Bác Hồ nói tiếng Trung Quốc

Nếu nói đến đổi mới trong phương pháp giảng dạy tiếng trung thì đó là nâng cao quá trình tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng chói về việc tự học các ngoại ngữ, cụ thể  trong bài này ta nói đến  tự học tiếng Trung Quốc. Vậy thế nào là học tiếng trung theo phương pháp của Bác Hồ?

Có một thời gian Bác  ở Trung Quốc, Trần Dân Tiên kể: “Nhân đọc được quảng cáo trên tờ “Quảng Châu nhật báo”, ông đã tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-rô-đin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu”. Bác đã học tiếng Trung Quốc khi hoạt động ở Quảng Châu và sau khi bọn Quốc dân đảng phản động ở TQ định thủ tiêu Bác, Bác phải lánh sang hoạt động ở Thái Lan. Trước đó bác đã tự học tiếng trung rất thành thạo.

Phương pháp tự học của Bác. Đó là tranh thủ mọi thời gian để học, tranh thủ học được nhiều người.  Đó là cách học kiên trì, bền bỉ, năng động và học thường xuyên. Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được tiếng trung. Bác phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ, trong đó có tiếng trung.

Bác tự học một cách kiên trì, chẳng hạn như cách Bác học viết báo. Một điều cần học Bác là tự học một cách toàn diện. Ngoài học viết báo, Bác còn tích luỹ vốn ngôn ngữ và văn học nữa, nên đã tranh thủ đọc các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng: Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola, Anatole France, Léon Tolstoi bằng tiếng Pháp. Bác đã viết cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong sách của người Pháp viết có ở thư viện quốc gia và hăng hái viết vở kịch “Rồng tre” bằng tiếng Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa. Vở kịch bị chính phủ Pháp cấm, nhưng Câu lạc bộ ngoại ô Paris đã đem diễn, được các nhà phê bình văn nghệ khen hay. Bác cũng không quên học văn hóa của đất nước mà mình học ngoại ngữ. Bác học văn hóa trung hoa khi học tiếng trung.

Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa giành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Bác làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh, do cụ Phan Chu Trinh dạy nghề cho. Thường thường Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến Bác đi dự những cuộc mít-tinh. Hầu hết những buổi mít-tinh Bác đều phát biểu ý kiến và khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị và văn học của mình.

Ngày nay chúng ta có rất nhiều điều kiện để tự học tốt tiếng trung, nhưng do thiếu ý chí và thiếu phương pháp tự học nên kết quả tự học chưa cao. Học tập tấm gương đạo đức của Bác, chúng ta hoàn toàn có thể tự trau dồi kiến thức tiếng trung cho mình ngày càng hoàn thiện hơn.

Phạm Dương Châu –Tiengtrung.vn
CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội ĐT : 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585
CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 ) ĐT : 09.8595.8595
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :
http://tiengtrung.vn/lop-hoc-tieng-trung-online
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :
http://tiengtrung.vn/hoc-tieng-trung-giao-tiep-1
BỘ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG TRUNG :
https://www.facebook.com/trungtamtiengtrung.vn/posts/1312880868784627
Mua sách 500k được tặng khóa boya 1 và 301 câu đàm thoại TRỊ GIÁ 1.400.000 VND

3 giờ sáng 6.10, tại sân bay Tân Sơn Nhất, có một hành khách cao tuổi từ Trung Quốc sang không giấu được vẻ bùi ngùi, xúc động. Ông là Lương Phong, sinh năm 1932, người từng phiên dịch cho Bác Hồ trong suốt 20 năm.

Lần đầu phiên dịch cho Bác, tôi rất run!

Tại phòng khách Hội hữu nghị Việt - Trung, ông Lương Phong bắt đầu cuộc trò chuyện với Thanh Niên: "Tôi sinh ra tại Việt Nam dù bố mẹ tôi là người Quảng Đông. Từ năm 1945, phong trào cách mạng của Việt Nam và cách mạng Trung Quốc rất sôi động. Từ năm 1946, lúc tôi 14 tuổi, tôi được giao công tác bí mật cơ yếu (dịch mật mã) phục vụ Đảng CS Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Đến năm 1950, tôi được phân công làm cán bộ phiên dịch cho đoàn cố vấn Trung Quốc".

"Lần đầu tiên ông được phiên dịch cho Bác Hồ là lúc nào?", chúng tôi hỏi. Giọng ông Lương Phong xúc động: "Là vào năm 1950, lúc tôi được 18 tuổi. Tôi được giao nhiệm vụ phiên dịch cho Bác và đồng chí La Quý Ba, trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc. Lần đó, tôi rất hồi hộp. À không, phải nói là tôi rất run! Đây cũng là lần đầu tôi được gặp Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại nên lúng túng không biết xử trí thế nào. Vả lại, Bác Hồ nói tiếng Trung Quốc rất giỏi, làm thơ bằng chữ Hán rất giỏi. Phiên dịch cho một người giỏi thì... áp lực càng cao! Sau cuộc gặp kéo dài 15 phút ấy, Bác chân tình bảo tôi: Bác thấy chú phiên dịch không được suôn sẻ lắm. Rồi Bác hỏi: Chú học phiên dịch ở đâu?. Tôi đáp: Dạ ở núi rừng Việt Bắc ạ! Bác nhắn nhủ: Chú cần cố gắng thêm nhé!".

Chúng tôi hỏi: "Thưa ông, tổng cộng ông đã được phiên dịch cho Bác Hồ bao nhiêu lần?". Ông Lương Phong: "Câu hỏi này khó lắm đấy! Làm phiên dịch cho lãnh tụ, tôi không được phép ghi lại điều gì hết. Tất cả chỉ để trong trí nhớ thôi nên không thể nào tính được chính xác bao nhiêu lần".

Ông Lương Phong nói thêm: "Từ năm 1950 đến 1968, theo trí nhớ của tôi, Bác Hồ sang thăm Trung Quốc khoảng 24 lần cả công khai lẫn bí mật. Tôi được phiên dịch rất nhiều lần trong những cuộc gặp giữa Bác với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, khi thì ở Việt Nam, khi thì ở Trung Quốc".

"Và lần phiên dịch nào ông cho là ấn tượng và sâu sắc nhất?". Ông Lương Phong: "Giữa năm 1966, tôi được phiên dịch cho Bác Hồ và Bác Mao (Mao Trạch Đông), hai lãnh tụ tại Hàng Châu - Trung Quốc. Tôi phiên dịch trong suốt 3 - 4 tiếng đồng hồ. Tại đây, Bác Hồ và Bác Mao bàn bạc với nhau về tình hình cuộc Cách mạng văn hóa lúc bấy giờ ở Trung Quốc và công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Có thể nói, đây là niềm vinh hạnh lớn lao nhất của cuộc đời tôi!".

Lúc 21 tuổi (năm 1953), ông Lương Phong đã được Nhà nước ta trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba.

"Chú dịch thế nào chứ, Bác có nói như thế đâu!"

"Ước nguyện của tôi từ thời kháng chiến chống Pháp, đến chống Mỹ, rồi mãi đến tận bây giờ mới thực hiện được: đến thăm miền Nam, dải đất thiêng liêng rất nhiều lần Bác Hồ nói đến", ông Lương Phong bộc bạch.

\n

Ông Phong còn cho biết, trong nửa thập kỷ qua, ông luôn trân trọng lưu giữ bức ảnh chân dung Bác có ghi dòng chữ: "Bác Hồ tặng" (bằng chữ Hán) đề ngày 1.6.1961, khi ông trở về Trung Quốc công tác ở Bộ Ngoại giao. Bên cạnh đó, ông coi lá thư tay của Bác Hồ gửi cho ông như một báu vật. Trong lá thư này, Bác nhờ ông Lương Phong tìm hiểu nguồn gốc bài thơ "Đề tích sở kiến xứ" của Thôi Hộ... Ông Lương Phong nói: "Đây là bằng chứng tại sao tôi nói sau một lần được phiên dịch cho Bác Hồ, trình độ của tôi được nâng cao thêm một bước! Quả thực lúc đó tôi không biết rõ về bài thơ này, thế là phải tìm hiểu kỹ để trả lời với Bác. Mỗi lần như thế kiến thức của tôi được mở rộng thêm...".

Bác Hồ nói tiếng Trung Quốc

Lá thư của Bác Hồ gửi ông Lương Phong

Ảnh: Như Lịch

Ông nói tiếp: "Trong gần 20 năm (từ 1950 đến 1969) được tiếp xúc, phiên dịch cho Bác Hồ, nhiều khi tôi rơi nước mắt vì cảm kích. Trước khi gặp Bác, tôi nghĩ rằng một lãnh tụ thường khó gần gũi. Thế nhưng, sau khi gặp Bác, tôi thấy Bác rất gần gũi với quần chúng, đến đâu Bác cũng coi họ là người bà con của mình, Bác rất dễ tính và thương yêu thế hệ trẻ. Những lúc tôi chưa thành thạo, dịch không chuẩn xác, Bác chỉnh ngay: Chú dịch thế nào chứ, Bác có nói như thế đâu!. Cứ mỗi lần như vậy, tôi càng phải tự phê bình, tổng kết lại những câu mình đã dịch, rồi còn phải luôn luôn học hỏi, tự rèn luyện để nâng cao năng lực của mình sao cho đi thật sát với lời nói của lãnh tụ. Những lần phiên dịch sau đó thì Bác bảo rằng luôn vừa ý với những lời dịch của tôi".

Theo ông Lương Phong, lần ông được gặp và nói chuyện với Bác Hồ lâu nhất là lần Bác đi thăm Hải Nam (Trung Quốc) vào năm 1960. "Lúc bấy giờ Bác Hồ đi nghỉ ở đấy, tôi tháp tùng cùng Bác trong 14 ngày. Tiếng là đi nghỉ nhưng thực tế, Bác làm rất nhiều việc. Tôi nhớ rất rõ Bác thường dậy rất sớm và tự pha cà phê mời mọi người cùng uống!".

Khi đề cập đến cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đang được phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong giới trẻ VN, ông Lương Phong nói: "Ấn tượng, niềm tin yêu suốt đời của tôi đối với Bác chính là những phẩm chất đạo đức cách mạng hết sức cao quý của Bác: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tôi từng thấy Bác kêu gọi tăng gia sản xuất trong quần chúng và Bác tự mình cầm cuốc tham gia trồng trọt. Điều khiến tôi xúc động là trong kháng chiến gian khổ, Bác ăn gì, mặc gì, làm việc như thế nào thì khi miền Bắc được giải phóng, Bác vẫn giữ lối sống giản dị như vậy. Bác vẫn nằm trên giường gỗ không có đệm. Trên bàn Bác có máy đánh chữ rất đơn sơ và Bác tự đánh máy…" .

Ông Lương Phong, hàm Đại sứ, thành viên Hội đồng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc cùng phu nhân sang thăm TP.HCM và một số tỉnh miền Tây từ ngày 7 đến ngày 12.10, theo lời mời của Hội Hữu nghị Việt - Trung TP.HCM (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM).

Dịp này, ông sẽ viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Bác Hồ tại Đồng Tháp, tham quan địa đạo Củ Chi, thăm các cơ sở doanh nghiệp Hoa kiều; giao lưu, gặp gỡ với lưu học sinh, sinh viên khoa tiếng Trung, cán bộ lão thành cách mạng...