết quả: không đạt mức 4. 2. Kết luận: Đạt mức 2.

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU Tên trường: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH THẠNH TRUNG Tên trước đây: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH THẠNH TRUNG Cơ quan chủ quản: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ

Tỉnh An Giang Họ và tên hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hùng Huyện Châu Phú Điện thoại 02963.688 389 Xã/Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung Fax Đạt CQG x Website thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) 1994 Số điểm trường 1 Công lập Loại hình khác Tư thục Thuộc vùng khó khăn Trường chuyên biệt Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Trường liên kết với nước ngoài

1. Số lớp học

Số lớp học Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021- 2022 Khối 6 10 9 9 10 9 Khối 7 9 10 9 9 10 Khối 8 7 8 8 9 9 Khối 9 7 7 7 8 9 Cộng 33 34 33 36 37

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT Số liệu Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021- 2022 I Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập 21 20 19 23 36 1 Phòng học 18 17 17 18 20 a Phòng kiên cố 18 17 17 18 20 b Phòng bán kiên cố c Phòng tạm 2 Phòng học bộ môn 3 3 2 2 11 a Phòng kiên cố 9 b Phòng bán kiên cố 3 3 2 c Phòng tạm 2 2 3 Khối phục vụ học tập 0 0 0 3 5 a Phòng kiên cố 3 5 b Phòng bán kiên cố c Phòng tạm II Khối phòng hành chính - quản trị 2 1 1 4 6 1 Phòng kiên cố 2 1 1 4 6 2 Phòng bán kiên cố 3 Phòng tạm III Thư viện 1 1 1 1 1 IV Các công trình, khối phòng chức năng khác (nếu có) 2 2 2 2 2 . Phòng kiên cố 2 2 Phòng bán kiên cố 1 1 1 Phòng tạm 1 1 1 0 Cộng 26 24 23 30 45

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

  1. Số liệu tại thời điểm TĐG:

Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Hiệu trưởng 1 1 Phó hiệu trưởng 2 2 Giáo viên 68 38 2 65 1 Nhân viên 7 4 5 2 Cộng 78 42 2 73 3

  1. Số liệu của 5 năm gần đây:

TT Số liệu Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021- 2022 1 Tổng số giáo viên 64 66 67 68 68 2 Tỉ lệ giáo viên/lớp 1,94 1,94 2,03 1,89 1,84 3 Tỉ lệ giáo viên/học sinh 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 4 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên 10 10 5 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên (nếu có) 0 2 6 Tổng số giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện 8 3 14 11 24 7 Tổng số giáo viên có đồ dùng dạy học đạt giải cấp huyện 5 4 6 4 7

4. Học sinh

  1. Số liệu chung

TT Số liệu Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021 2022 Ghi chú

1

Tổng số học sinh 1267 1322 1325 1418 1374 - Nữ 653 684 695 714 664 - Dân tộc thiểu số 0 0 1 10 4 - Khối lớp 6 407 381 407 440 338 - Khối lớp 7 320 363 353 370 389 - Khối lớp 8 290 301 302 325 345 - Khối lớp 9 250 277 263 283 302 2 Tổng số tuyển mới 400 381 378 437 331 3 Học 2 buổi/ngày 0 0 0 0 0 4 Bán trú 0 0 0 0 0 5 Nội trú 0 0 0 0 0 6 Bình quân số học sinh/lớp học 38 38 41 39 37 7 Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi 1241/1267 (97,94%) 1229/1322 (92,96%) 1263/1325 (95,32%) 1260/1418 (88,85%) 1239/1374 (90,17%) - Nữ 641/653 (98,16%) 650/684 (95,02%) 633/695 (91,07%) 658/714 (92,16%) 621/664 (93,52%) - Dân tộc thiểu số 0 0 0 6/10 (60%) 4/4 (100%) 8 Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh (nếu có) 14/1 14/2 29/0 22/2 16/1 9 Tổng số học sinh giỏi quốc gia (nếu có) 0 0 0 0 0 10 Tổng số học sinh thuộc đối tượng chính sách 126 114 121 119 99 - Nữ 75 57 57 57 42 - Dân tộc thiểu số 0 0 0 11 Tổng số học sinh (trẻ em) có hoàn cảnh đặc biệt 0 0 0 0 0 ... Các số liệu khác (nếu có) 0 0 0 0 0

  1. Kết quả giáo dục

Số liệu Năm học 2017- 2018 Năm học 2018- 2019 Năm học 2019- 2020 Năm học 2020- 2021 Năm học 2021- 2022 Ghi chú Tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi 28,81 25,81 35,16 29,73 30,19 Tỉ lệ học sinh xếp loại khá 31,51 29,07 38,92 35,78 40,70 Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém 4,91 13,02 1,25 3,53 0,16 Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt 90,34 82,33 91,93 90,86 96,42 Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá 9,25 16,59 6,97 8,93 3,04 Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình 0,41 1,09 1,10 0,22 0,54

Phần II TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tình hình chung của nhà trường Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung được thành lập từ năm 1972 với tên gọi là trường Trung học Vĩnh Thạnh Trung. Sau 30/4/1975, trường được đổi tên là trường Trường Phổ thông cơ sở “A” Vĩnh Thạnh Trung, trường có học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 9. Năm 1994, trường được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đổi tên thành trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung theo Quyết định số 293/QĐ-UB ngày 19/5/1994. Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung thuộc vùng nông thôn, tọa lạc tại khóm Vĩnh Hưng, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, trường có tổng diện tích đất 13.895m2, là địa bàn nông thôn nhưng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi hơn các địa bàn khác trong huyện. Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung được xếp vào đô thị loại 5 và được công nhận thị trấn vào tháng 02/2021. Năm 2018, Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới. Năm 2007, Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung là một trong 3 trường đầu tiên của tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy được công nhận đạt chuẩn quốc gia sớm hơn các trường khác trong tỉnh nhưng cơ sở vật chất còn rất nhiều thiếu thốn, xây dựng không đồng bộ, diện tích đất manh mún, cảnh quan thiếu vẻ mỹ quan. Khi được công nhận, trường chỉ có 27 phòng học không có phòng làm việc, phòng phục vụ, do vậy trường sử dụng 11 phòng học để làm các phòng phục vụ và các phòng chức năng. Trường có Chi bộ Đảng với 40 đảng viên đang sinh hoạt, trong những năm qua, Chi bộ Đảng của trường luôn giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Hằng năm, Chi bộ đều được Đảng bộ thị trấn Vĩnh Thạnh Trung công nhận là Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chức Công đoàn tích cực phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo được sự đoàn kết gắn bó trong nội bộ cơ quan, Công đoàn thực sự là nơi để mọi người gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình. Tổ chức Công đoàn tích cực tổ chức tuyên truyền cho lực lượng viên chức hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành. Tích cực vận động mọi người học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát huy tốt vai trò của mình trong công tác xây dựng được nền nếp, kỷ cương cho đội viên, tổ chức được nhiều hoạt động, nhiều sân chơi thu hút được các em học sinh tham gia. Trong các năm học vừa qua, trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nhà trường đã từng bước khẳng định được chất lượng của mình trong toàn huyện. Đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều cán bộ giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Qua các hội thi dành cho giáo viên, nhà trường đều có giáo viên tham gia và đạt thành tích cao. Hằng năm, trường đều có học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực và các môn học văn hóa và được xếp vào tốp đầu của huyện. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hằng năm đạt từ 100%, chất lượng giáo dục đại trà luôn được giữ vững. Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được chú trọng. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể dục thể thao, văn hóa-văn nghệ, phong trào làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi có hiệu quả ngày càng cao góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Công tác huy động học sinh đến trường đầu năm luôn luôn đạt chỉ tiêu đề ra, công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở luôn duy trì và giữ vững tỉ lệ đạt chuẩn theo quy định và từng bước đạt mức chuẩn theo các tiêu chí nông thôn mới. Nhà trường luôn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”…Quy chế dân chủ cơ sở được quan tâm thực hiện có hiệu quả, xây dựng được tập thể nhà trường có tinh thần đoàn kết tốt. Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung là trường hạng I, năm học 2021-2022 nhà trường có 1374 học sinh với 37 lớp, đội ngũ viên chức và người lao động có 78 người, tỉ lệ nhân sự có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đạt trên 97,43% (trong đó có 01 GV đạt trình độ Thạc sĩ). Khuôn viên nhà trường riêng biệt, rộng rãi, thoáng mát sạch đẹp, có hàng rào bảo vệ bảo đảm được an toàn, an ninh trật tự, nhà trường có diện tích mặt bằng đủ sử dụng theo quy định (13.895m2). Khó khăn nhất của nhà trường hiện nay là cơ sở vật chất không đảm bảo được yêu cầu, không có đầy đủ các phòng học bộ môn theo quy định. Ngoài ra, tình trạng học sinh bỏ học còn khá nhiều, nhận thức về giáo dục của một bộ phận người dân chưa sâu sắc; học sinh thiếu động cơ học tập nên có thái độ học tập không nghiêm túc làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. 2. Mục đích tự đánh giá Mục đích tự đánh giá của trường là xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất… Từ đó, thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của trường, đồng thời cũng là cơ sở giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá, công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở mức độ cao hơn. 3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá Theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, nhà trường thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm có 17 thành viên theo Quyết định số 47/QĐ-THCSVTT ngày 22 tháng 3 năm 2022. Căn cứ quyết định thành lập, Hội đồng kiểm định tiến hành xây dựng Kế hoạch tự đánh giá số 48/KH-THCSVTT ngày 22 tháng 3 năm 2022 đồng thời tổ chức tập huấn cho các thành viên chính thức và các thành viên khác có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ tự đánh giá theo phân công. Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu và ý nghĩa của công việc. Qua công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng, nhà trường thấy được thực trạng điểm mạnh cần được tiếp tục phát huy, điểm yếu của trường cần được khẩn trương và quyết tâm khắc phục, xác định được mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để từ đó từng bước phấn đấu, có biện pháp cải tiến chất lượng nâng cao hiệu quả giáo dục về mọi mặt. Quá trình tự đánh giá đã được thực hiện đúng hướng dẫn, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai và khoa học. Hội đồng tự đánh giá đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên thực hiện các tiêu chí. Để đảm bảo tính trung thực trong báo cáo, nhà trường đã thu thập các minh chứng chính xác, đó là những minh chứng cho thấy các hoạt động của nhà trường, sự phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong những năm qua. Bản báo cáo là công trình khoa học, tập trung trí tuệ và công sức cao của tập thể, là nền tảng để nhà trường làm cơ sở phấn đấu trong những năm tiếp theo.

  1. TỰ ĐÁNH GIÁ
  2. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Mở đầu: Tổ chức và quản lý nhà trường là một nhiệm vụ có tính quyết định cho sự phát triển của nhà trường. Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung có cơ cấu tổ chức bộ máy trường, lớp theo quy định, có đầy đủ các khối lớp. Tổ chức bộ máy nhà trường bảo đảm được các vị trí việc làm, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ chuyên môn theo quy định. Các đoàn thể hoạt động có hệ thống và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường Mức 1
  3. Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
  4. Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Mức 2 Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển. Mức 3 Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nội dung kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, phù hợp với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương [H1-1.1-01]. - Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025 của trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Phú phê duyệt theo Quyết định số 81/QĐ-PGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2022 [H1-1.1-02]. - Nội dung Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020– 2025 được công bố công khai đồng thời đăng tải trên website của nhà trường (https://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn) [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04]. Mức 2 Hội đồng trường tiến hành rà soát đánh giá tình hình thực hiện nội dung của kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 và điều chỉnh cập nhật lại cho giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến 2030. Việc cập nhật thông tin khá đầy đủ và kịp thời, công tác kiểm tra tiến trình thực hiện khá tốt [H1-1.1-01]. Mức 3 Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên trong Hội đồng trường, của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Mỗi đầu năm học, nhà trường tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển cho phù hợp với quy định của ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, nhà trường chưa tổ chức đánh giá cập nhật thường theo mỗi quý hoặc giữa năm. [H1-1.1-01]. 2. Điểm mạnh Nhà trường xây dựng được phương hướng, kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học và phù hợp định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Kế hoạch chiến lược phát triển xác định rõ mục tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, được sự đồng tình của toàn thể lực lượng trong và ngoài nhà trường. 3. Điểm yếu Việc rà soát đánh giá kế hoạch chiến lược của nhà trường theo định kỳ mỗi năm chưa thường xuyên. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Định kỳ mỗi năm học, Hội đồng trường tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược; tổ chức kiểm tra, phân công theo dõi, giám sát tiến trình thực hiện. Đồng thời tổ chức cập nhật thông tin, bổ sung những chủ trương mới của địa phương cho phù hợp với tình hình của nhà trường đảm bảo cho kế hoạch chiến lược phát triển thực hiện đúng định hướng đã đặt ra. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác Mức 1
  6. Được thành lập theo quy định;
  7. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
  8. Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá. Mức 2 Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường có đầy đủ các Hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và các hội đồng tư vấn khác như: Hội đồng chấm chọn sáng kiến kinh nghiệm, Hội đồng chấm chọn đồ dùng dạy học, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, Hội đồng chấm thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6, Hội đồng thi học sinh giỏi cấp trường, Hội đồng xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, Hội đồng xét thuyên chuyển; Hội đồng xét nâng lương trước hạn… [H1-1.2-01]; [H1-1.2-02]; [H1-1.2-03]; [H1-1.2-04]. - Các Hội đồng được thành lập đều thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công theo quy định của Điều 20 và 21 của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định khác của pháp luật [H1-1.2-05]. - Hoạt động của các hội đồng được tổ chức thực hiện theo định kỳ và có rà soát điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị [H1-1.2-05]. Mức 2 Tất cả các hội đồng được thành lập trong nhà trường đều thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì khối đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, nội dung hoạt động của Hội đồng trường chưa nhiều mà chủ yếu gắn ghép theo các hoạt động của hội đồng sư phạm nhà trường [H1-1.2-05]; [H1-1.2-06]. 2. Điểm mạnh Thành lập đầy đủ các hội đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động của nhà trường theo đúng quy định; các hội đồng thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; có cập nhật thường xuyên và tổ chức rà soát điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của đơn vị được nâng lên rõ nét. 3. Điểm yếu Nội dung hoạt động của Hội đồng trường chưa nhiều, chủ yếu gắn với hoạt động của Hội đồng sư phạm nhà trường. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong mỗi năm, tiếp tục rà soát điều chỉnh các hoạt động của các hội đồng trong nhà trường; tổ chức phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao, định hướng giao chỉ tiêu phấn đấu cần phải đạt được trong năm học, lãnh đạo nhà trường tích cực xây dựng các quy chế hoạt động và triển khai thực hiện kể từ năm học 2022 – 2023. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường Mức 1
  9. Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
  10. Hoạt động theo quy định;
  11. Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá. Mức 2
  12. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  13. Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường. Mức 3
  14. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  15. Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường có tổ chức Công đoàn cơ sở với 78 đoàn viên, Ban chấp hành Công đoàn có 5 người theo quy định, Chủ tịch Công đoàn là Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm theo quy định của cấp ủy Đảng. Chi đoàn giáo viên của trường gồm 08 đoàn viên. Trường có tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có 37 chi đội với 1374 đội viên. Ngoài ra, trong nhà trường còn có tổ chức Ban đại diện Cha mẹ học sinh có 5 thành viên thường trực đại diện cho phụ huynh học sinh của 37 lớp, có tổ chức Chi hội khuyến học với 78 thành viên là toàn thể viên chức nhà trường [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02]; [H1-1.3-03]; [H1-1.3-04]; [H1-1.3-05]. - Các tổ chức đoàn thể có trong nhà trường đều hoạt động đúng quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức đó. Tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức; vận động đoàn viên công đoàn tham gia phong trào thi đua; phát triển công đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Chi đoàn giáo viên hoạt động theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên giáo viên; Tổ chức Đội hoạt động theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [H1-1.3-06]; [H1-1.3-07]; [H1-1.3-08]. - Hằng năm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều tổ chức tổng kết rà soát, đánh giá tình hình và đề xuất phương hướng hoạt động cho năm học mới [H1-1.3-09]; [H1-1.3-10]; [H1-1.3-11]. Mức 2 - Nhà trường có Chi bộ với 40 đảng viên đang sinh hoạt (1 đảng viên dự bị), các đảng viên được chia thành 4 tổ đảng để sinh hoạt theo chuyên môn. Ban Chi ủy gồm có 5 người gồm có Bí thư, Phó bí thư và 3 Chi ủy viên. Trong 05 năm liên tiếp chi bộ đều được cấp ủy Đảng đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ [H1-1.3-12]; [H1-1.3-13]. - Các tổ chức đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động của đơn vị, cụ thể là: xây dựng quỹ tương trợ; vận động đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo; thực hiện tốt phong trào “Cổng trường an toàn giao thông”; thực hiện công trình măng non “Góc học tập vì bạn nghèo”; xây dựng được nhiều mô hình hay như phong trào nuôi heo đất tiết kiệm (bình quân hằng năm thực hiện được hơn 100 triệu đồng), phong trào kế hoạch nhỏ (thu được hơn 5 triệu đồng/năm), phong trào thi kể chuyện về Bác Hồ…. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động như: vận động tiền của xây dựng hàng rào kiên cố; tặng tập, xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức Chi hội khuyến học hoạt động tích cực, thường xuyên phối hợp với hội Khuyến học huyện xét cấp học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, khen tặng cho học sinh vượt khó học giỏi, khen tặng cho giáo viên có thành tích nổi bật trong các phong trào với tiền mỗi năm hơn 30 triệu đồng. Hoạt động của Chi đoàn giáo viên chưa có chất lượng do lực lượng mỏng và hầu hết đều lớn tuổi hoặc là đảng viên còn trong tuổi đoàn [H1-1.3-11]; [H1-1.3-14]; [H1-1.3-15]; [H1-1.3-16]; [H1-1.3-17]; [H1-1.3-18]. Mức 3 - Trong 5 năm liên tiếp Chi bộ nhà trường đều được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ [H1-1.3-13]. - Tổ chức Công Đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả được công đoàn ngành công nhận Công đoàn vững mạnh nhiều năm liền. Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động rất tích cực được Tỉnh đoàn và Trung ương đoàn khen tặng nhiều bằng khen và giấy khen. Tổ chức Chi hội khuyến học hoạt động rất hiệu quả, phối hợp với Hội Khuyến học của huyện tặng quà tiếp bước đến trường hằng năm [H1-1.3-19]; [H1-1.3-20]; [H1-1.3-21]. 2. Điểm mạnh Các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ, hoạt động có hiệu quả cao, có nhiều đóng góp tích cực cho đơn vị, đạt nhiều thành tích và được các tổ chức cấp trên khen tặng. Tổ chức Chi bộ Đảng luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3. Điểm yếu

Chi đoàn giáo viên hoạt động chưa có chiều sâu, chưa có nhiều nội dung để thu hút đoàn viên tham gia vào các phong trào.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ, tập trung phát huy vai trò hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở để chăm lo đời sống cho viên chức và người lao động. Chi bộ quan tâm lãnh đạo tổ chức Chi đoàn giáo viên thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng của hoạt động đoàn, thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát hoạt động, đưa nội dung thực hiện nhiệm vụ của đoàn viên vào kiểm tra chấp hành đối với đảng viên còn nằm trong tuổi đoàn. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng Mức 1

  1. Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
  2. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
  3. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Mức 2
  4. Hàng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất một chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
  5. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh. Mức 3
  6. Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;
  7. Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Năm học 2021 – 2022 Trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung có 37 lớp thuộc trường loại I nên trường được biên chế 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng. Các chức danh Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều được Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02]. - Trong năm học 2021 – 2022, nhà trường có 06 tổ chuyên môn gồm tổ Ngữ văn, tổ Toán-Tin, tổ Khoa học tự nhiên, tổ Khoa học xã hội, tổ Ngoại ngữ, tổ Thể dục-Âm nhạc-Mỹ thuật và 01 tổ Văn phòng, mỗi tổ có 01 tổ trưởng. Đối với tổ chuyên môn có từ 7 giáo viên trở lên thì có thêm 01 tổ phó (Tổ Toán-Tin và tổ Ngữ văn, Tổ Khoa học tự nhiên, tổ Thể dục-Nhạc-Mỹ thuật). Các tổ trưởng và tổ phó các tổ chuyên môn đều được Hiệu trưởng ra quyết định phân công kiêm nhiệm chức vụ theo từng năm học [H1-1.4-03]. - Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường, các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng đều xây dựng được kế hoạch hoạt động cho từng năm học theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tổ Văn phòng chưa có nhiều cải tiến, hiệu quả hoạt động còn thấp [H1-1.4-04]. Mức 2 - Trong từng năm học, các tổ chuyên môn đều xây dựng được nhiều chuyên đề (02 chuyên đề/học kỳ) có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục theo bộ môn [H1-1.4-05]. - Trong sinh hoạt định kỳ hàng tháng/học kỳ, các tổ chuyên môn đều thực hiện tốt công tác đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công, đề ra phương hướng công việc trong thời gian tới và điều chỉnh kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo tình hình thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của tổ văn phòng chưa cao, năng lực công tác của tổ trưởng còn yếu [H1-1.4-06]. Mức 3 - Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng có nhiều thành tích đóng góp cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường, tích cực xây dựng nền nếp của tổ, nâng cao chất lượng hoạt động mũi nhọn, tăng cường công tác xây dựng đội ngũ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị trong các năm học [H1-1.4-07]. - Các tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn như bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, định hướng học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tích hợp kiến thức liên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian vừa qua [H1-1.4-08]. 2. Điểm mạnh Nhà trường cơ cấu Ban giám hiệu đúng, đủ số lượng theo quy định, có đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức đúng theo Điều lệ trường phổ thông, trong công việc được giao các tổ có nhiều đóng góp cho trường để nâng cao chất lượng các hoạt động của đơn vị. Ngoài ra các tổ chuyên môn đều thực hiện được nhiều chuyên đề có hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị trong thời gian qua. 3. Điểm yếu Hoạt động của tổ Văn phòng chưa có chiều sâu, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của mỗi bộ phận chưa mang lại hiệu quả cao. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong từng năm học, tùy theo tình hình cụ thể, nhà trường xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều chuyên đề về nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục nhất là các hoạt động mũi nhọn cần phải đầu tư có chiều sâu để các tổ chuyên môn và tổ văn phòng tăng cường thực hiện cải tiến công việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của tổ văn phòng, chỉ đạo chặt chẽ công tác chuyên môn để các bộ phận phụ trách xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 1.5: Lớp học Mức 1
  8. Có đủ các lớp của cấp học;
  9. Học sinh được tổ chức theo lớp học; lớp học được tổ chức theo quy định;
  10. Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ. Mức 2 Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định. Mức 3 Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 37 lớp với đủ 4 khối lớp, cụ thể: khối 6 có 09 lớp, khối 7 có 10 lớp, khối 8 có 09 lớp, khối 9 có 09 lớp [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02]. - Năm học 2021 – 2022, nhà trường có 1374 học sinh, cụ thể: khối 6 có 338 em; khối 7 có 389 em; khối 8 có 345 em; khối 9 có 302 em được bố trí ở 37 lớp Mỗi lớp học có bầu cử Ban cán sự lớp gồm lớp trưởng, các lớp phó, cờ đỏ.... Các em học sinh được chia thành nhiều tổ nhỏ (không quá 6 tổ), mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó. Trong mỗi tổ có chia thành các nhóm nhỏ để các em giúp đỡ nhau trong học tập [H1-1.5-01]; [H1-1.5-03]. - Các hoạt động của lớp được nhà trường định hướng nhiều hơn vai trò tự quản của các em, trong tiết sinh hoạt lớp, thành phần cốt cán chủ trì buổi sinh hoạt là các em trong Ban cán sự của lớp. Giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ điều hành, giúp đỡ các em giải quyết các khó khăn và nêu các định hướng của nhà trường trong tuần mới. Các Ban cán sự lớp được các em trong lớp bầu cử trong đầu năm học và có điều chỉnh trong thời gian các em học tập tại trường. Cuối học kỳ và cuối năm các em tự đánh giá được hạnh kiểm của mình và của các bạn trong lớp. Các công việc có liên quan đến các em học sinh trong lớp đều được thống nhất bàn bạc dân chủ, bảo đảm được quyền của các em. Tuy nhiên, một số Ban cán sự lớp có kỹ năng điều hành còn yếu, rụt rè trước tập thể [H1-1.5-04]; [H1-1.5-06]. Mức 2 Trong năm học 2021 – 2022 và các năm học trước, mỗi năm học của trường có không quá 45 lớp học, sĩ số học sinh bình quân trên lớp 40 em (năm học 2021 – 2022 có sĩ số học sinh/lớp bình quân là 37,13 em) [H1-1.5-01]. Mức 3 Nhà trường có 37 lớp học, số học sinh bình quân trên lớp từ 37 đến 38 em đảm bảo đúng quy định [H1-1.5-05]. 2. Điểm mạnh Nhà trường có đủ các lớp của cấp học trung học cơ sở, học sinh được bố trí thành các lớp học, có cơ cấu tổ chức lớp học theo quy định, số học sinh trên mỗi lớp được bố trí đúng theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Các hoạt động của các em học sinh trên lớp đều bảo đảm được quyền của các em, các em học sinh thực hiện tốt hoạt động sinh hoạt tự quản trong các tiết sinh hoạt lớp trên tinh thần dân chủ. 3. Điểm yếu Một số Ban cán sự lớp có kỹ năng điều hành còn yếu, rụt rè trước tập thể. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, hiệu trưởng xem xét, sắp xếp lại các phòng để bố trí thêm các phòng học nhằm giảm sĩ số học sinh trên lớp. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

  1. Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
  2. Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
  3. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục. Mức 2
  4. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
  5. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán. Mức 3 Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường có đầy đủ hồ sơ sổ sách quản lý hành chính, các loại hồ sơ quản lý tài chính, tài sản, theo dõi thực hiện thu chi ngân sách được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định. Có tủ chứa hồ sơ lưu, đóng gói cẩn thận theo từng năm tài chính, ghi nhãn đầy đủ cho mỗi loại hồ sơ, các loại hồ sơ sổ sách được sắp xếp ngăn nắp dễ tìm, dễ sử dụng khi cần thiết [H1-1.6-01]. - Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính Phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, hàng năm nhà trường đều có lập dự toán thu chi từ nguồn kinh phí được giao sử dụng trong năm. Cuối mỗi năm đều thực hiện báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, tài sản, tổ chức kiểm kê tài sản, tài chính theo quy định. Khi giao dự toán đầu năm, bộ phận tài vụ đều tổ chức công khai dự toán theo tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và Thông tư số 90/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28 tháng 9 năm 2018 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. Trong mỗi tháng đều thực hiện công khai tài chính tại phiên họp Hội đồng sư phạm, niêm yết tại bảng thông tin của trường. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được xây dựng theo mỗi năm, luôn cập nhật thông tin mới nhất phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, tài sản của đơn vị, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Trường thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài chính, đất đai, cơ sở vật chất nhà trường. Hàng năm có tổng hợp và báo cáo kinh phí ngân sách nhà nước [H1-1.6-02]; [H1-1.6-03]; [H1-1.6-04]. - Việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản bảo đảm đúng mục đích trên tinh thần tiết kiệm, minh bạch, công khai, dân chủ và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường; các chế độ chính sách được thanh toán kịp thời và đầy đủ. Các loại tài sản được quản lý chặt chẽ, không bị thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng. Nhà trường xây dựng được quy chế quản lý và sử dụng tài sản công phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của trường [H1-1.6-05]; [H1-1.6-06]. Mức 2 - Trong công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường đều ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực sử dụng văn phòng điện tử để xử lý công văn đi, đến, cụ thể như sau: sử dụng phần mềm online để quản lý nhân sự, sử dụng phần mềm Misa để thực hiện quản lý chế độ chính sách, tài chính, tài sản, tiền lương; Sử dụng phần mềm quản lý thư viện và thiết bị; sử dụng phần mềm sắp xếp thời khóa biểu...Ngoài ra, còn sử dụng website https://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn, Zalo để thực hiện các hoạt động hành chính của đơn vị [H1-1.6-07]; [H1-1.6-08]. - Trong 05 năm qua, việc quản lý tài chính, tài sản luôn luôn chặt chẽ không bị thất thoát ngân sách, không lãng phí, tài sản không bị mất. Mỗi năm đều được Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc sử dụng kinh phí và đồng ý quyết toán nguồn phí được giao từ đầu năm [H1-1.6-09]. Mức 3 Nhà trường xây dựng được đề án cho thuê mặt bằng để làm dịch vụ buôn bán thực phẩm tại căn-tin trong thời hạn 3 năm nhằm tạo nguồn tài chính cho nhà trường hoạt động, tuy nhiên nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch tạo nguồn từ các nguồn lực bên ngoài để cải thiện cơ sở vật chất nhà trường [H1-1.6-10]. 2. Điểm mạnh Nhà trường thiết lập đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách theo quy định, các loại hồ sơ được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp ngăn nắp khoa học. Nhà trường chủ động lập đầy đủ dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được cập nhật bổ sung mỗi năm phù hợp với điều kiện thực tế của trường và các quy định hiện hành. Công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản đều ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. Sử dụng tài sản, tài chính đúng mục đích không tiêu cực, không vi phạm trong quản lý tài chính, tài sản. Các loại tài sản được bảo quản chặt chẽ không bị thất thoát hoặc sử dụng lãng phí. Xây dựng được quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, xây dựng được đề án cho thuê mặt bằng để tạo nguồn thu cho trường. 3. Điểm yếu Chưa có xây dựng được kế hoạch để tạo nguồn tài chính hợp pháp phục vụ cho các hoạt động giáo dục của đơn vị trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc tổ chức công khai tài chính trong mỗi tháng, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong công khai. Chú trọng công tác quản lý tài chính, tài sản tránh thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng. Trong năm học 2022 – 2023, tổ chức xây dựng kế hoạch tạo nguồn thu cho đơn vị trong từng giai đoạn khác nhau. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2.

Mức 1

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, gáo viên và nhân viên

  1. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
  2. Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
  3. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định. Mức 2 Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Mỗi năm, nhà trường đều có xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ, giáo viên và nhân viên phù hợp với yêu cầu và thực trạng của đơn vị. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý được ngành tổ chức bồi dưỡng thành các lớp riêng phù hợp với vị trí công tác của mỗi người [H1-1.7-01]. - Từ thực trạng đội ngũ hiện có, lãnh đạo nhà trường tham mưu ý kiến của các lực lượng cốt cán để tiến hành phân công, phân nhiệm cho mỗi người bảo đảm rõ ràng, hợp lý và mang lại hiệu quả cho hoạt động của nhà trường. Mỗi vị trí việc làm đều được Ban giám hiệu hướng dẫn, giao việc, giao trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể. Phân công, nhiệm vụ cho các cá nhân đúng năng lực chuyên môn và phù hợp với phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của mỗi người [H1-1.7-02]. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định theo Điều lệ trường phổ thông, cụ thể: được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Tất cả viên chức và người lao động trong nhà trường đều được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường, được tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân [H1-1.7-01]; [H1-1.7-03]; [H1-1.7-04]; [H1-1.7-05]. Mức 2 Nhà trường luôn quan tâm đề ra các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, cụ thể như: tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường gắn với các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng đột xuất đối với các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vượt chỉ tiêu đề ra, tổ chức thi đua theo tháng có theo dõi đánh giá năng lực hoạt động của mỗi người. Khuyến khích viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ xuất sắc được hưởng chế độ thu nhập tăng thêm theo thành tích đạt được. Tổ chức mời chuyên gia về trao đổi, nói chuyện có liên quan công tác chuyên môn và hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ chưa có nhiều đổi mới thường chỉ tập trung công tác bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành và tổ chức bồi dưỡng ở các tổ chuyên môn [H1-1.7-06]; [H1-1.7-07]; [H1-1.7-08]; [H1-1.4-08]. 2. Điểm mạnh Nhà trường xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phân công, phân nhiệm hợp lý phù hợp với thực tiễn và năng lực đội ngũ. Tạo được nhiều điều kiện để viên chức và người lao động thực hiện các quyền của mình. Có nhiều giải pháp sáng tạo để phát huy năng lực của đội ngũ trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đơn vị. 3. Điểm yếu Công tác bồi dưỡng chưa có nhiều sáng tạo, kế hoạch tổ chức thực hiện thiếu đa dạng, chưa thu hút được đội ngũ. Các giải pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường chưa có nhiều nội dung sáng tạo, thiếu chiều sâu. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Thay đổi cách thức tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng các mô hình tổ chức bồi dưỡng mới để thu hút cán bộ, giáo viên tham gia tự học, tự rèn luyện như: thi ứng dụng công nghệ thông tin, viết tin bài về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục để đăng tải trên website của trường, tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc lĩnh vực phù hợp với chuyên môn của một số giáo viên. Đẩy mạnh các giải pháp phát huy năng lực đội ngũ thông qua các cuộc thi phát triển năng lực cá nhân, có chế độ khen thưởng kịp thời. Xây dựng chặt chẽ quy chế thi đua của đơn vị để nâng cao hiệu suất lao động nhằm tăng thu nhập tăng thêm trong mỗi tháng. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2.

Mức 1

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

  1. Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
  2. Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
  3. Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Mức 2 Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).

Mức 1

1. Mô tả hiện trạng Mức 1

- Mỗi năm nhà trường xây dựng được kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị trên cơ sở các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương và của ngành [H1-1.1-01]; [H1-1.5-01]. - Kế hoạch năm học được triển khai thực hiện đến toàn thể viên chức và người lao động trong đơn vị. Trên cơ sở kế hoạch năm học, các bộ phận chức năng trong nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách. Kế hoạch của trường đều được thực hiện đầy đủ, bảo đảm cho các hoạt động của nhà trường trong năm học đạt được hiệu quả thiết thực [H1-1.2-06]; [H1-1.4-04]. - Qua mỗi giai đoạn trong từng tháng, học kỳ các bộ phận và nhà trường đều tổ chức đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra trong kế hoạch để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp, sát với tình hình thực tế [H1-1.2-06]; [H1-1.4-06]. Mức 2 Trên cơ sở kế hoạch năm học, nhà trường thành lập Ban kiểm tra nội bộ để xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hành chính hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động của các bộ phận, cá nhân phụ trách công việc của đơn vị. Trong từng nội dung kiểm tra đánh giá, nhà trường đều xác định rõ mục tiêu, đối tượng, hình thức, thời gian kiểm tra và đặc biệt đánh giá kết quả sau đợt kiểm tra để có biện pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc phát huy các mặt tích cực của từng cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch nhà trường. Việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành, giáo viên tham gia dạy thêm đều làm thủ tục để được thẩm định và cấp phép tham gia dạy của cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra các hoạt động trong nhà trường và công tác dạy thêm ngoài nhà trường chưa thực hiện kịp thời và thiếu thường xuyên [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02]. 2. Điểm mạnh Nhà trường tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động có hiệu quả; các bộ phận chức năng, các tổ chuyên môn đều xây dựng được kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch năm học được tổ chức đánh giá và điều chỉnh theo định kỳ mỗi tháng và cuối học kỳ. Lãnh đạo nhà trường có chú trọng quản lý hoạt động dạy thêm và học thêm ngoài nhà trường. 3. Điểm yếu Công tác tổ chức kiểm tra chưa kịp thời và thiếu thường xuyên. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Củng cố Ban kiểm tra nội bộ, phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất các hoạt động của các bộ phận trong nhà trường. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Mức 1

  1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
  2. Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
  3. Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Mức 2 Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Các kế hoạch, quy chế, nội quy, quy định có liên quan đến các hoạt động của trường (Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, quy tắc ứng xử trong giao tiếp, nội quy nhà trường, quy chế thi đua…) đều lấy ý kiến đóng góp của tập thể, mọi người được tham gia thảo luận một cách dân chủ, thẳng thắn. Các ý kiến đóng góp đều được tiếp thu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H1-1.9-01]. - Các trường hợp khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, góp ý của các cá nhân trong và ngoài nhà trường đều được giải quyết đúng quy định và kịp thời bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong giải quyết, không có tình trạng trù dập, thiên vị trong giải quyết phản ánh, góp ý [H1-1.9-01]. - Mỗi năm nhà trường đều thực hiện báo cáo tình hình thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị [H1-1.9-02]. Mức 2 Nhà trường phối hợp cùng với Công đoàn thành lập Ban Thanh tra nhân dân để giám sát các hoạt động của trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phối hợp tổ chức kiểm tra tài chính, thực hiện các quy chế, nội quy, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai sử dụng quản lý tài chính, tài sản, phân công, phân nhiệm bảo đảm công khai, minh bạch. Tuy nhiên, nhà trường chưa xây dựng được cơ chế tổ chức giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [H1-1.9-03]; [H1-1.9-04]; [H1-1.9-05]; [H1-1.9-06]. 2. Điểm mạnh Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Các phản ánh, góp ý đều được xử lý đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. Có báo cáo định kỳ về tự kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị; phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn để xây dựng cơ chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị. 3. Điểm yếu Công tác giám sát chưa thường xuyên nhất giám sát thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong năm học 2022 – 2023, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục xây dựng các quy chế, quy định có liên quan đến các cá nhân, các bộ phận làm công tác chuyên môn để mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Tổ chức tốt công tác triển khai và giám sát thực hiện các quy tắc, quy chế bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2.

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

  1. Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  2. Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;
  3. Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường. Mức 2
  4. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
  5. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Để bảo đảm an ninh trật tự trong đơn vị, ngoài nhân viên làm công tác bảo vệ, nhà trường còn thành lập lực lượng cờ đỏ (mỗi lớp đề cử một hoặc hai học sinh) tham gia giữ gìn an ninh trật tự trong trường học. Nhà trường còn thành lập Ban bảo vệ an toàn an ninh trật tự trong nhà trường, Ban phòng cháy chữa cháy, Ban an toàn giao thông, Ban chăm sóc sức khỏe, Ban giáo dục pháp luật... đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống thảm họa thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn bố trí được các camera để giám sát xử lý các sự việc nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường Các năm qua nhà trường được ngành chức năng kiểm tra công nhận trường học an toàn, an ninh [H1-1.10-01]; [H1-1.10-02]. - Nhà trường có bố trí hộp thư góp ý để cho giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh phản ánh thông tin. Thông tin đầy đủ và kịp thời cho học sinh các số điện thoại đường dây nóng, cung cấp cho học sinh email [email protected] để các em học sinh phản ánh thông tin. Ngay từ đầu năm học, các giáo viên chủ nhiệm còn cung cấp đầy đủ số điện thoại của lãnh đạo nhà trường cho tất cả cha mẹ học sinh và các em học sinh được biết [H1-1.10-03]; [H1-1.10-04]. - Không có hiện tượng kỳ thị, các em học sinh khuyết tật đều được đối xử công bằng và được quan tâm nhiều hơn; các em học sinh đều được quan tâm giáo dục bình đẳng trong các lĩnh vực giáo dục của nhà trường. Không có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1-1.5-03]; [H1-1.5-05]; [H1-1.10-05]. Mức 2 - Trong các năm học vừa qua, nhà trường phối hợp ngành y tế và công an huyện để tổ chức tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống thảm họa thiên tai; phòng chống dịch bệnh covid-19, bệnh sốt xuất huyết...; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường. Ngoài ra, Ban giáo dục pháp luật; Ban giáo dục chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên, Ban giáo dục phòng chống đuối nước của trường còn tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng chống đuối nước, phòng chống dịch bệnh cho các em học sinh theo hình thức sinh hoạt chuyên đề [H1-1.10-06]; [H1-1.10-07]; [H1-1.10-08]; [H1-1.10-09]. - Nhà trường xây dựng được đội cờ đỏ để giữ gìn an ninh trật tự, đồng thời giúp cho trường thu thập, đánh giá, xử lý nhanh các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự; phát hiện kịp thời và ngăn chặn hiện tượng gây gỗ đánh nhau làm mất an ninh trật tự trong nhà trường khá tốt. Bên cạnh đó, bảo vệ nhà trường còn thường xuyên theo dõi tình hình của học sinh trong từng buổi học [H1-1.10-10]. 2. Điểm mạnh Nhà trường có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học, bố trí được hộp thư góp ý và các camera quan sát. Không có hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc vi phạm về bình đẳng giới. Hằng năm đều thành lập được các Ban chức năng để tuyên truyền giáo dục các em học sinh ý thức giữ gìn an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ... 3. Điểm yếu Do số lượng học sinh đông, việc theo dõi quan sát chưa chặt chẽ nên vẫn còn hiện tượng học sinh đùa giỡn bạo lực dễ gây xích mích lẫn nhau. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023, Ban lãnh đạo nhà trường và Tổng phụ trách Đội củng cố lại tổ chức hoạt động của đội cờ đỏ trong công việc thu thập phản ánh thông tin, giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường. Tiếp tục cải tiến phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Kết luận về tiêu chuẩn 1

Mức 1

*Điểm mạnh nổi bật

Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy đủ về cơ cấu và số lượng đúng theo quy định Điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành. Các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội hoạt động đúng quy định. Các lớp học có cơ cấu tổ chức, biên chế học sinh đúng quy định. Có đủ hồ sơ sổ sách quản lý sử dụng tài chính, tài sản đúng quy định, các loại hồ sơ được tổ chức sắp xếp khoa học, ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý và lưu trữ hồ sơ, xây dựng được chiến lược phát triển của nhà trường xác định rõ mục tiêu phấn đấu nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn từ 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, quản lý tài chính, tài sản đúng qui định. Tình hình an ninh trật tự, an toàn trường học tốt, hạn chế được bạo lực học đường. Xây dựng được phương án đảm bảo an ninh trật tự; phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới trong nhà trường. Các bộ phận chức năng đều có kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý được hoạt động dạy thêm, học thêm; việc quản lý lưu trữ hồ sơ, quản lý tài chính, tài sản được được thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng các quy định hiện hành của nhà nước, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ. * Điểm yếu cơ bản Công tác giám sát thực hiện kế hoạch chiến lược chưa thường xuyên. Chi Đoàn giáo viên hoạt động chưa có chiều sâu, chưa có nhiều nội dung để thu hút đoàn viên tham gia vào các phong trào. Chưa có kế hoạch tạo nguồn tài chính hợp pháp ngắn hạn để phục vụ cho các hoạt động giáo dục của đơn vị. Hiện tượng học sinh đùa giỡn mang tính bạo lực chưa được khắc phục triệt để. Đạt mức 1: 10/10 tiêu chí Đạt mức 2: 10/10 tiêu chí Đạt mức 3: 3/5 tiêu chí Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Mở đầu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường có nhiều nỗ lực phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt các tiêu chuẩn theo quy định trong Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành. Số lượng và cơ cấu đội ngũ đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy học. Chất lượng đội ngũ khá cao, trình độ năng lực giảng dạy, tay nghề của giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học và phù hợp với vị trí việc làm. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, các em được đảm bảo các quyền theo quy định. Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Mức 1

  1. Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
  2. Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
  3. Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định. Mức 2
  4. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
  5. Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm. Mức 3 Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn đại học, đều là đảng viên, đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị và đều được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học [H2-2.1-01]; [H2-2.1-02]; [H2-2.1-03]; [H2-2.1-04]. - Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [H2-2.1-05]. - Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực quản lý tài chính, bồi dưỡng chương trình thay sách…) [H1-1.7-02]; [H2-2.1-06]. Mức 2 - Trong 5 năm qua, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [H2-2.1-05]. - Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được tham gia học tập bồi dưỡng chính trị và được tập thể nhà trường tín nhiệm [H1-1.4-01]; [H1-1.4-02]; [H2-2.1-03]. Mức 3 Trong 5 năm qua, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều được đánh giá đạt chuẩn loại khá theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Riêng trong năm 2022, hiệu trưởng được đánh giá mức đạt tốt [H2-2.1-05]. 2. Điểm mạnh Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đạt các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và năng lực nghiệp vụ quản lý nhà trường theo quy định, hàng năm được đánh giá đạt chuẩn loại khá. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được đồng nghiệp tín nhiệm. 3. Điểm yếu Các Phó hiệu trưởng chỉ đạt chuẩn ở mức loại khá. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong thời gian tới, Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng tăng cường học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý theo chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng để đạt được mức tốt thường xuyên hơn, góp phần nâng cao thành tích của đơn vị. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên Mức 1
  6. Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
  7. 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
  8. Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên. Mức 2
  9. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
  10. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
  11. Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Mức 3
  12. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
  13. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay có 68 người (kể cả giáo viên Tổng phụ trách Đội) đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu giáo viên để dạy các môn học bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT-BNV ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/06/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009, số lượng giáo viên các bộ môn cụ thể như sau:

- Ngữ văn: 12 - Lịch sử: 4 - Địa lý: 4 - Giáo dục công dân: 2 - Tiếng Anh: 7 - Âm nhạc: 2 - Mỹ thuật: 2 - Toán: 10 - Vật lý: 5 - Hóa học: 3 - Sinh học: 4 - Tin học: 5 - Công nghệ: 4 - Thể dục: 4

Tỉ lệ giáo viên/lớp là 1,84 (bao gồm Tổng phụ trách Đội) [H1-1.7-03]. - Có 97,06% giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường phổ thông (trong đó có 01 giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ), hiện nay còn 2 giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn (01 giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu và 01 giáo viên đang học nâng cao trình độ chuyên môn) [H2-2.2-01]. - Có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt trở lên trong đánh giá hằng năm học theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [H2-2.2-02]. Mức 2 - Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo của nhà trường được duy trì ổn định, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đào tạo đạt 97,06% (trong đó có 01 giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn với tỉ lệ 1,47%), hiện nay nhà trường có 01 giáo viên đang tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định hiện hành [H2-2.2-01]. - Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, trường luôn có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức đạt trở lên, trong đó có hơn 90% đạt mức khá trở lên [H2-2.2-02]. - Các giáo viên đều có khả năng thực hiện và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho các em học sinh; các giáo viên bộ môn có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học nhưng không đồng đều ở các lĩnh vực, các năm học qua đều có sản phẩm tham gia dự thi cấp huyện và đạt giải, riêng trong năm 2021 – 2022 các em đạt 4 giải nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp huyện. Trong các năm học qua, nhà trường không có giáo viên bị vi phạm kỷ luật cảnh cáo trở lên [H2-2.2-03]; [H2-2.2-04]. Mức 3 - Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, trường luôn có hơn 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên, trong đó tỉ lệ giáo viên đạt mức tốt đạt trên 30% [H2-2.2-02]. - Trong 05 năm liên tiếp, từ năm học 2017-2018 đến nay, giáo viên đều có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện [H1-1.4-08]. 2. Điểm mạnh Trường có đội ngũ giáo viên đủ về cơ cấu và số lượng ở tất cả các bộ môn, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn đạt 97,06%; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ mức đạt trở lên, trong đó giáo viên được đánh giá chuẩn đạt mức khá với tỉ lệ cao được duy trì ổn định trong các năm học. 3. Điểm yếu Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn còn 2,94% do có sự điều chỉnh theo quy định mới. Đội ngũ giáo viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các lĩnh vực. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Nhà trường tiếp tục quán triệt cho đội ngũ nội dung Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng rõ các mức minh chứng cần đạt được trong mỗi tiêu chí để giáo viên có căn cứ để học tập và rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp. Phát động phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong đội ngũ, khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học tạo ra được các sản phẩm thiết thực phù hợp với hoạt động giáo dục của nhà trường. Năm học 2022-2023, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quy hoạch bồi dưỡng giáo viên tự học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành, khuyến khích giáo viên tham gia tự học nâng cao trình độ chuyên môn. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1

  1. Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
  2. Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
  3. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Mức 2
  4. Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
  5. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Mức 3
  6. Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm.
  7. Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường hiện có 06 nhân viên, đủ số người làm việc theo vị trí việc làm để đảm nhiệm các nhiệm vụ, cụ thể gồm: 01 nhân viên kế toán; 01 nhân viên y tế; 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên Công nghệ thông tin; 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên thiết bị. Ngoài ra, trường còn có 02 nhân viên bảo vệ và 01 nhân viên phục vụ được hợp đồng theo mức khoán theo Nghị định số 04/NĐHN-BNV ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp [H2-2.3-01]. - Các nhân viên đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với vị trí việc làm và năng lực chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo [H2-2.3-02]. - Trong các năm học qua, các nhân viên đều hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao [H2-2.3-03]. Mức 2 - Hiện nay, trường có 06 nhân viên, đủ số lượng và cơ cấu để bố trí nhiệm vụ theo vị trí việc làm [H2-2.3-04]. - Trong 5 năm liên tiếp, không có nhân viên nào bị vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, các nhân viên đều chấp hành tốt sự phân công, thực hiện được nhiệm vụ được giao [H2-2.3-03]. Mức 3 - Các nhân viên đều đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, riêng nhân viên Kế toán; Thiết bị đều đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn [H2-2.2-01]. - Các nhân viên đều được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức hằng năm cho từng vị trí việc làm [H2-2.3-05]. 2. Điểm mạnh Nhân viên của nhà trường đảm nhận được nhiệm vụ theo vị trí được phân công, thực hiện công việc khá tốt. Nhân viên đều đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, các nhân viên đều tích cực tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn. 3. Điểm yếu Số lượng nhân viên có trình độ trên chuẩn còn thấp. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, hiệu trưởng tiếp tục tạo điều kiện cho nhân viên thư viện, nhân viên văn thư, nhân viên công nghệ thông tin được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh Mức 1
  8. Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;
  9. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;
  10. Được đảm bảo các quyền theo quy định. Mức 2 Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực. Mức 3 Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Các em học sinh đang học tại trường đảm bảo về độ tuổi theo quy định tại điều 33 của Điều lệ trường phổ thông, không có học sinh học trước tuổi, tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt bình quân là 90,17% [H2-2.4-01]. - Từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức cho học sinh học tập nội quy, thảo luận về nhiệm vụ của học sinh theo Điều lệ trường phổ thông, học sinh của trường thực hiện tốt nhiệm vụ của người học; thực hiện tốt hành vi, ngôn ngữ, ứng xử theo quy định, trang phục phù hợp lứa tuổi. [H1-1.5-04]; [H2-2.4-02]. - Học sinh nắm chắc các quyền của các em theo Điều lệ trường phổ thông trong quá trình học tập tại trường thông qua việc học tập nội quy, thảo luận nhiệm vụ học sinh trong các buổi sinh hoạt đầu năm của giáo viên chủ nhiệm. Các em được đối xử bình đẳng, dân chủ, đảm bảo các quyền lợi về học tập, vui chơi; được tham gia các hoạt động ngoài giờ để nâng cao kỹ năng sống, thể chất. Bên cạnh đó, nhà trường tạo nhiều điều kiện sinh hoạt để giáo dục giá trị sống và giúp các em hiểu rõ hơn về các quyền của các em [H1-1.5-04]; [H2-2.4-02]; [H2-2.4-03]. Mức 2 Tổ chức đội cờ đỏ và tổ chức Đội thực hiện khá tốt công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đội viên, lực lượng giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình bám trường, bám lớp nên phát hiện kịp thời các học sinh vi phạm các hành vi không được làm (Điều 37 Điều lệ trường phổ thông) nên có biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng em học sinh. Từ đó, giúp cho các em học sinh có chuyển biến tích cực trong rèn luyện hành vi, sửa chữa sai phạm [H1-1.10-10]; [H2-2.4-04]. Mức 3 Học sinh có thành tích trong học tập khá cao, có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường. Tỉ lệ học sinh giỏi của trường so với các trường trong nhóm ở mức tương đương bình quân của huyện. Tỉ lệ học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện trong mỗi năm đều có tăng và đang nằm ở tốp 4 trường có nhiều học sinh đạt giải cấp huyện. Ngoài ra, các thành tích khác như tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trại hè bán trú tiếng Anh, thi giới thiệu sách cấp huyện đều mang về cho trường nhiều giải thưởng giúp cho trường từng bước nâng cao được giá trị trong cộng đồng [H1-1.2-06]; [H2-2.2-04]; [H2-2.4-05]; [H2-2.4-06]; [H2-2.4-07]. 2. Điểm mạnh Học sinh đang học tại trường đảm bảo được độ tuổi theo quy định, tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt trên 90,17%. Các em học sinh thực hiện các nhiệm vụ được quy định theo Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường luôn đảm bảo cho các em được thể hiện các quyền của mình trong thời gian theo học tại trường. Ngoài ra các em học sinh luôn được nhà trường kiểm tra theo dõi giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, hạn chế các em học sinh vi phạm nội quy. Học sinh học tập có nhiều thành tích cao góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu cho trường trong các năm học vừa qua. 3. Điểm yếu Vẫn còn học sinh vi phạm nội quy nhà trường trong thực hiện nền nếp, tác phong. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đội cờ đỏ và vai trò của tổ chức Đội để theo dõi giám sát tình hình rèn luyện phẩm chất, hành vi đạo đức không để học sinh vi phạm nội quy, vi phạm các điều mà học sinh không được làm theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương trong việc quản lý giáo dục học sinh, tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật nhằm giáo dục hành vi đạo đức học sinh. Ban giám hiệu tích cực phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, khuyến khích học sinh hăng hái thi đua học tập tốt. Nâng cao chất lượng dạy học và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác quản lý giáo dục học sinh. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Kết luận về tiêu chuẩn 2 *Điểm mạnh nổi bật Cán bộ quản lý nhà trường đều có năng lực khá tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục và trình độ lý luận chính trị đạt yêu cầu theo quy định. Nhà trường có đủ cơ cấu và số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc theo quy định. Giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, đối với giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn theo quy định mới đều đăng ký tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; các nhân viên đều có trình độ chuyên môn khá tốt, thực hiện được các nhiệm vụ được giao. Tỉ lệ giáo viên được xếp loại chung cuối năm học từ khá trở lên đảm bảo được quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. Học sinh đảm bảo quy định về độ tuổi và được đảm bảo đầy đủ các quyền theo quy định. *Điểm yếu cơ bản Tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn còn 2,94%. Đội ngũ giáo viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các lĩnh vực. Vẫn còn học sinh vi phạm nội quy nhà trường trong thực hiện nền nếp, tác phong. Đạt mức 1: 4/4 tiêu chí Đạt mức 2: 4/4 tiêu chí Đạt mức 3: 4/4 tiêu chí Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Mở đầu: Diện tích đất của trường đủ theo chuẩn quy định, có đầy đủ cổng trường, biển tên trường, cột cờ hàng rào, hệ thống thoát nước, có nhà xe riêng cho giáo viên và học sinh. Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, có khá đầy đủ các phòng học bộ môn theo quy định. Nhà trường được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập

Mức 1

  1. Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
  2. Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;
  3. Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Mức 2 Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục. Mức 3 Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/học sinh; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Khuôn viên nhà trường riêng biệt, có trồng nhiều cây xanh, hoa kiểng được bố trí hợp lý, thoáng mát. Mỗi buổi đều có tổ chức cho học sinh trực nhật vệ sinh sân trường. Có sân chơi cho học sinh đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, rất thuận lợi trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, do sân trường đang tiến hành xây dựng nên việc làm công viên cây xanh theo kế hoạch chưa được triển khai thực hiện đầy đủ [H3-3.1-01]; [H3-3.1-02]; [H3-3.1-03]; [H3-3.1-09]. - Trường có đủ cổng, biển tên trường đúng quy định, có hàng rào bao quanh, trong đó hàng rào mặt trước trường là hàng rào được xây dựng kiên cố đảm bảo được tính thẩm mỹ, hàng rào các phía giáp nhà dân đều được xây tường kiên cố [H3-3.1-04]; [H3-3.1-05]; [H3-3.1-09]. - Sân chơi cho học sinh rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh. Khu bãi tập có sân bóng rổ, sân cầu lông, có đủ thiết bị tối thiểu, khu học tập đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường [H3-3.1-03]; [H3-3.1-06]; [H3-3.1-07]. Mức 2 Khu sân chơi, bãi tập rộng rãi, thoáng mát, đủ điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giảng dạy và học tập môn thể dục và đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục khác [H3-3.1-03]; [H3-3.1-06]; [H3-3.1-09]. Mức 3 Diện tích toàn bộ khuôn viên trường là 13.895 m2 đủ diện tích cho 1374 em học sinh học tập và sinh hoạt (bình quân 10,1m2/học sinh). Có khu sân chơi và bãi tập chiếm diện tích hơn 4.000m2 gần bằng 1/3 diện tích toàn trường [H3-3.1-03]; [H3-3.1-08]; [H3-3.1-09]. 2. Điểm mạnh Trường có khuôn viên riêng biệt, nhiều cây xanh, thoáng mát, sạch đẹp và an toàn. Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh đúng quy định. Sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Diện tích khuôn viên trường rộng đạt hơn 10m2/học sinh, có đủ diện tích theo quy định. 3. Điểm yếu Chưa xây dựng công viên cây xanh; sân chơi chưa bố trí được nhiều thiết bị phục vụ cho học sinh luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên nhà trường còn phần diện tích đất 5.290m2 (trên tổng diện tích 13.895m2) đến nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú có ban hành Công văn số 948/UBND-VP ngày 16/11/2022 về việc giao đất cho trường THCS Vĩnh Thạnh Trung, cam kết chỉ đạo các ngành chức năng huyện hỗ trợ, cung cấp hồ sơ có liên quan hỗ trợ cho trường xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần diện tích còn lại nêu trên. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục huy động nguồn vốn từ xã hội hóa để tiếp tục hoàn thiện hàng rào hiện nay đang được làm bằng lưới B40 tạm bợ. Tiếp tục phân công các lớp trồng thêm hoa kiểng để tạo cảnh quan nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng tích cực tham mưu với ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ việc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối phần diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận. Tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo nhiều sân chơi cho các em học sinh. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 3.2: Phòng học

Mức 1

  1. Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
  2. Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;
  3. Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống. Mức 2
  4. Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
  5. Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định. Mức 3 Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt (nếu có). 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường có 20 phòng học, có đủ bàn ghế cho học sinh (mỗi phòng học được bố trí ít nhất 21 bộ bàn ghế), phù hợp với tầm vóc các em, tuy nhiên hiện nay đã hư hỏng xuống cấp do sử dụng quá lâu năm. Có đủ bàn ghế dành cho giáo viên, mỗi phòng học đều được bố trí bảng viết chống lóa, phòng học thoáng mát, đủ điều kiện về ánh sáng, đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày [H1-1.6-06]; [H3-3.1-09]; [H3-3.2-01]. - Nhà trường có đủ các phòng học bộ môn, cụ thể gồm 11 phòng học bộ môn như sau: 3 phòng bộ môn Khoa học tự nhiên, 2 phòng học môn Tin học; 2 phòng học môn Ngoại ngữ; 1 phòng học môn Công nghệ; 1 phòng học môn Âm nhạc; 1 phòng học môn Mỹ thuật; 1 phòng học môn Khoa học xã hội [H3-3.1-09]; [H3-3.2-02]. - Nhà trường có đủ phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống [H3-3.1-09]; [H3-3.2-03]. Mức 2 - Trường có 20 phòng học đều được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; các phòng học bộ môn đã được xây dựng đều đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành [H3-3.1-09]; [H3-3.2-04]; [H3-3.2-05]. - Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định, gồm có các phòng: Thư viện; thiết bị; tư vấn tâm lý học đường [H3-3.1-09]; [H3-3.2-06]; [H3-3.2-07]. Mức 3 Các phòng học đều bố trí được các Tivi màn ảnh rộng, có hệ thống mạng wifi đến mỗi phòng học, có hệ thống camera quan sát và camera phục vụ cho dạy học trực tuyến, phòng học bộ môn của trường có đủ các thiết bị dạy học theo quy định [H1-1.6-06]; [H3-3.2-01]; [H3-3.2-07]. 2. Điểm mạnh Trường có đủ phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế học sinh và phù hợp với tầm vóc của các em. Có đủ bàn ghế cho giáo viên và các thiết bị tối thiểu tại các phòng học. Các phòng học đều được trang bị các thiết bị phục vụ cho việc dạy học. 3. Điểm yếu Bàn ghế học sinh có 60 bộ đã xuống cấp chưa được thay thế. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo, hiệu trưởng nhà trường tiếp tục tham mưu với ngành để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định, đặc biệt là xây dựng thêm 02 phòng học đa năng và cơ sở vật chất còn thiếu nhằm đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định hiện hành. Tiếp tục sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho hoạt động dạy học của trường hiện nay, thường xuyên kiểm tra rà soát và sửa chữa kịp thời tất cả bàn ghế học sinh bị hỏng và tham mưu với ngành để cấp mới thay thế những bàn ghế đã xuống cấp. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 3.3: Khối hành chính - quản trị Mức 1
  6. Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;
  7. Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
  8. Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị. Mức 2 Khối hành chính - quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Mức 3 Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Nhà trường có khối hành chính quản trị mới đưa vào sử dụng, có đủ các phòng làm việc cụ thể như sau: 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng của tổ chức Đảng, đoàn thể, 01 phòng văn phòng; 01 phòng bảo vệ, 01 khu vệ sinh cho giáo viên; 01 nhà để xe giáo viên [H3-3.1-09]; [H3-3.3-01]. - Khu để xe hợp lý, có khu vực dành riêng cho giáo viên và học sinh, nhà để xe giáo viên có diện tích 200m2, nhà để xe học sinh có diện tích hơn 500 m2. Nơi để xe an toàn, bảo đảm trật tự, ngăn nắp [H3-3.1-09]; [H3-3.3-02]. - Việc thực hiện sửa chữa, mua sắm bổ sung tài sản khối hành chính quản trị được duy trì thường xuyên, bảo đảm các loại tài sản đều được sử dụng tốt. [H1-1.6-06]; [H3-3.3-03]. Mức 2 Nhà trường có khối hành chính quản trị đủ để sử dụng và phục vụ cho các hoạt động của nhà trường, khối hành chính gồm có các phòng làm việc như sau: 01 phòng Hiệu trưởng; 02 phòng Phó Hiệu trưởng; 01 văn phòng; 01 phòng bảo vệ; 01 phòng Chi bộ; có đủ nhà vệ sinh riêng biệt cho giáo viên nam nữ [H3-3.1-09]. Mức 3 Khối hành chính quản trị có đủ trang thiết bị, được bố trí sử dụng hợp lý, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của nhà trường [H1-1.6-06]; [H3-3.1-09]. 2. Điểm mạnh Trường có khối hành chính đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị. Khối hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ hiệu quả các hoạt động, các trang thiết bị được sửa chữa, bổ sung thường xuyên. Trường có khu vực để xe riêng cho giáo viên và học sinh, nơi để xe rộng rãi, thông thoáng, sạch đẹp và được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự. Có khu hành chính quản trị thông thoáng, được bố trí hợp lý khoa học. 3. Điểm yếu Chưa có các phòng họp cho các tổ chuyên môn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, hiệu trưởng tiếp tục tham mưu với ngành để xây dựng thêm các phòng họp của các tổ chuyên môn theo quy định, xem xét bố trí, sắp xếp lại nơi làm việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường. Hoàn thiện quy chế sử dụng tài sản công để tăng cường công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài sản hiện có. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước Mức 1
  9. Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
  10. Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
  11. Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Mức 2
  12. Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định.
  13. Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Trường có 02 nhà vệ sinh cho học sinh riêng biệt cho nam, nữ đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên. Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên khu vệ sinh chưa thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập [H3-3.1-09]; [H3-3.4-01]. - Nhà trường có hệ thống cống thoát nước tiêu thoát nước khá tốt. Trường có hệ thống nước sinh hoạt đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay trường sử dụng nước uống đóng bình cho học sinh và giáo viên [H3-3.4-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-04]. - Việc thu gom rác và xử lý chất thải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà trường phân công các em học sinh trực nhật làm vệ sinh môi trường mỗi ngày, có đủ thùng chứa rác, sọt chứa rác. Rác thải được công ty môi trường đô thị thu gom mỗi ngày nên không gây ô nhiêm môi trường. Trường luôn sạch, đẹp, học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường [H3-3.1-01]; [H3-3.4-05]; [H3-3.4-06]. Mức 2 - Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định, nhà vệ sinh cho học sinh được bố trí gần hoặc gắn liền với khối các phòng học [H3-3.1-09]; [H3-3.4-01]. - Hệ thống cấp nước sinh hoạt do ngành nước cung cấp, việc thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Hệ thống thoát nước đảm bảo được yêu cầu tiêu thoát nước, không có nước ứ đọng sân trường trong mùa mưa [H3-3.4-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-06]. 2. Điểm mạnh Trường có nhà vệ sinh riêng biệt cho giáo viên, học sinh, được bố trí hợp lý. Các nhà vệ sinh đều được bảo quản sạch sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng để phục vụ cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường sử dụng nước uống đóng bình đạt yêu cầu về vệ sinh, đảm bảo đủ nước uống hằng ngày cho giáo viên và học sinh. Việc thu gom rác và xử lý chất thải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, nhà trường phân công các em học sinh trực nhật làm vệ sinh môi trường mỗi ngày, có đủ thùng chứa rác, sọt chứa rác. Rác thải được công ty môi trường đô thị thu gom mỗi ngày nên không gây ô nhiêm môi trường. Hệ thống thoát nước đảm bảo được yêu cầu tiêu thoát nước, không có nước ứ đọng trong sân trường. 3. Điểm yếu Nhà vệ sinh học sinh không thuận tiện cho học sinh khuyết tật sử dụng. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, sau khi công trình thi công khối phòng học bộ môn và công trình hạ tầng, Ban lãnh đạo nhà trường tăng cường công tác xã hội hóa để xây dựng hệ thống cung cấp nước uống cho học sinh; làm hệ thống đường dẫn và nhà vệ sinh riêng cho các học sinh học hòa nhập. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2 Tiêu chí 3.5: Thiết bị Mức 1
  14. Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;
  15. Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;
  16. Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa. Mức 2
  17. Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
  18. Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
  19. Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm. Mức 3 Phòng thí nghiệm hoặc khu vực thực hành (nếu có) đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Bộ phận hành chính được trang bị đầy đủ các thiết bị phục cho hoạt động của nhà trường, cụ thể như: máy vi tính có kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy in màu và các thiết bị khác [H1-1.6-06]; [H3-3.3-04]. - Nhà trường có đầy đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học, đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập [H3-3.5-01]. - Hằng năm, nhà trường đều có tổ chức kiểm kê, rà soát về số lượng và chất lượng thiết bị dạy học nhằm đánh giá công tác quản lý, sử dụng đồ dùng dạy học. Qua đó, nhà trường tiến hành sửa chữa và mua bổ sung các thiết bị, đồ dùng còn thiếu phục vụ cho hoạt động dạy học [H3-3.5-02]; [H3-3.5-03]. Mức 2 - Hệ thống các máy vi tính phục vụ công tác quản lý đều được kết nối internet, trường có 02 phòng bộ môn tin học với 72 máy tính đều được kết nối internet đảm bảo giảng dạy thuận lợi [H3-3.5-04]. - Trường có đủ các thiết bị dạy học các bộ môn, được bố trí sắp xếp hợp lý phù hợp cho việc phục vụ hoạt động dạy học của trường [H3-3.5-01]. - Mỗi năm, nhà trường đều mua sắm bổ sung các loại thiết bị bị hư hỏng, vật tư thí nghiệm bị hao mòn đảm bảo đủ đồ dùng cho việc tổ chức dạy học. Ngoài ra, nhà trường tổ chức phong trào thi làm đồ dùng dạy học, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng để bổ sung thêm các loại thiết bị cần thiết cho quá trình giảng dạy của mình [H3-3.5-03]; [H3-3.5-05]. Mức 3 Các phòng học bộ môn đều có đầy đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [H3-3.5-05]; [H3-3.5-06]; [H3-3.5-07]; [H3-3.5-08] . 2. Điểm mạnh Trường có đủ các thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính phục vụ quản lý và giảng dạy đều được kết nối internet, đáp ứng được yêu cầu dạy học và quản lý hiện nay. Hằng năm nhà trường có tổ chức kiểm kê, mua sắm bổ sung thiết bị và tổ chức tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm các loại thiết bị cần thiết cho quá trình giảng dạy của trường. 3. Điểm yếu Thiết bị dạy học chưa được cấp phát kịp thời nhất là các thiết bị phục vụ cho dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023, Hiệu trưởng tích cực tham mưu với ngành để trang cấp các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Xây dựng tiêu chí thi đua có nội dung tự làm đồ dùng dạy học để khuyến khích giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học tự phục vụ cho các tiết dạy của mình và tham gia dự thi cấp huyện. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 3.6. Thư viện

Mức 1

  1. Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;
  2. Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;
  3. Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo. Mức 2 Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên. Mức 3 Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên; hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Thư viện của trường được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường. Số lượng sách báo có tại thư viện cụ thể như sau: sách tham khảo 4217 bản (1760 tên sách); sách dùng cho giáo viên (sách nghiệp vụ) 1078 bản (276 tên sách); sách giáo dục đạo đức 397 bản (98 tên sách); sách giáo khoa 5745 bản 114 (tên sách) [H3-3.6-01]. - Hoạt động của thư viện đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của giáo viên, nhân viên, học sinh. Thư viện thu hút được học sinh đến đọc sách, mỗi năm đều tổ chức cho các em học sinh có hoàn cảnh nghèo, khó khăn được mượn sách. Ngoài ra, thư viện còn tổ chức các hoạt động giới thiệu sách mới hoặc sách hiện có tại thư viện để học sinh và giáo viên tìm đọc. Mỗi năm bộ phận thư viện thực hiện được nhiều chuyên đề phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường [H3-3.6-02]; [H3-3.6-03]; [H3-3.6-04]. - Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung thêm sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo. Tuy nhiên, việc bổ sung mua sắm khá khó khăn nên thư viện tổ chức huy động sách từ học sinh và giáo viên của trường nhằm tăng thêm sự phong phú nguồn sách tại thư viện [H3-3.6-05]; [H3-3.6-06]. Mức 2 Thư viện được công nhận đạt chuẩn từ năm 2007, năm 2022 được Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục công nhận danh hiệu Thư viện trường học duy trì đạt chuẩn theo quy định [H3-3.6-07]. Mức 3 Máy tính của thư viện được kết nối internet đáp ứng tốt cho nghiệp vụ thư viện. Thư viện chưa đạt chuẩn tiên tiến do chất lượng hoạt động chưa hiệu quả [H3-3.5-04]. 2. Điểm mạnh Thư viện đã được Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang công nhận lại thư viện duy trì đạt chuẩn (theo Quyết định số 2319/QĐ-SGDĐT ngày 04/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang), thư viện được trang bị nhiều sách, báo, tạp chí... Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường, có tổ chức cho các em học sinh mượn sách. Tổ chức tốt các hoạt động giới thiệu sách và thực hiện được nhiều chuyên đề phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Thư viện được kiểm kê, bổ sung thêm sách, báo mỗi năm. 3. Điểm yếu Chất lượng hoạt động của thư viện chưa cao, không phong phú về mặt nội dung, hoạt động của thư viện còn đơn điệu, bản thân cán bộ thư viện chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, không làm tốt nghiệp vụ thư viện, ít học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023, ban lãnh đạo nhà trường tổ chức chấn chỉnh lại hoạt động thư viện, rà soát đánh giá lại năng lực của cán bộ làm công tác thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua hình thức tự học để nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường. Tổ chức phát động phong trào đọc sách trong nhà trường từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch phát động học sinh, giáo viên, phụ huynh tặng sách cho thư viện nhà trường. Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn thư viện đạt chuẩn tiên tiến, trích 3% kinh phí hoạt động thường xuyên để trang bị thêm sách tham khảo cho thư viện đảm bảo số lượng sách. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động thư viện theo các tiêu chuẩn mới của thư viện. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Kết luận về tiêu chuẩn 3 * Điểm mạnh nổi bật Diện tích của trường đạt hơn 10m2/học sinh, khuôn viên nhà trường riêng biệt, có cổng, biển tên trường đúng quy định, có hàng rào bảo vệ khá tốt, sân chơi cho học sinh rộng rãi, thoáng mát, xanh, sạch, đẹp. Có đủ phòng học, bàn ghế cho giáo viên và học sinh, mỗi phòng học đều có trang bị các tivi và các thiết bị tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy học. Các máy tính phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy đều được kết nối mạng internet. Có đủ 11 phòng học bộ môn, các phòng học bộ môn đều có đủ thiết bị dạy học, phong trào làm đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy khá tốt, thư viện đã được Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang công nhận đạt chuẩn. * Điểm yếu cơ bản Chưa xây dựng được công viên cây xanh; sân chơi chưa bố trí được nhiều thiết bị phục vụ cho học sinh luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường; bàn ghế học sinh đã xuống cấp chưa được thay thế; chưa có các phòng họp cho các tổ chuyên môn. Thiết bị dạy học chưa được cấp phát kịp thời nhất là các thiết bị phục vụ cho dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đạt mức 1: 6/6 tiêu chí Đạt mức 2: 6/6 tiêu chí Đạt mức 3: 4/5 tiêu chí Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu: Trong những năm qua, nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, từng bước nâng cao được vị thế của nhà trường đối với địa phương, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ cho nhà trường trong các hoạt động, công tác tham mưu phối hợp kịp thời. Từ đó, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh Mức 1
  4. Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
  5. Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
  6. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ. Mức 2 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp. Mức 3 Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh để thành lập Ban đại diện Cha mẹ học sinh theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, mỗi lớp đều thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực. Để đảm bảo thông tin giữa trường và phụ huynh, ngoài hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, nhà trường còn tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh mỗi lớp 2 lần/năm học vào cuối học kì I và cuối năm học [H1-1.3-04]; [H1-1.10-04]; [H4-4.1-01]. - Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng được kế hoạch và phương hướng hoạt động cho mỗi năm học [H4-4.1-02]. - Trong từng năm học, Ban đại diện cha mẹ học sinh đều thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học, nhất là công tác huy động học sinh, hỗ trợ cho trường các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng chăm lo giáo dục học sinh [H4-4.1-03]. Mức 2 Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, nhiệt tình phối hợp với trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập. Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh trong các lần họp lớp [H1-1.10-06]; [H4-4.1-03]; [H4-4.1-04]. Mức 3 Ban đại diện cha mẹ học sinh làm rất tốt nhiệm vụ của mình, nhiệt tình phối hợp với trường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Tích cực phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn phối hợp với trường để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong mỗi năm học Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của lớp không ổn định nên không xây dựng được kế hoạch hoạt động lâu dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giáo dục [H4-4.1-03]; [H4-4.1-04]; [H4-4.1-05]; [H4-4.1-06]. 2. Điểm mạnh Thành lập được Ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường, lớp đúng theo quy định của Thông tư 55/2011TT-BGDĐT, Ban đại diện hoạt động có kế hoạch cụ thể và thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Công tác phối hợp với trường có hiệu quả và gắn kết chặt chẽ. Ban đại diện tích cực hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, quan tâm giáo dục hạnh kiểm học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Điểm yếu Ban thường trực của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp không ổn định trong mỗi năm học nên không xây dựng được kế hoạch hoạt động hằng năm, ổn định lâu dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giáo dục

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023 trở về sau, nhà trường tiếp tục tăng cường củng cố và ổn định thành phần thường trực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, bảo đảm được sự ổn định lâu dài. Trên có sở đó, trường và Ban đại diện xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm để có thể phát huy thành quả đạt được trong thời gian qua nhất là việc huy động nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo giáo dục học sinh. 5. Tự đánh giá

Đạt mức 3.

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường Mức 1

  1. Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  3. Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định. Mức 2
  4. Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
  5. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

Mức 3 Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1

- Nhà trường chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức tháng hành động vì sự nghiệp, huy động học sinh, phổ cập giáo dục, bảo đảm an toàn an ninh trật tự …để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục của nhà trường [H4-4.2-01]; [H4-4.2-02]; [H4-4.2-03]. - Vào tháng 9 hàng năm, trong hội nghị thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường lồng ghép nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bậc cha mẹ học sinh về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm học để phụ huynh biết và kết hợp với trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học đã đề ra [H4-4.1-01]; [H4-4.1-02]. - Nhà trường tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể: các năm học qua đã vận động cha mẹ học sinh trang bị 17 Ti vi cho các lớp học; 20 máy tính để bàn; lắp đặt 12 camera; xây dựng 165 mét tường hàng rào; tặng 25 xe đạp cho học sinh nghèo; tặng hàng ngàn tập cho học sinh khó khăn; tặng 26 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi…[H1-1.3-18]; [H4-4.2-04]; [H4-4.2-05]. Mức 2 - Nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt tháng hành động vì sự nghiệp, tăng cường công tác huy động học sinh đến trường, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học giữa chừng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, tổ chức vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện luôn đạt chỉ tiêu giao, giữ gìn an toàn và an ninh trật tự [H1-1.1-01]; [H4-4.1-02]; [H4-4.2-06]; [H4-4.2-07]. - Phối hợp với Trung tâm y tế huyện để thực hiện chuyên đề phòng tránh dịch bệnh. Liên kết với Trung tâm văn hóa thể dục thể thao của huyện để bồi dưỡng kỹ năng phòng chống đuối nước cho các em học sinh; tổ chức chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện vào ngày 27/7 hằng năm [H1-1.10-07]; [H1-1.10-08]; [H4-4.2-08]; [H4-4.2-09]. Mức 3 Nhà trường làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các tổ chức khác để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của thị trấn [H4-4.2-10]. 2. Điểm mạnh Phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể và lực lượng xã hội để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử cách mạng. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội nhằm trang bị các phương tiện phục dạy học và chỉnh trang cơ sở vật chất của trường. 3. Điểm yếu Công tác tham mưu và phối hợp của trường các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của địa phương chưa thật sự thường xuyên nên chưa nâng tầm vị thế của nhà trường đối với cộng đồng. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Hiệu trưởng tiếp tục chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt hơn kế hoạch giáo dục của trường. Tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân để tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục, chú trọng xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Kết luận về tiêu chuẩn 4 * Điểm mạnh nổi bật Tổ chức thành lập được Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực góp phần xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục học sinh. Công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh rất tốt. Huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện dạy học và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục toàn diện học sinh. Công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của địa phương khá tốt, tranh thủ được điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để trang bị các phương tiện dạy học. * Điểm yếu cơ bản Ban đại diện cha mẹ học sinh không xây dựng được kế hoạch hoạt động dài hạn, nhân sự Ban đại diện không ổn định lâu dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và giáo dục. Đạt mức 1: 2/2 tiêu chí Đạt mức 2: 2/2 tiêu chí Đạt mức 3: 2/2 tiêu chí Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Mở đầu: Thực hiện các hoạt động giáo dục là nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm của nhà trường. Trong thời gian qua, nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Tổ chức thực hiện đúng chương trình giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở hằng năm đều đạt và vượt chuẩn. Các hoạt động giáo dục mũi nhọn, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện chương trình giáo dục địa phương, giáo dục kỹ năng sống…đều đạt hiệu quả ngày càng cao. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao rõ nét. Trên cơ sở đó, từng bước nâng cao được giá trị nhà trường và hoàn thành sứ mạng nhà trường đặt ra đến năm 2025. Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông Mức 1

  1. Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;
  2. Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
  3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả. Mức 2
  4. Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;
  5. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Mức 3 Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Trường tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học theo quy định, tất cả các môn học đều có đủ giáo viên đúng chuyên môn phụ trách. Các hoạt động giáo dục khác đều được tổ chức thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục, cụ thể: hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh [H1-1.5-04]; [H1-1.5-05]; [H1-1.10-07]; [H5-5.1-01]; [H5-5.1-02]; [H5-5.1-03]; [H5-5.1-04]; [H5-5.1-05]; [H5-5.1-06]; [H5-5.1-07]; [H5-5.1-08]. - Các tổ chuyên môn tích cực bồi dưỡng năng lực giáo viên để vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giáo viên mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học theo đối tượng, rèn luyện kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, giáo viên mạnh dạn đưa các phương tiện dạy học hiện đại vào trong quá trình giảng dạy, tích hợp chủ đề, tích hợp kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em học sinh [H5-5.1-09]; [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11]; [H5-5.1-12]; [H5-5.1-13]. - Nhà trường mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức kiểm tra định kỳ bằng hình thức kiểm tra chung đồng loạt ở các môn học như: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa có hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả như kiểm tra qua sản phẩm, kiểm tra tự luận đồng thời với trắc nghiệm [H5-5.1-14]; [H5-5.1-15]; [H5-5.1-16]. Mức 2 Căn cứ khung chương trình và chuẩn kiến thức quy định, các tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy xây dựng chương trình giáo dục, phương pháp dạy học theo từng môn để tổ chức thực hiện giảng dạy bảo đảm phù hợp với đặc điểm của nhà trường, với từng đối tượng học sinh và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh sau khi có sự thống nhất của lãnh đạo đơn vị [H5-5.1-9]; [H5-5.1-10]. - Sau mỗi năm học, nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường bằng hình thức thi tranh giải “Trạng nguyên” ở khối 6, 7, 8, nhà trường tiến hành chọn lọc và phát hiện các học sinh có năng khiếu để tổ chức bồi dưỡng. Đối với các học sinh yếu, trên cơ sở chất lượng bộ môn năm học trước và kết quả học tập của học sinh trong năm học, nhà trường chọn lọc các học sinh có năng lực học tập còn thấp để tổ chức phụ đạo. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn thực hiện giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh để cập nhật kiến thức cho các học sinh có khả năng học tập yếu kém. Tuy nhiên, công tác phụ đạo học sinh yếu kém chưa đạt hiệu quả, tỉ lệ học sinh yếu kém hằng năm còn cao hơn so với mặt bằng chung của huyện [H5-5.1-17]; [H5-5.1-18]; [H5-5.1-19]; [H5-5.1-20]; [H5-5.1-21]. Mức 3 Trong năm học, vào mỗi tháng, cuối học kỳ hoặc cuối năm học các tổ chuyên môn, bộ phận chuyên môn và nhà trường đều thực hiện tốt công tác rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập. Trong sinh hoạt hội đồng sư phạm hằng tháng, lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập theo đúng quy định của ngành. Các sổ đầu bài, sổ theo dõi thực hiện giảng dạy được các tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện chương trình dạy học của giáo viên bộ môn. Tuy nhiên, việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt giải các hoạt động phong trào mũi nhọn chưa cao so với các trường khác trong địa bàn huyện. Hằng năm, trường chưa thực hiện tốt việc rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện tất cả các biện pháp, giải pháp tổ chức tất cả các hoạt động của năm trước để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt trong nhà trường [H1-1.5-22]; [H5-5.1-23]. 2. Điểm mạnh Nhà trường xây dựng được kế hoạch dạy học và thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học theo quy định, không cắt xén nội dung giảng dạy. Giáo viên vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học, học sinh có kỹ năng làm việc theo nhóm, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhà trường còn tổ chức kiểm tra định kỳ bằng hình thức kiểm tra chung đối với các môn học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả. Chất lượng giáo dục các hoạt động mũi nhọn có nhiều thay đổi, tỉ lệ học sinh giỏi đạt giải qua các kỳ thi do ngành tổ chức có nhiều tiến bộ. 3. Điểm yếu Công tác phụ đạo học sinh yếu kém chưa có giải pháp tốt, chất lượng học tập của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của huyện. Việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023 trở đi, lãnh đạo và các tổ chuyên môn sau mỗi năm học cần thực hiện tốt việc rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện tất cả các biện pháp, giải pháp tổ chức tất cả các hoạt động của năm trước để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt trong nhà trường. Đề ra các giải pháp thật cụ thể về nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém tăng học sinh giỏi các bộ môn văn hóa. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 5.2: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Mức 1
  6. Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
  7. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
  8. Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Mức 2 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục. Mức 3 Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cập nhật thông tin học sinh để xác định số học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập, trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng được kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi hằng năm. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu đặc biệt và phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu, kém [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11]. - Hằng năm, nhà trường đều có tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu phù hợp tình hình thực tế. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường đã tổ chức cho học sinh thi “Trạng nguyên” để xác định học sinh giỏi bộ môn, học sinh năng khiếu và tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch. Những học sinh yếu kém được tổ chức phụ đạo trong buổi chính khóa, giáo viên bộ môn phân công học sinh khá giỏi kèm giúp bạn trong quá trình học tập tại lớp. Bên cạnh đó, trường cũng tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng khác như: Thi tìm hiểu kiến thức ở các bộ môn trong tiết sinh hoạt dưới cờ, phát động phong trào điểm hồng … để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Những học sinh có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao được giáo viên phát hiện trong quá trình giảng dạy, trong tổ chức hội thi Ca múa nhạc, Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường và tổ chức tập dượt thường xuyên để tham gia các hội thi do ngành tổ chức [H5-5.1-01]; [H5-5.1-02]; [H5-5.1-05]; [H5-5.1-10]; [H5-5.1-11]; [H5-5.1-20]; [H5-5.1-21]. - Hằng năm, nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, từ đó có định hướng điều chỉnh cho hoạt động trong thời gian các năm học sau [H5-5.1-23]; [H5-5.1-24]. Mức 2 Tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện giảm so với kế hoạch giáo dục của trường, tỉ lệ học sinh có năng khiếu hằng năm đều tăng cao [H1-1.2-06]; [H5-5.1-24]. Mức 3 Mỗi năm, nhà trường đều có học sinh đạt giải cấp huyện trong các kỳ thi, hội thi về văn hóa, thể thao, nghệ thuật. Tỉ lệ học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, nghiên cứu khoa học có xu hướng tăng mỗi năm nhưng so với các trường trong huyện thì tỉ lệ đạt được của trường còn thấp [H5-5.2-01]; [H5-5.2-02]; [H5-5.2-03]; [H5-5.2-04]; [H5-5.2-05]. 2. Điểm mạnh Xây dựng được kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả khá cao, tỉ lệ học sinh giỏi tăng và học sinh yếu kém giảm dần mỗi năm. Những học sinh có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao được giáo viên kịp thời phát hiện trong quá trình giảng dạy. Nhà trường luôn luôn có học sinh đạt giải trong các kỳ thi, hội thi về lĩnh vực văn hóa, thể thao, nghệ thuật. 3. Điểm yếu Công tác phụ đạo học sinh có chất lượng thực hiện còn thấp. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Tiếp tục tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi giải “Trạng nguyên” nhằm phát hiện và tạo nguồn học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Tích cực phân loại học sinh ngay từ đầu cấp, đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh để nâng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi và hạ tỉ lệ học sinh yếu kém. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém trong giờ học chính khóa nhằm nâng cao chất lượng học sinh đại trà theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục đề ra. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo qui định Mức 1
  9. Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;
  10. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;
  11. Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Mức 2 Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 Nhà trường đã thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo từng môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý theo qui định tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở. Ngay từ đầu năm học, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đưa nội dung giáo dục địa phương vào trong chương trình góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn, tạo ra hứng thú, động lực học tập cho học sinh thông qua các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân nhằm giáo dục di sản, giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước cho các em học sinh [H1-1.5-01]; [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02]. - Hằng năm, nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung giáo dục địa phương theo đúng quy định của ngành như lồng ghép vào kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kỳ [H5-5.3-03]. - Mỗi năm học, nhà trường đều rà soát, đánh giá, cập nhật nội dung giáo dục địa phương, thực hiện điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương thông qua các theo các văn bản về điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương. Ngoài ra, còn tổ chức biên soạn một số tiết dạy về văn hóa địa phương góp phần phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường thêm phong phú [H5-5.3-04]. Mức 2 Nhà trường thực hiện đúng nội dung giáo dục địa phương theo quy định của ngành, tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương vào các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Mỗi năm, tổ chức Đội đều xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh đi du khảo về nguồn tìm hiểu thêm lịch sử văn hóa địa phương khu lưu niệm Lăng Phó bảng, Khu căn cứ địa cách mạng Trung ương cục Miền nam, viếng nghĩa trang liệt sĩ, khu căn cứ Xẻo Quít...thông qua các hoạt động đó để giáo dục học sinh truyền thống cách mạng, lòng biết ơn, tự hào dân tộc [H5-5.1-08]; [H5-5.3-05]. 2. Điểm mạnh Nhà trường thực hiện đầy đủ, lồng ghép nội dung giáo dục địa phương ở từng khối lớp theo phân phối chương trình của các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Mỹ thuật. Hằng năm, nhà trường thực hiện kiểm tra, rà soát, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp. Giáo viên có ý thức về việc sưu tầm tư liệu, tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục địa phương nghiêm túc đúng quy định. Trong hoạt động giáo dục, nhà trường chú trọng gắn nội dung giáo dục địa phương với các hoạt động thực tiễn giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế để nâng cao hiệu quả giáo dục. 3. Điểm yếu Nội dung giáo dục địa phương chưa được phong phú, tài liệu còn hạn chế, thiếu cập nhật nội dung mới dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương. Tổ chức cho các em học sinh giao lưu, gặp gỡ những nhân chứng lịch sử để mở rộng kiến thức. Phân công giáo viên sưu tầm, bổ sung tài liệu về địa phương để cập nhật thông tin. Thực hiện tốt phong trào về nguồn để giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Thường xuyên rà soát, cập nhật điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương phù hợp tình hình mới. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2.

Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Mức 1

  1. Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;
  2. Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;
  3. Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Mức 2
  4. Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực;
  5. Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Trong mỗi năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 và tổ chức thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình và tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp các ngành nghề cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường, nhu cầu học của học sinh và sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương [H1-1.5-01]; [H2-2.2-03]. - Ngoài việc tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp theo quy định, nhà trường còn phối hợp với trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và trường Cao đẳng nghề An Giang tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm các điều kiện học tập và giảng dạy của mỗi trường [H2-2.2-03]. - Mỗi hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đều phân công giáo viên, Tổng phụ trách Đội tham gia hướng dẫn học sinh đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tham quan trải nghiệm [H5-5.4-02]. Mức 2 - Giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội rất tích cực hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm thực tế và hướng nghiệp cho các em học sinh với các hình thức phù hợp, do đó đã đạt kết quả thiết thực trong giáo dục học sinh [H2-2.2-03]. - Nhà trường thực hiện được việc rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp định kỳ mỗi học kỳ thông qua các báo cáo sơ, tổng kết [H1-1.2-06]; [H1-1.3-11]; [H5-5.4-02]. 2. Điểm mạnh Nhà trường tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường và nhu cầu của học sinh. Tổ chức được các buổi (tiết) sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh khối 9 giúp cho các em định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh tham gia và kết quả đạt được trong quá trình học tập trải nghiệm, hướng nghiệp khá tốt; có phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng tham gia với học sinh. Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và đạt kết quả thiết thực trong giáo dục học sinh. 3. Điểm yếu Việc tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm, hướng nghiệp bên ngoài nhà trường chưa nhiều chỉ tập trung vào cuối năm học, chưa tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại các công ty, các cơ sở sản xuất có trên địa bàn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023 và các năm học sau, Ban lãnh đạo nhà trường xây dựng hoàn thiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm thực tế có thêm hình thức tham quan tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất có trên địa bàn huyện, giới thiệu cho các em các mô hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương đang thực hiện có hiệu quả. Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề cho học sinh, giáo dục các em có định hướng đúng đắn sau tốt nghiệp trung học cơ sở. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh Mức 1
  6. Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;
  7. Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;
  8. Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Mức 2
  9. Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
  10. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển. Mức 3 Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Trong kế hoạch năm học, nhà trường xây dựng nội dung giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập, điều kiện nhà trường và địa phương. Trong dạy học, các bộ môn đều lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống như giáo dục kỹ năng tham gia giao thông; cách tự phòng, chống tai nạn thương tích; phòng chống đuối nước; giáo dục kỹ năng dã ngoại. Ngoài ra, trong các hoạt giáo dục trải nghiệm, nhà trường tích cực rèn luyện và giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh như: giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng ứng xử…cho học sinh [H1-1.4-04]; [H1-1.5-01]. - Từ các hoạt động giáo dục của nhà trường, việc tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho các em học sinh có chuyển biến tích cực, các em chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, có kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn nói chuyện trước đám đông, các em học sinh có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, biết cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; ứng xử có văn hóa, đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau [H1-1.3-11]; [H1-1.3-17]; [H5-5.5-01]; [H5-5.5-02]; [H5-5.5-03]; [H5-5.5-04]; [H5-5.1-04]. - Qua giáo dục hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh, đạo đức lối sống của các em học sinh tốt hơn, các em chấp hành tốt nội quy nhà trường, có nhiều kỹ năng trong giao tiếp, đối xử. Nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh từng bước phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam [H1-1.2-06]; [H1-1.3-11]; [H1-1.5-04]; [H1-1.5-05]; [H5-5.5-04]; [H5-5.5-05]. Mức 2 - Trong quá trình học tập tại trường, các em học sinh luôn được thầy cô hướng dẫn biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện. Đánh giá được năng lực của bản thân để có hướng phấn đấu rèn luyện tốt hơn trong quá trình học tập của mình [H1-1.5-04]. - Học sinh có nhiều khả năng vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, từng bước hình thành và phát triển được khả năng và nhân cách của bản thân [H2-2.2-04]; [H5-5.5-06]; [H5-5.5-07]. Mức 3 Các em học sinh bước đầu được tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của thầy cô và đạt được kết quả khá tốt. Các em học sinh tạo ra được nhiều sản phẩm khoa học và tham gia dự thi có kết quả khá tốt. [H2-2.2-04]; [H5-5.5-06]; [H5-5.5-07]. 2. Điểm mạnh Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống; giáo dục phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên đề, giáo dục và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục và tư vấn về sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục, học sinh có chuyển biến tích cực, trong quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, các em có nhiều hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật khá tốt. Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Qua hướng dẫn của giáo viên, các em học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bước đầu sử dụng được năng lực, kiến thức tham gia nghiên cứu khoa học. 3. Điểm yếu Các học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật không đồng đều ở các môn học, chỉ tập trung ở một số môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2022 – 2023, Ban lãnh đạo nhà trường mạnh dạn thay đổi đánh giá xếp loại năng lực giáo viên thông các hoạt động giáo dục hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống. Xây dựng và giao chỉ tiêu hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho từng giáo viên, đồng thời gắn chặt với nội dung thi đua, đánh giá phân loại viên chức và đánh giá chuẩn nghề nghiệp mỗi năm học. 5. Tự đánh giá Đạt mức 3. Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục Mức 1
  11. Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
  12. Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
  13. Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường. Mức 2
  14. Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;
  15. Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá. Mức 3
  16. Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh: - Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên; - Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên; - Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên; - Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên; - Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém; - Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém; - Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên.
  17. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: - Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học; - Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học. 1. Mô tả hiện trạng Mức 1 - Kết quả đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh của nhà trường hằng năm đều đạt theo kế hoạch đặt ra. Hằng năm, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên đều đạt trên 90%, trong đó, tỉ lệ học sinh xếp loại khá đạt trên 30%; tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt trên 25%. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng học tập, nhà trường rất chú trọng và tăng cường giáo dục đạo đức, nên các năm qua kết quả xếp loại hạnh kiểm khá cao. Mỗi năm, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt loại khá và tốt trên 95%, trong đó xếp loại hạnh kiểm loại tốt của học sinh đều trên 80 % [H1-1.2-06]; [H1-1.5-05]; [H5-5.1-23]; [H5-5.6-01]. + Bảng theo dõi xếp loại học lực:

Năm học Tổng số HS Loại Giỏi Loại Khá Loại T.bình Loại yếu Loại kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2017-2018 1222 352 28.81 385 31.51 423 34.62 60 4.91 2 0.16 2018-2019 1290 333 25.81 375 29.07 410 31.78 168 13.02 4 0.31 2019-2020 1277 449 35,16 497 38,92 314 24,59 16 1,25 1 0,08 2020-2021 1389 413 29,73 497 35,78 430 30,96 48 3,46 1 0,07 2021-2022 1285 388 30,19 523 40,70 372 28,95 2 0,16 0 0

+ Bảng theo dõi xếp loại hạnh kiểm:

Năm học Tổng số HS Loại Tốt Loại Khá Loại T. bình Loại yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2017-2018 1222 1104 90,34 113 9,25 5 0,41 0 0 2018-2019 1290 1062 82,33 214 16,59 14 1,09 0 0 2019-2020 1277 1174 91,93 89 6,97 14 1,10 0 0 2020-2021 1389 1262 90,86 124 8,93 3 0,22 0 0 2021-2022 1285 1239 96,42 39 3,04 7 0,54 0 0

- Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng và học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở mỗi năm đều cao và đạt được kế hoạch đề ra [H5-5.6-02].

Năm học Tổng số HS Số HS lên lớp thẳng Tỉ lệ % 2017-2018 1222 1160 94,90 2018-2019 1290 1118 86,70 2019-2020 1277 1260 98,70 2020-2021 1398 1340 96,47 2021-2022 1285 1283 99,84

Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các năm qua:

Năm học Tổng số HS Số học sinh tốt nghiệp Tỉ lệ % 2017-2018 241 237 98,34 2018-2019 271 259 95,57 2019-2020 261 261 100,00 2020-2021 283 283 100,00 2021-2022 292 292 100,00

- Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được định hướng phân luồng cho học sinh chủ yếu là tiếp tục học lên trung học phổ thông trên 90%, học sinh tham gia học tập tại các trường trung cấp nghề và các cơ sở nghề nghiệp chỉ đạt xấp xĩ 10%. Mỗi năm, nhà trường đều cố gắng sinh hoạt tuyên truyền, tổ chức giới thiệu nghề nghiệp cho các em học sinh. Tuy nhiên, học sinh tham gia học tập tại các trường nghề và các cơ sở nghề nghiệp không cao [H5-5.6-01]. Mức 2 - Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh của nhà trường trong 05 năm liên tiếp có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ năm học 2018-2019 đến nay nhà trường thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và chấn chỉnh lại nền nếp dạy học nên tỉ lệ đạt được về các mặt học lực, hạnh kiểm, kết quả học sinh lên lớp cuối năm có thấp hơn so với các năm học trước nhưng chất lượng thật sự được đảm bảo tốt hơn (bảng thống kê trên) [H1-1.2-06]; [H5-5.1-23]. - Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở qua các năm có tiến bộ, việc chấn chỉnh chất lượng dạy học từ năm học 2017-2018 trở về sau đã làm thay đổi khá lớn đến tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tuy nhiên, chất lượng học tập và tốt nghiệp trung học cơ sở từ năm học 2019-2020 đã có sự chuyển biến tích cực [H5-5.1-23]; [H5-5.6-02]. Mức 3 Tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học vẫn còn khá cao, nhà trường chưa hạn chế được học sinh bỏ học trong năm học [H1-1.2-06]; [H5-5.1-23].

Năm học Tổng số học sinh đầu năm Số HS bỏ học Tỉ lệ Số học sinh lưu ban Tỉ lệ % 2017-2018 1267 25 2,0 2 0,16 2018-2019 1322 19 1,4 4 0,31 2019-2020 1325 29 2,2 1 0,08 2020-2021 1418 30 2,12 1 0,07 2021-2022 1374 26 1,89 0 0

2. Điểm mạnh Tỉ lệ học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hằng năm luôn ổn định và có xu hướng đi lên. Học sinh được xếp loại học lực và hạnh kiểm trong các năm học từng bước được tăng lên, chất lượng giáo dục được đảm bảo các yêu cầu của nhà trường. 3. Điểm yếu Tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Tiếp tục quán triệt tinh thần Chỉ thị số 30/CT-TU và Kế hoạch số 15/KH-UBND của tỉnh để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm tích cực phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể của chính quyền địa phương để tham gia vận động học sinh có nguy cơ bỏ, từng bước khắc phục số học sinh bỏ học. Nhà trường tiếp tục định hướng, tổ chức tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh, xây dựng kế hoạch tổ thức cho học sinh tham gia trải nghiệm, thăm các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề để làm tốt hơn công tác hướng nghiệp cho học sinh. 5. Tự đánh giá Đạt mức 2. Kết luận về tiêu chuẩn 5 * Điểm mạnh nổi bật Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học theo đúng quy định của ngành, thực hiện tương đối tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phát động mạnh mẽ phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”. Giáo viên giảng dạy thực hiện dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh, tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập. Giáo viên chủ động, sáng tạo, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng tự học cho học sinh; mở rộng liên hệ thực tế, thời sự địa phương, tích hợp kiến thức của nhiều môn học. Số học sinh được lên lớp và công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt khá cao. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, tập trung giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn phân luồng đạt hiệu quả. Nhà trường xây dựng đầy đủ và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch dạy học theo từng bộ môn trong năm học, học kỳ, tháng, tuần theo quy định của ngành. Thực hiện tốt việc tổ chức dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề, phát huy được tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tư duy của học sinh trong học tập. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn. Tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tận tình giảng dạy và giúp đỡ các em trong học tập để đạt kết quả tốt, học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp ổn định và tăng dần. Tổ chức biên soạn và thực hiện tốt chương trình giáo dục địa phương, lồng ghép vào chương trình giảng dạy của một số môn học. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường, tạo điều kiện phát huy năng lực của học sinh có năng khiếu nhằm nâng cao kỹ năng sống cho các em. Chất lượng học tập và tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt luôn giữ ổn định. Không có học sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vi phạm pháp luật. Nhà trường tổ chức được các hoạt động giáo dục ngành nghề cho học sinh phù hợp với điều kiện của trường và nhu cầu của học sinh. Tỉ lệ học sinh tham gia và kết quả đạt được trong quá trình học tập giáo dục nghề khá tốt. Tỉ lệ học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hằng năm luôn ổn định, chất lượng dạy học được đảm bảo. Có nhiều học sinh tham gia trong các hội thi, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và đạt được kết quả cao so với mặt bằng chung của huyện. * Điểm yếu cơ bản Chất lượng giáo dục các hoạt động mũi nhọn chưa có nhiều thay đổi, tỉ lệ học sinh giỏi đạt giải qua các kỳ thi do ngành tổ chức còn thấp. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém chưa có giải pháp tốt, chất lượng học tập của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của huyện. Việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp. Hằng năm, trường chưa thực hiện tốt việc rà soát, phân tích, đánh giá toàn diện tất cả các biện pháp, giải pháp tổ chức tất cả các hoạt động của năm trước để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt trong nhà trường. Giáo viên chưa làm tốt công tác hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chưa phát huy được tính sáng tạo, ham học hỏi, tìm hiểu nghiên cứu khoa học của học sinh. Chưa hạn chế được học sinh bỏ học trong năm học. Đạt mức 1: 6/6 tiêu chí Đạt mức 2: 6/6 tiêu chí Đạt mức 3: 3/4 tiêu chí II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4 Tiêu chí 1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường có những nội dung được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1. Mô tả hiện trạng Nhà trường xây dựng được kế hoạch giáo dục trong mỗi năm phù hợp với tình hình thực tế và kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên nội dung kế hoạch chưa được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới theo quy định [H1-1.1-01]; [H1-1.5-01]. 2. Điểm mạnh Kế hoạch giáo dục mỗi năm học được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế địa phương góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Điểm yếu Kế hoạch giáo dục của nhà trường chưa có những nội dung tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, Ban lãnh đạo nhà trường cần tham khảo thêm các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới để nâng cao chất lượng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với tình hình thực tiễn. 5. Tự đánh giá Không đạt. Tiêu chí 2. Đảm bảo 100% cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan. 1. Mô tả hiện trạng Tất cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu đều thực hiện tốt mục giáo dục hàng năm, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tích tốt trong học tập, cụ thể trong các năm học nhà trường đều xét miễn giảm học phí cho học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo, con mồ côi. Ngoài ra còn hỗ hỗ trợ chi phí học tập cho các em có hoàn cảnh nêu trên, xét cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi. 2. Điểm mạnh Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh năng khiếu được nhà trường, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các em có đủ điều kiện tới trường, những học sinh có năng khiếu được giáo viên kịp thời phát hiện và bồi dưỡng trong quá trình giảng dạy [H1-1.3-21]; [H2-2.4-05]; [H2-2.4-07]; [H4-4.1-05] ; [H4-4.1-06]; [H5-5.1-09]; [H5-5.1-10]; [H5-5.1-21]; [H5-5.2-02]; [H5-5.2-03]; [H5-5.2-04]; [H5-5.2-05]. 3. Điểm yếu Cha mẹ học sinh các em có hoàn cảnh khó khăn chưa có nhiều quan tâm chăm lo tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập tốt. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Hiệu trưởng tích cực phối hợp các lực lượng đoàn thể và chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh năng khiếu thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 5. Tự đánh giá Đạt. Tiêu chí 3. Nhà trường tại địa bàn vùng khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền ghi nhận. 1. Mô tả hiện trạng Trong mỗi năm học nhà trường đều có học sinh tham gia dự thi cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, chủ yếu tập trung ở môn Hóa học, Sinh học. [H5-5.2-04].

Năm học Tổng số HS đạt giải 2017-2018 1 2018-2019 1 2019-2020 3 2020-2021 2 2021-2022 2

2. Điểm mạnh Nhà trường tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển năng lực toàn diện học sinh. Có tổ chức cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học. 3. Điểm yếu Học sinh tham gia nghiên cứu khoa học chưa đều các môn học chỉ tập trung ở môn hóa học, chất lượng nội dung nghiên cứu chưa sâu nên thành tích đạt được so mặt bằng chung của huyện còn thấp. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, Ban lãnh đạo thực hiện giao chỉ tiêu về cho các tổ chuyên môn hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên thực hiện có hiệu quả và tích cực hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. 5. Tự đánh giá Đạt. Tiêu chí 4. Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế. Thư viện có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khá hiện đại, trang bị được 5 máy tính có kết nối mạng internet băng thông rộng, thư viện có hệ thống mạng không dây đáp ứng được yêu cầu truy cập thông tin của người đọc. Tuy nhiên nguồn tài liệu có tại thư viện chưa phong phú đa dạng để đáp ứng yêu cầu của nhà trường [H3-3.6-07]; [H3-3.6-08]. 2. Điểm mạnh Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin khá hiện đại, có các máy tính được kết nối internet, có mạng không dây đáp ứng được yêu cầu các hoạt động của nhà trường. 3. Điểm yếu Chưa có đầy đủ nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số, thư viện chưa đảm bảo hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, bộ phận thư viện tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường tổ chức sắp xếp lại phòng đọc sách của học sinh để bố trí thêm hệ thống máy tính có kết nối mạng phục vụ các hoạt động của nhà trường; tạo nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số đáp ứng tiêu chuẩn thư viện điện tử trong tình hình mới.

  1. Tự đánh giá Không đạt. Tiêu chí 5. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường. 1. Mô tả hiện trạng Trong 05 năm gần đây, tập thể nhà trường rất cố gắng thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025, tuy nhiên, những mục tiêu đã đặt ra chưa thực hiện được đầy đủ. Cơ sở vật chất không hoàn chỉnh, không đủ các phòng học, phòng chức năng, không có đủ phòng học bộ môn theo quy định. 2. Điểm mạnh Nhà trường đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020, giữ vững khối đoàn kết nội bộ, nâng cao được chất lượng giáo dục. 3. Điểm yếu Nhà trường chưa thực hiện đầy đủ các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Điều chỉnh và xây dựng lại kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với tình hình mới của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Xác định lại giá trị của nhà trường, xây dựng tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
  2. Tự đánh giá Không đạt. Tiêu chí 6. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận. 1. Mô tả hiện trạng Trong 05 năm gần đây nhà trường có nhiều thành tích trong công tác giáo dục, năm học 2020-2021 được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen và được công nhận tập thể lao động xuất sắc, tuy nhiên các thành tích đạt được chưa cao [H1-1.8-01]. 2. Điểm mạnh Nhà trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng và thành tích của nhà trường được nâng lên rõ nét, được Ủy ban nhân dân tỉnh khen tặng về thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 3. Điểm yếu Nhà trường đạt thành tích chưa thường xuyên và thiếu liên tục trong các hoạt động. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2022 – 2023, Hội đồng thi đua nhà trường chấn chỉnh công tác thi đua, xây dựng quy chế thi đua, giao chỉ tiêu cần phải đạt được cho từng công việc, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân và tập thể của trường. Tích cực xây dựng nền nếp kỷ cương, kỷ luật của đơn vị. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
  3. Tự đánh giá Đạt. Kết luận Kế hoạch giáo dục mỗi năm học được nhà trường xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đơn vị. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu được nhà trường, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ, bồi dưỡng. Trong mỗi năm học, mỗi thầy cô đều cố gắng hướng dẫn cho các em phát huy năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chất lượng hoạt động của trường đã đi vào ổn định và được phát huy cao hơn trong các năm học tiếp theo. Nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, xây dựng được tầm nhìn chiến lược dài hạn, Tuy nhiên, các nội dung chưa được tham khảo các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới. Nhà trường chưa phát huy đầy đủ năng lực nghiên cứu khoa học của các em học sinh, học sinh còn thụ động chưa biết nghiên cứu khoa học vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Nhà trường hoàn thành chưa trọn vẹn tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển, thành tích đạt được trong các năm học vừa qua còn thấp. . Số tiêu chí đạt: 3/6 tiêu chí. . Số tiêu chí không đạt: 3/6 tiêu chí. Phần III KẾT LUẬN CHUNG Trong thời gian vừa qua, trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung có nhiều sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng và hiệu quả hoạt động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm và cố gắng của cả tập thể cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của ngành giáo dục và sự quan tâm phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học mà nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế-xã hội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực, nhiệt tình, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, tập thể đoàn kết tốt, mỗi thầy cô giáo luôn phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phấn đấu nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, thực hiện tốt hoạt động dạy-học và các hoạt động giáo dục học sinh.

1. Phân tích theo từng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Tiêu chí Tổng số Đạt mức 1 Đạt mức 2 Đạt mức 3 1 10 10 10 3 2 4 4 4 4 3 6 6 6 4 4 2 2 2 2 5 6 6 6 3 Cộng 28 28 28 16

2. Số lượng và tỉ lệ các tiêu chí đạt và không đạt mức 1, mức 2, mức 3:

  1. Số lượng và tỉ lệ tiêu chí đạt mức 1, mức 2, mức 3: Đạt mức 1: 28/28 tiêu chí, tỉ lệ 100% Đạt mức 2: 28/28 tiêu chí, tỉ lệ 100% Đạt mức 3: 16/20 tiêu chí, tỉ lệ 80,00%
  2. Số lượng và tỉ lệ tiêu chí không đạt mức 1, mức 2, mức 3: Không đạt mức 1: 0/28 tiêu chí, tỉ lệ 00% Không đạt mức 2: 0/28 tiêu chí, tỉ lệ 00% Không đạt mức 3: 4/20 tiêu chí, tỉ lệ 20,00% 3. Số lượng và tỉ lệ các tiêu chí đạt và không đạt mức 4:
  3. Số lượng và tỉ lệ tiêu chí đạt mức 4: Đạt mức 4: 3/6 tiêu chí, tỉ lệ 50,00%.
  4. Số lượng và tỉ lệ tiêu chí không đạt mức 4: Không đạt mức 4: 3/6 tiêu chí, tỉ lệ 50,00%. 4. Mức đánh giá của cơ sở giáo dục: Mức 2. 5. Kết luận: Căn cứ Khoản 2, Điều 34 và Khoản 2, Điều 37, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Với kết quả tự đánh giá trên, trường Trung học cơ sở Vĩnh Thạnh Trung đề nghị đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1./.

Vĩnh Thạnh Trung, ngày 30 tháng 6 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Hùng

Tác giả bài viết: nth

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thcsvinhthanhtrungangiang.edu.vn là vi phạm bản quyền