Hệ số biên lợi nhuận gộp tiếng anh là gì

Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin] là gì? Các điều cần lưu ý về Tỷ suất Lợi nhuận gộp [5/5] - 66 bình chọn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin] là một chỉ tiêu quan trọng dùng để xác định bản chất của các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp có xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hay không. Không quá khi nói rằng Tỷ suất Lợi nhuận gộp chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt Tỷ suất Lợi nhuận gộp sẽ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về : Tỷ suất Lợi nhuận gộp là gì? và Một số thông tin hữu ích cần phải biết về Tỷ suất Lợi nhuận gộp,....

1. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là Biên lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp tiếng Anh là: Gross Profit Margin

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được sử dụng để đo lường tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính Lợi nhuận gộp

2. Cách tính tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin] được xác định bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp [%] = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ tiêu cho chúng ta biết được cứ một trăm đồng doanh thu thuần sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Hệ số Tỷ suất lợi nhuận gộp hay Biên lợi nhuận gộp là hệ số rất quan trọng, đôi khi nó còn được sử dụng để thay thế cho Chỉ tiêu "Lợi nhuận gộp" nhằm đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Ý nghĩa của Tỷ suất lợi nhuận gộp:

- Tỷ suất lợi nhuận gộp/[Gross profit margin] càng cao thì chứng tỏ Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh của mình sẽ dễ thành công và bền vững hơn các doanh nghiệp khác. Và nếu Doanh nghiệp đó, có tỷ suất lợi nhuận gộp cao chứng tỏ các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt, đồng thời kiểm soát các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm rất tốt.

- Các nhà đầu tư thường sử dụng Tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh và đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một ngành để thấy được hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau tính trong các sản phẩm mũi nhọn, không tính đến các yếu tố khác như Chi phí khác, thu nhập khác, các chi phí gián tiếp khác,....

Ví dụ: Công A có tỷ suất lợi nhuận gộp là 10%.

Công ty B có tỷ suất lợi nhuận gộp là 15%.

Trong điều kiện, Công ty A và Công ty B là hai công ty trong cùng một ngành, có các chỉ số khác tương đồng về: Quy mô, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tài chính,....

Thì rõ ràng Công ty B sẽ là khoản đầu tư sinh lời tốt hơn.

4. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin]:

Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:

Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH ABC năm 2021:

Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin]  = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin]  = 25.000 / 110.000 = 22,7%

Gross profit margin = 22,7% cho thấy trong năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang về cho Công ty ABC 22,7 đồng lợi nhuận gộp.

Tỷ số Gross profit margin được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.

Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu: Tỷ suất lợi nhuận gộp [Gross profit margin] là gì? Ý nghĩa và cách xác định các Tỷ suất lợi nhuận gộp.

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Biên lợi nhuận [Profit Margin] không còn là việc quá xa lạ đối với nà đầu tư, bởi lẽ, hai yếu tố quyết định đến sự hiệu quả của doanh nghiệp phải kể đến doanh thu và lợi nhuận. Vậy Biên lợi nhuận [Profit Margin] là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn cùng đọc để tìm hiểu thêm thông tin nhé.

Nội dung bài viết:

  1. 1.Biên lợi nhuận và các thông tin cơ bản
    1. 1.1. Khái niệm
    2. 1.2.Ý nghĩa của biên lợi nhuận
  2. 2.Phân loại biên lợi nhuận
    1. 2.1.Biên lợi nhuận gộp 
    2. 2.2.Biên lợi nhuận ròng
    3. 2.3. Biên lợi nhuận hoạt động [Operating profit margin]

1.Biên lợi nhuận và các thông tin cơ bản

1.1. Khái niệm

Biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận tiếng anh là Profit Margin, được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng thêm với các chi phí tiêu thụ của nó. Mức lãi gộp của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào thặng số tính bằng % chi phí xác định giá bán. Mức lãi gộp sẽ được biểu thị bằng tỷ lệ lợi nhuận hoặc doanh thu.

1.2.Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận chủ yếu được dùng để so sánh nội bộ. Rất khó để có thể so sánh được chính xác tỷ lệ lợi nhuận dòng của các thực thể khác nhau. Đơn giản là bởi vì việc sắp xếp các hoạt động tài chính của những doanh nghiệp cá nhân sẽ thay đổi rất nhiều bởi mức chi tiêu của những thực thể khác nhau không giống nhau. Vì thế nếu so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty không mang nhiều ý nghĩa.

Biên lợi nhuận cũng được xem là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Biên lợi nhuận Profit Margin giữa các công ty thay đổi khi chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm khác nhau.

2.Phân loại biên lợi nhuận

Hiện nay, biên lợi nhuận được chia thành 3 loại : Biên lợi nhuận ròng, Biên lợi nhuận gộp, Biên lợi nhuận hoạt động. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 loại biên lợi nhuận này để hiểu hơn về biên lợi nhuận nhé.

2.1.Biên lợi nhuận gộp 

-Khái niệm:

Biên lợi nhuận gộp [tiếng anh là Gross Profit Margin] hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp, là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo tỷ lệ phần trăm và cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. 

Trong đó, có thể hiểu rằng lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng [bao gồm giá vốn hàng hóa, tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên,…].

-Công thức tính biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp [GPM] = [Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần] x 100

Thông thường, hầu hết doanh nghiệp đều duy trì Gross Profit Margin ổn định qua các kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp như có nhiều đối thủ mới cạnh tranh hay thay đổi mô hình kinh doanh sẽ có những biến động về chỉ số này. 

Nếu bạn nhận thấy biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có sự giảm sút bất thường, cần đánh giá và xem xét kỹ nguyên nhân. Trong đó, hiệu quả sản xuất kém và doanh thu bán hàng sụt giảm là những nguyên nhân gây ra sự giảm sút chính của GPM. 

Nếu doanh nghiệp có sự gia tăng ở GPM, có thể xuất phát từ sự phục hồi sau khủng hoảng. Một số nguyên nhân khác có thể là sản phẩm mới ra đời, sự rút lui của đối thủ,…

2.2.Biên lợi nhuận ròng

-Khái niệm 

Biên lợi nhuận ròng hay Net Profit Margin là thước đo thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra dưới dạng phần trăm doanh thu. Nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Net Profit Margin phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 

-Biên lợi nhuận ròng có ý nghĩa:

  • Đo lường mức thu nhập ròng được tạo ra theo tỷ lệ phần trăm doanh thu nhận được.
  • Giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc công ty có tạo ra đủ lợi nhuận từ việc bán hàng của mình hay không. 
  • Là một trong những chỉ số quan trọng nhất giúp phản ánh sức khỏe tài chính doanh nghiệp. 

-Công thức tính Net Profit Margin

             Net Profit Margin = [Lợi nhuận sau thuế : Doanh thu thuần] x 100%

-Yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số biên lợi nhuận ròng

Dựa theo công thức ở trên, chúng ta có thể thấy biên lợi nhuận ròng được tính bởi hai thành tố: doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này bao gồm: Chi phí, giá thành đầu vào và thuế doanh nghiệp. 

  • Chi phí hoạt động: Chi phí càng cao thì lợi nhuận càng thấp là lẽ tất nhiên. Vì thế, nếu doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí hoạt động lớn, thì NPM sẽ càng nhỏ. Vậy nên, để biên lợi nhuận lớn, doanh nghiệp cần phải tìm cách tối ưu chi phí hoạt động. 
  • Giá thành đầu vào: giá đầu vào của sản phẩm cũng có vai trò quyết định với chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Khi chi phí này được tối ưu thì lãi ròng của doanh nghiệp sẽ càng lớn. Vậy nên doanh nghiệp nên tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau, sao cho tối ưu được chi phí giá đầu vào xuống thấp nhất. 
  • Thuế doanh nghiệp: Thuế doanh nghiệp và trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công ty. Do đó, đây là chi phí cố định, không thể tối ưu.  

2.3. Biên lợi nhuận hoạt động [Operating profit margin]

-Khái niệm

Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế. 

-Ý nghĩa:

  • Biên lợi nhuận hoạt động cho thấy tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động như trả lãi vay, đó là lí do tại sao các nhà đầu tư và người cho vay rất chú ý đến con số này. 
  • Biên lợi nhuận hoạt động đôi khi được sử dụng bởi các nhà quản lí để xem xét dự án nào của công ty đem về nhiều nhất vào thu nhập cuối cùng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân bổ các chi phí chung là một công việc khá phức tạp.      

-Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động:

Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động / Doanh thu ròng

Trong đó: Thu nhập hoạt động thường được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế [EBIT]

Thu nhập hoạt động là thu nhập còn lại trên báo cáo thu nhập sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động và chi phí chung, chẳng hạn như chi phí bán hàng, chi phí quản lú và giá vốn hàng bán [COGS]

Chủ Đề