A pyiưh và a trâm bây giờ thế nào năm 2024

Bé Gấu, con trai Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm (Công an tỉnh Hà Tĩnh), người phụ nữ từ chối điều trị ung thư để sinh con nay đã gần 3 tuổi. Một câu chuyện xúc động khác về người mẹ ung thư vú giai đoạn cuối sinh con lại được lặp lại. Anh Trần Mạnh Hà (bố bé Gấu) đã rất xúc động nhớ về 3 năm trước...

Theo anh Trần Mạnh Hà (Hà Tĩnh) chồng của cố thiếu úy công an Đậu Thị Huyền Trâm, tâm sự: "Tối qua khi đọc được câu chuyện của bệnh nhân Nguyễn Thị Liên, người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối sinh con trên báo tôi rất xúc động và nghĩ về câu chuyện của vợ mình 3 năm trước cũng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối để giữ con.

Bé Gấu ra đời trong một tình huống vô cùng đặc biệt như thế, đó là ca mổ ngồi giống trường hợp của chị Liên mà chúng ta chứng kiến hôm nay. Ngày đó thai nhi được 29 tuần, bé Gấu sinh ra được 1,2 kg"

Trải qua bao khó khăn cùng với nỗi đau mất mát quá lớn, ông bố trẻ đã tự mình chăm con dưới sự giúp đỡ của ông bà.

Nhớ lại quãng thời gian đó, anh Hà kể: "Trâm không qua khỏi và mất ngay sau khi bé Gấu chào đời không lâu nhưng hình ảnh Trâm và con khi gặp nhau thì không ai có thể quên. Bé Gấu đã ra đời trong tình yêu thương và nước mắt".

A pyiưh và a trâm bây giờ thế nào năm 2024

Bé Gấu trong chương trình gây quỹ hỗ trợ “Ngày mai tươi sáng” năm 2018.

Anh Hà luôn tự nhủ sẽ thay Trâm chăm sóc con một cách tốt nhất. Anh tìm hiểu về cách chăm con và được tư vấn của các bác sĩ trong Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Anh Hà cũng không quản ngại chạy khắp nơi xin sữa mẹ cho bé. Cứ thấy điều dưỡng nào giới thiệu có mẹ này, mẹ kia nhiều sữa ở khoa phòng nào là anh Hà nhanh chóng cầm bình tới xin.

Từ khi bé Gấu rời bệnh viện, anh Hà nghiên cứu chi tiết cách chăm sóc con, đi tìm nguồn sữa mẹ cho con. Anh bảo: “Con được bú mẹ trực tiếp sẽ kích thích trí não phát triển, có được sự giao tiếp qua lại và có nhiều tình cảm hơn”.

Biết hoàn cảnh của gia đình anh Hà nên ai cũng không ngần ngại vắt sữa cho bé Gấu. Mỗi bình sữa xin được anh đều trân trọng. Gấu cứ thế lớn lên nhờ nguồn sữa mẹ bố đi xin cho con.

Những bầu sữa nóng của những bà mẹ đã giúp bé Gấu từ cậu bé 1,2 kg, lên 1,8 kg và lên cân dần dần. Đến nay, khi được 34 tháng, bé Gấu nặng 14kg. Bé đã học lớp mầm. Anh Hà cho biết, với tình yêu vợ con, mọi thứ đều có thể vượt qua được. Anh dành tình yêu vô bờ bến của mình cho cậu con trai yêu quý.

"Sau khi Trâm mất, 1 năm sau bà nội của bé Gấu cũng qua đời. Gấu sống cùng ông nội và bố. Hàng ngày, tôi nhờ một bác người quen giúp đỡ. Tôi đưa Gấu đi học và đón con về, mỗi lần ai hỏi mẹ, Gấu nói mẹ con đi làm", anh Hà chia sẻ.

Qua câu chuyện của chị Liên, là người từng trải qua biến cố tương tự, anh Hà chia sẻ sâu sắc với gia đình của nữ bệnh nhân ấy và anh tin rằng bằng tình yêu thương của gia đình cùng với sự chăm sóc của các y bác sĩ cháu bé sẽ trưởng thành.

Câu chuyện cảm động về nữ Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối điều trị ung thư để giành sự sống cho con đã sống mãi trong lòng Nhân dân và đồng đội. Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và 12 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam, đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Thượng tá Nguyễn Hồng Phong đã đến thắp hương tưởng nhớ Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm và động viên bé Gấu.

Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân từng viết: Tôi có may mắn trong gần 10 năm (5/2009-10/2018) làm Giám đốc Học viện CSND trong thời kỳ nhà trường hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Học viện CSND Anh hùng vì có các thế hệ thầy, cô giáo và các thế hệ sinh viên anh hùng. Có ai đó đã nói lực lượng CAND Việt Nam Anh hùng bởi bên cạnh những anh hùng đã được Nhà nước tuyên dương, còn có rất nhiều cán bộ Công an anh hùng trong đời sống hằng ngày "chưa được tuyên dương". Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm là một "anh hùng" như vậy.

A pyiưh và a trâm bây giờ thế nào năm 2024

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Giám đốc Công an tỉnh Thượng tá Nguyễn Hồng Phong đã đến thắp hương Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm và động viên bé Gấu

Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm, nguyên cán bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là sinh viên giỏi Khóa đại học chính quy D36 Học viện CSND. Sau khi tốt nghiệp, em về công tác tại Công an tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2016, trong khi có thai bé Gấu thì em mắc bệnh ung thư. Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã chịu đau, kiên quyết không chạy xạ chữa trị ung thư để sinh con. Câu chuyện của em đã khiến dư luận cả nước khâm phục, xúc động vì sự hy sinh vô bờ bến em dành cho đứa con còn nằm trong bụng mẹ.

Khi đang công tác tại Công an tỉnh Hà Tĩnh, Đậu Thị Huyền Trâm phát hiện đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi mang thai đứa con đầu lòng được 2 tháng. Tế bào ung thư đã ăn tràn toàn thân. Hạch dày đặc quanh cổ, phổi, di căn gan, thậm chí cả tim. Để bảo vệ tính mạng con, em đã từ chối mọi biện pháp điều trị.

Ngày 24/6/2016, ở tuần thai thứ 25, em nhập viện trong tình trạng bệnh đã tiến triển rất nặng, hạch to, tràn dịch màng phổi, gây khó thở. Em được chuyển lên Khoa Gây mê Hồi sức và được hỗ trợ thở oxy, dinh dưỡng. Tuy nhiên, đến tuần thai thứ 29, nhận thấy sức chịu đựng của bệnh nhân đã đến giới hạn, có biểu hiện suy hô hấp tăng dần, để lâu sẽ nguy hiểm tính mạng của hai mẹ con, ngày 10/7/2016, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ mổ lấy thai. Bé trai chào đời nặng 1,2 kg được đặt tên là Trần Gấu và được chuyển ngay sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, sau khi trải qua ca phẫu thuật đặc biệt mổ lấy con, việc kéo dài sự sống cho Đậu Thị Huyền Trâm rất khó khăn.

Ngày 17/7/2016, đồng chí Thượng tướng Tô Lâm (nay là Đại tướng Tô Lâm), Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã vào Bệnh viện K thăm, động viên em. Bộ trưởng Tô Lâm đã nói: "Đồng chí Đậu Thị Huyền Trâm là tấm gương sáng về nghị lực phi thường, về tinh thần dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh, tô thắm thêm hình ảnh đẹp người nữ chiến sĩ CAND".

Trước khi mất, Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã viết thư gửi gia đình và bạn bè để chia sẻ trên Fanpage HVCS Confessions (Fanpage được lập bởi các thành viên đang học tập, công tác tại Học viện CSND): "…Mình nghĩ lại thời gian qua mình đã sống, thực sự còn quá nhiều điều mình muốn làm. Nhưng rất may mình có gia đình, người thân, bạn bè đã sát cánh bên mình lúc này. Nghĩ xem, quan trọng gì sống bao lâu, sống thế nào mới đúng.Nhưng nếu có phép màu, cho mình thêm 5 năm nữa, hoặc 1, 2 năm nữa khoẻ mạnh chút, mình chuẩn bị một vài thứ cho những người mình thương yêu, chứ đừng để ốm đau mãi rồi đi. Bây giờ trong tôi mọi thứ đã qua đều là kỷ niệm quý giá.Những gì đang có là tận dụng để cho mọi người biết tôi yêu mọi người thế nào. Và mỗi lần nhìn Học viện Cảnh sát chính là thời thanh xuân đẹp đẽ, sức sống và đáng sống nhất của tôi".

Để động viên tinh thần học tập, rèn luyện của sinh viên nhà trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện CSND (15/5/1968-15/5/2018), Học viện CSND đã thành lập "Quỹ học bổng Đậu Thị Huyền Trâm" để dành tặng thưởng cho các sinh viên vượt khó, rèn luyện tốt, học giỏi, có thành tích khoa học và lập chiến công.

Tháng 10 về, kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam, đồng chí Giám đốc Công an tỉnh, Thượng tá Nguyễn Hồng Phong đã đến thăm hương tưởng nhớ Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm - người đã viết tiếp bản hùng ca về tình mẫu tử thiêng liêng, hy sinh bản thân mình để giành sự sống cho con. Ảnh Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đẹp, kiên nghị được gia đình đặt trang trọng trên ban thờ gia đình. Đôi mắt Đậu Thị Huyền Trâm trong ảnh trên ban thờ vẫn rất sáng và toát lên sự kiên nghị của người chiến sĩ Công an. Đã 6 năm trôi qua, bé Gấu khôn lớn và mạnh khỏe. Trong vòng tay ấm áp của người đứng đầu Công an tỉnh, bé Gấu càng cảm nhận hơn sự yêu thương, sẻ chia của các bác, các cô, các chú, trong lực lượng Công an nhân dân.

A pyiưh và a trâm bây giờ thế nào năm 2024

Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh và bé Gấu

Như Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm từng viết: Mặc dù cuộc sống của em ngắn ngủi, chưa có điều kiện cống hiến, phục vụ nhiều cho đất nước, cho quê hương, cho ngành, nhưng Đậu Thị Huyền Trâm đã xứng đáng như câu nói của Paven Coocsagin trong tác phẩm" Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Nikolai Alexeevich Ostrovsky: "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí". Em cũng xứng đáng là một trong những "mẻ thép" mà Học viện CSND Việt Nam đã "đúc" được trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.

Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã đi xa, nhưng tấm gương sáng của nữ chiến sĩ Công an nhân dân còn sống mãi trong lòng Nhân dân và đồng đội, là tấm gương về đức hy sinh để nữ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tiếp tục học tập, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giữ gìn sự bình yên cho quê hương đất nước, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc cho Nhân dân...