Bà bầu 20 tuần tăng bao nhiêu kg

Hỏi - 29/06/2012 Thưa Bác Sĩ 

Em mang thai được 20 tuần, lúc mới mang thai em 53kg, đến nay đã 65kg. Bác sĩ cho em hỏi, em tăng cân như vậy có nhiều quá không ? Em sức khỏe tốt, ăn uống cũng được. 12 tuần đầu thai kỳ em tăng 3kg, từ tuần 12 đến tuần 18 em tăng 5kg, từ tuần 18 đến 20 tuần em tăng thêm 4kg nữa. Em đã đi kiểm tra sức khỏe tại TT chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của tỉnh thì các nữ hộ sinh nói em ko bị phù, các xét nghiệm về máu, nước tiểu bình thường. Xét nghiệm HBsAg dương tính. Mong Bác sĩ tư vấn giùm em về tình trạng tăng cân và cách chăm sóc sức khỏe những tháng còn lại của thai kỳ. Chân thành cảm ơn Bác sĩ

Trả lời Chào em

Phụ nữ mang thai tăng cân trong thai kỳ khoảng 20% cân nặng trước sinh. Như vậy, trung bình phụ nữ Việt Nam mang thai sẽ tăng từ 10-15 kg. Hiện tại, em đã tăng 12 kg ở thai 20 tuần, nhất là gần đây em tăng khoảng 2kg/tháng “[tuần 18 đến 20 em tăng 4kg”] là nhiều. Em cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh nhiều chất béo và tinh bột, tăng lượng rau. Tuy nhiên, bản thân con số tăng cân không nói lên chính xác điều gì. Quan trọng hơn là em cần đi khám thai để bác sĩ đánh giá toàn diện sức khỏe của em về nguy cơ các bệnh lý nội khoa như tiểu đường,  tiền sản giật, tim mạch; đồng thời theo dõi thai nhi.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Trong tuần thai 20, bé yêu đã lớn hơn rất nhiều so với một vài tuần trước. Bé nặng khoảng 320-340 gram, chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 25-27 cm tương đương với một quả chuối.

Về hình dáng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bé, thông qua hình ảnh siêu âm mẹ có thể nhận thấy, hai hàng lông mày cùng các sợi lông mi bé xíu đã bắt đầu xuất hiện dần dần. Tóc bé cũng mọc dài hơn. Bộ phận sinh dục cũng hình thành, nếu bé gái thì có âm đạo, bé trai thì có tinh hoàn. 

Bao phủ toàn bộ cơ thể bé là chất sáp nhờn màu trắng gọi là vernix, có vai trò như chất bảo vệ làn da mỏng manh trước các tác nhân xâm hại.

Ở tuần 20, thai nhi cũng đã biết nuốt dịch ối, thận bắt đầu quá trình bài tiết nước tiểu.Các giác quan của thai nhi cũng phát triển ở mức cao nhất, tế bào thần kinh hình thành và phân loại rõ ràng 5 giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khướu giác.

Thai 20 tuần có kích thích tương đương với một quả chuối tiêu.

Một điều đặc biệt nữa trong quá trình phát triển ở thai 20 tuần chính là việc mẹ bầu sẽ cảm nhận một cách rõ rệt việc thai máy. Những cú đạp, huých của bé vào thành bụng của mẹ đôi khi làm mẹ bất ngờ, vui sướng vì biết rằng con yêu đang phát triển rất tốt nhưng đôi khi lại làm mẹ khó ngủ vì sự nghịch ngợm của bé. 

Như vậy, mẹ đã biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu rồi phải không. Lúc này đỉnh của tử cung đã chạm sát với rốn và trong các tuần tiếp theo sẽ tăng thêm khoảng 1 cm nữa mỗi tuần, vì vậy bé yêu sẽ càng lớn lên nhanh chóng.

Lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 20

* Những thay đổi sinh lý

- Ở tuần 20, một số mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng sữa non chảy rỉ ra hoặc đầu núm vú có nhiều chất dịch trắng. Đây là biểu hiện bình thường, chị em không nên kích thích nặn sữa ra, khi tắm rửa hàng ngày vệ sinh sạch sẽ núm vú là được. 

- Tuần 20, mẹ bầu đã không còn cảm giác khó chịu của hiện tượng ốm nghén, cân nặng cũng không tăng quá nhiều nên chị em trông vẫn rất nhanh nhẹn, thoải mái. Bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian này để tận hưởng những điều thú vị của một bà bầu như đi du lịch cùng gia đình, mua sắm, tham gia các hoạt động, câu lạc bộ cho bà bầu.

Mặc dù bé yêu đang phát triển nhanh chóng nhưng ngoại hình của mẹ bầu vẫn chưa quá nặng nề vì vậy hãy tận hưởng sự thoải mái trong giai đoạn mang thai này trước khi bạn trở nên khệ nệ hơn.

- Mẹ bầu đang ở trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đang ngày càng tăng tốc phát triển. Điều này làm tăng áp lực lên cơ thể người mẹ, nhiều chị em bị giãn tĩnh mạch khiến chân sưng phù. Lời khuyên là bạn nên nằm nghiêng về bên trái, kê cao chân khi ngủ hoặc ngồi, nên tập thể dục thường xuyên.

* Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi thai 20 tuần

- Ở tuần này, bà bầu vẫn cần tiếp tục bổ sung sắt thông qua việc ăn các thực phẩm giàu sắt hoặc uống thêm viên sắt bổ sung, với liều khoảng 30mg sắt/ngày. 

- Ngoài ra, chị em đừng quên ăn nhiều trái tươi cây và các loại rau củ quả trong bữa cơm hàng ngày. Đây chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Chuối chính là loại trái cây thích hợp cho bà bầu trong giai đoạn này vì không chỉ giàu vitamin B mà còn rất tốt cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

- Chứng ợ nóng gây khó tiêu, đầy bụng ở mẹ bầu trong giai đoạn này vẫn thỉnh thoảng xuất hiện. Chị em nên chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt nhiều đường.

Mẹ bầu cần uống sữa đều đặn ở giai đoạn này để bổ sung canxi cho thai nhi.

- Mỗi ngày uống từ 1-2 lít nước vừa giúp hạn chế tình trạng táo bón, đồng thời giảm bớt chứng đau lưng, đau hông, đau xương chậu do giãn dây chằng và các khớp xương. Nếu tình trạng đau diễn ra thường xuyên, bạn cần học cách xoa bóp, ngâm người trong nước ấm để thư giãn hoặc tư vấn bác sĩ để có cách điều trị hợp lý.

- Khi chế biến món ăn cần hạn chế lượng muối vì bà bầu ăn mặn nhiều dễ làm cơ thể bị tích nước gây sưng phù. Thực phẩm đóng hộp, dưa cà muối cũng như việc nêm nếm thức ăn hàng ngày cũng chứa một lượng lớn muối.

>> XEM TIẾP: Bao năm rồi nhưng đây vẫn là bộ ảnh xuất sắc nhất về thai nhi trong bụng mẹ

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/thai-20-tuan-nang-bao-nhieu-kg-c32a576644.htmlNguồn: //khampha.vn/me-va-be/thai-20-tuan-nang-bao-nhieu-kg-c32a576644.html

Xem thêm chủ đề Mang thai 3-6 tháng

Theo Phương Thanh [Dịch từ Webmd] [Khám phá]

Mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg là chuẩn? đây là giai đoạn giữa thai kỳ, do đó việc tăng cân của các mẹ bầu trong thời gian này cũng rất quan trọng. Cũng trong giai đoạn này phần đông các mẹ bầu cũng chưa nắm được mình tăng bao nhiêu kg là hợp lý, dẫn tới nhiều mẹ bầu còn có những băn khoăn và thắc mắc. Để giải quyết những băn khoăn và thắc mắc của các mẹ bầu, hôm nay doisongbiz.com sẽ cùng các mẹ bầu đi tìm hiểu vấn đề đó qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bà bầu mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu kg?

Hình dáng của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5 chắc hẳn đã thay đổi nhiều như: bụng bầu to dần lên, qua đó cân nặng của các mẹ cũng tăng dần lên. Mức cân nặng tăng chính là một trong các yếu tố đánh giá sự phát triển của thai nhi, nhất là từ tuần thai thứ 20, mỗi ngày trọng lượng thai nhi sẽ tăng lên 30g. Còn ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5 này, thai nhi sẽ dài khoảng 33cm và cân nặng khoảng 500 – 600g.

Nhưng trong thực tế mức độ tăng cân của mỗi người lại khác nhau, vì mức độ tăng cân của mỗi người còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, thể trạng của bản thân, tình trạng sức khỏe, sự vận động của mẹ bầu nhưng vẫn có các chỉ số trung bình về cân nặng.

Theo các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng và cho biết, phần đông các mẹ bầu thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng mẹ bầu chỉ tăng khoảng 1kg, ở 3 tháng giữa, mỗi tuần mẹ sẽ tăng khoảng 450g, sao cho 3 tháng giữa tổng số cân cần tăng là 5kg. Như vậy có thể thấy, khi bước sang giai đoạn mang thai 5 tháng, số cân mẹ tăng khá nhỏ, chỉ trong khoảng 2,8 kg. Và trong suốt tháng thứ 5 này, mẹ sẽ cần tăng khoảng 1,8kg để đáp ứng đủ điều kiện phát triển của thai nhi.

2. Mức cân nặng mẹ cần tăng khi mang thai tháng thứ 5

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ở mỗi phụ nữ khi mang thai thì việc cần tăng cân hay số cân nặng của mẹ không chỉ có mỗi số cân nặng của thai nhi mà còn rất nhiều yếu tố khác như: túi ối, nhau thai, tuyến vú,…, cụ thể mức cân nặng chuẩn cho từng yếu tố như sau:

  • Tuyến vú: tăng khoảng 500g
  • Thai nhi: tăng từ 3200 – 3600g
  • Tử cung: 900g
  • Thể tích máu tăng: 1400g
  • Nhau thai: 500 – 900g
  • Các mô và dịch cơ thể: 1800 – 2300g
  • Túi ối: 900g
  • Mỡ trên cơ thể: 2300g

Như vậy, có thể thấy, nếu mẹ có cân nặng trung bình thì khi mang thai chỉ nên tăng từ 11,3 – 16kg. Khi mẹ thiếu cân, cần tăng 12,7 – 18,3kg, còn nếu mẹ thừa cân thì chỉ tăng 7 – 11,3kg. Với những bà mẹ mang song thai, mức tăng chuẩn là 16 – 20,5kg.

Số cân nặng này cần tăng trong suốt cả thai kỳ, theo từng giai đoạn: 3 tháng đầu chỉ nên tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg [mỗi tuần tăng khoảng 450g], còn 3 tháng cuối tăng nhiều nhất là 6kg [mỗi tuần tăng 500g].

3. Để tăng cần chuẩn trong thai kỳ các mẹ cần những lưu ý sau

Theo các chuyên gia nghiên cứu và cho biết rằng, đối với những mẹ bầu tăng nhiều cân, như trong mỗi tháng răng trên 2kg thì có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ, còn mỗi tuần tăng trên 1 kg là dấu hiệu của phù nề, cao huyết áp, dễ dẫn đến tiền sản giật.

Do đó, các mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để chỉ tăng cân trong khoảng quy định, tăng nhiều quá hay ít quá đều là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển bất thường và sức khỏe mẹ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Một vấn đề khác nữa, nếu trong thai kỳ các mẹ bầu nếu tăng nhiều cân quá, dẫn tới thai nhi phát triển to quá cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: có khả năng cao bị béo phì khi lớn lên, dễ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng,…

Nhưng trái lại, nếu trong thai kỳ các mẹ bầu tăng ít cân quá lại dẫn tới thai nhi phát triển chậm dẫn tới còi cọc, thậm chí là bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ. Nếu sinh ra mà dưới 2,5kg, bé có nguy cơ bị suy hô hấp, khi lớn lên sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Video liên quan

Chủ Đề