08 2005 ttlt-bnv-btc hết hiệu lực khi nào

Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2021). Tuy nhiên, các nội dung này tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 và Nghị định số 143/2020/NĐ ngày 10/12/2020 của Chính phủ (trong đó đã cụ thể hóa một số nội dung hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC). Vì vậy kể từ ngày 01/01/2022, các nội dung hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC được thực hiện như sau:

1. Về quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản: Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

2. Về đối tượng tinh giản biên chế do sức khỏe không bảo đảm: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ ngày 10/12/2020 của Chính phủ.

3. Về tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Riêng về cách tính tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế được thực hiện như sau:

  1. Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 25/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
  1. Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP:

- Trước ngày 01/5/2013: Hệ số mức lương được tính theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước.

- Từ ngày 01/5/2013 trở đi: Hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương; thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

4. Thời gian để tính chế độ tinh giản biên chế: Thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP.

5. Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP và Văn bản số 4126/BNV-TCBC ngày 24/8/2021 của Bộ Nội vụ về việc xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định số 143/2020/NĐ-CP.

6. Về chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

7. Về chính sách thôi việc ngay: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP.

8. Về chính sách thôi việc sau khi học nghề: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

9. Về chính sách đối với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

10. Về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 117/2021/TT-BTC ngày 21/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Vì vậy, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương căn cứ văn bản nêu trên để tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế từ ngày 01/01/2022 đối với các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).

https://hcc.nghean.gov.vn/thong-tin-ho-tro/tinh-luong-them-gio-khi-ngay-le-trung-ngay-nghi-hang-tuan-99.html /themes/egov/images/no_image.gif

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Nghệ An https://hcc.nghean.gov.vn/uploads/logo1hcc.png

(Chinhphu.vn) – Ông Trần Phương (Hà Nội) làm việc tại một cơ quan Nhà nước. Cơ quan ông trả tiền làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC. Ngày lễ 1/5 vừa qua trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), nên tại cơ quan ông Phương có 2 quan điểm về việc tính trả lương thêm giờ khi đi làm vào ngày này.

Quan điểm thứ nhất: Ngày lễ 1/5 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), trường hợp công chức, viên chức phải đi làm thêm giờ vào thứ 7 thì áp dụng mức tiền làm thêm của ngày nghỉ hằng tuần là 200%. Trường hợp được nghỉ lễ Quốc tế lao động 1/5 vào thứ 7 và đi làm thêm giờ vào thứ hai 3/5 (là ngày nghỉ bù cho thứ 7) thì được hưởng mức 300% .

Quan điểm thứ hai: Ngày lễ 1/5 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), mà phải đi làm thêm giờ vào ngày 1/5 thì được hưởng mức 300% và nếu đi làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù cho thứ 7 (là thứ 2) cũng được hưởng mức 300%.

Ông Phương hỏi, quan điểm nào đúng với quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Tại Khoản 1, Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (tình trạng còn hiệu lực) hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước như sau:

Điều kiện hưởng: Cán bộ, công chức, viên chức đã có chế độ quy định số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày và số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng của cơ quan có thẩm quyền mà phải làm thêm giờ sau khi đã hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn trong ngày theo quy định.

Cách tính trả lương làm thêm giờ: Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau: Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ thực tế làm thêm

Trong đó:

- Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;

- Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động 1994).

Trường hợp ông Trần Phương hỏi, liên quan đến nội dung hướng dẫn tại Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC. Công thức tính tiền lương thêm giờ nêu “Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương)…”, do hướng dẫn không nêu cụ thể ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, là ngày được nghỉ bù cho ngày lễ, hay là ngày được nghỉ bù cho ngày nghỉ hàng tuần, vì vậy đã phát sinh cách hiểu khác nhau khi áp dụng mức tính lương khi công chức, viên chức làm thêm giờ vào ngày được nghỉ bù.

Hiện nay, tại Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Khoản 3 Điều 111 Bộ Luật này quy định, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Hiện tại, chế độ tiền lương làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước đang thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính.

Để khắc phục vướng mắc do có cách hiểu khác nhau về ngày “được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần” nêu trong công thức tính tiền lương làm thêm giờ tại Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC; căn cứ Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, đơn vị có thể áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 để xác định, khi ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Áp dụng Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP tính lương làm thêm giờ: Làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.