Xung đột tâm lý là gì

Trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà con người có thể xảy ra tranh chấp hay xung đột mâu thuẫn với nhau. Vậy xung đột là gì? là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Nhằm giải đáp vấn đề trên bài viết xin đưa ra giải đáp giúp độc giả hiểu hơn về xung đột là gì?

Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức.

Ngoài ra theo thuật ngữ chính trị, “xung đột” có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang. Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan.

Như vậy để giải thích xung đột là gì? thì cá nhân người viết bài cho rằng có thể hiểu xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột.

Nguyên nhân dẫn đến xung đột

Bên cạnh việc giải thích xung đột là gì? thì nguyên nhân của xung đột cũng cần tìm hiểu. Việc xung đột có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như:

– Xuất phát điểm khác nhau, sự hơn thua khác nhau trong những mối quan hệ nhất định;

– Mục tiêu giữa các bên không thống nhất và có sự mâu thuẫn. Cụ thể mục tiêu cá nhân của các thành viên cộng đồng không thể giống nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời gian chung của cộng đồng sẽ dễ dàng này sinh mâu thuẫn, xung đột với nhau. 

– Chênh lệch về nguồn lực;

– Có sự cản trở từ người khác tác động vào hai bên chủ thể gây ra xung đột giữa hai bên với nhau.

-.Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên

– Căng thẳng/áp lực tâm lý từ nhiều người;

– Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn;

– Giao tiếp bị sai lệch cũng có thể dẫn đến xung đột. Sự thiếu thông tin [rào cản giao tiếp] là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột, do kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chia sẻ thông tin không đầy đủ, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết. Nội dung của người nói được người nghe hiểu không hoàn toàn chính xác. Mức độ không chính xác càng cao càng có nguy cơ gây ra những hiểu lầm

Phân loại xung đột

Tùy theo tính chất, mức độ, hình thức thể hiện và chủ thể xung đột thì có những loại xung đột sau:

– Thứ nhất: Căn cứ vào hình thức thể hiện, có thể phân loại thành các xung đột sau:

Xung đột công khai là xung đột thể hiện rõ quan điểm, sự mâu thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đây là loại xung đột phổ biến hiện nay và mọi người có thể lựa chọn các phương pháp giải quyết xung đột để giải quyết.

Xung đột ngầm là loại xung đột không thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, hành vi, cử chỉ hoặc lợi ích vật chất nhưng bên trong lại không đồng ý với quan điểm, lối sống, lợi ích vật chất của nhau, dẫn tới xung đột và mâu thuẫn với nhau.

– Thứ hai: Căn cứ vào tính chất xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

Xung đột nội dung là loại xung đột khi đưa ra một vấn đề gì đó thì 2 bên sẽ có quan điểm trái ngược nhau.

Xung đột quyết định là loại xung đột khi đưa ra một quyết định về một vấn đề gì đó. Phần quyết định sẽ phát sinh những xung đột như: đồng ý hoặc chưa đồng ý về nội dung trong quyết định.

Xung đột vật chất là loại xung đột về mặt giá trị, lợi ích đơn thuần giữa các bên. Loại xung đột này có thể được định dạng dưới các dạng tranh chấp cụ thể trong xã hội.

– Thứ ba: Căn cứ vào mức độ xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

Xung đột vai trò là loại xung đột xác định giá trị ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức trong một phạm vi nhất định.

Xung đột ý kiến đánh giá là loại xung đột về quan điểm đưa ra để đánh giá hoặc quyết định một vấn đề cụ thể.

Xung đột mong đợi là loại xung đột thể hiện suy nghĩ, ý chí của các bên về một sự vật, hiện tượng có liên quan trong thời gian tới [trong tương lai].

– Thứ tư: Căn cứ chủ thể xung đột, có thể phân loại thành các xung đột sau:

Xung đột cá nhân là loại xung đột xuất phát trong chính bản thân cá nhân đó hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích.

Xung đột nhóm là xung đột xuất phát giữa nhiều cá nhân này với nhiều cá nhân khác về mặt nhu cầu, giá trị hoặc lợi ích xuất phát từ một tiêu chí, mục đích chung mà nhóm người này đã đặt ra.

Xung đột tổ chức là loại xung đột mà các cá nhân trong cùng tổ chức thấy quyền, lợi ích của mình xung đột với cá nhân khác trong tổ chức hoặc xung đột với chính tổ chức đó hoặc là loại xung đột giữa hai tổ chức với nhau trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

Nhận dạng được các loại xung đột giúp bạn có thể sử dụng các phương pháp giải quyết xung đột. Khi lựa chọn, bạn nghĩ đó là hướng giải quyết tốt nhất vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể giải quyết các xung đột đó theo bản năng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giải quyết nếu cần thiết khi được trang bị kiến thức về xung đột.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Xung đột là gì?. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn để được hỗ trợ.

Chủ Đề