Tại sao phải thực hiện nghĩa vụ GDCD 10

Đề bài

Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể của công dân đối với xã hội.

Lời giải chi tiết

- Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.

- Giữ gìn trật tự, an ninh khu vực và xã hội.

- Giữ vệ sinh ngoài đường phố, không xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

- Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ cho bản thân và cho người khác

- Đoàn kết với mọi người, bảo vệ tổ quốc

- Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Loigiaihay.com

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 10

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 10

Trả lời:

   – Câu nói “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” muốn ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi.

   – Đây là lối sống đáng phê phán bởi họ chỉ biết lo gia đình mình yên ổn, sung sướng, sung túc; còn những gia đình khác xung quanh họ sống như thế nào họ cũng mặc kệ, bởi chẳng liên quan đến mình.

   – Quan điểm sống ấy là thiếu ý thức cộng đồng, thiếu tinh thần tập thể.

Trả lời:

   Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

   – Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi, ứng xử của mình góp phần phát triển xã hội.

   – Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không đòi hỏi.

Trả lời:

   – Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị tâm hồn, là đạo làm người của mỗi con người.

   – Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.

   – Vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo đức cá nhân:

      + Nhân phẩm và danh dự có quan hệ khăng khít với nhau làm nền tảng giá trị của mỗi con người.

      + Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

   – Người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự vì:

      + Người nghiện luôn tạo ra cho mình những nhu cầu thiếu lành mạnh và rất khó cải tạo

      + Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả những điều trái với đạo đức và pháp luật, hành động liều lĩnh và bất chấp tất cả.

Trả lời:

   Tự trọng:

   – Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

   – Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

   – Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

   Tự ái:

   – Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

   – Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ tiêu cực, thiếu sự cầu tiến và khiêm tốn.

   – Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

Trả lời:

   – Em không đồng ý vì:

      + Mỗi người có một quan niệm và tiêu chí về hạnh phúc khác nhau, chúng phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

      + Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu.

      + Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng biết trân trọng, nâng niu và gìn giữ chúng.

      + Hạnh phúc phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh mới là hạnh phúc đích thực, mới mang đến cho con người sự thỏa mãn và hài lòng.

Trả lời:

   Hạnh phúc của một học sinh trung học là:

   – Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện.

   – Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.

   – Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức và vận dụng linh hoạt vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.

   – Được chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh

   – Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng gia đình, thầy cô, bạn bè; biết khiêm tốn và cầu thị.

Trả lời:

   – Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.

   – Giữ gìn trật tự, an ninh khu vực và xã hội.

   – Giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.

   – Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ đúng pháp luật.

   – Đoàn kết với mọi người, bảo vệ tổ quốc.

   – Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

a. Nghĩa vụ là gì?

- Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

- Trong trường hợp cần thiết,  cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì suy cho cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở đảm bảo được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân.

b. Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay [đọc thêm]

2. Lương tâm

a. Lương tâm là gì?

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội

- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm.

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?

- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội.

- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người, hướng nhận thức đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác.

3. Nhân phẩm và danh dự

a. Nhân phẩm

- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

- Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng; là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

- Mỗi người cần luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác, tạo động lực để cá nhân điều chỉnh hành vi, làm điều tốt, tránh làm điều xấu.

- Các nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là có lòng tự trọng: biết làm chủ các nhu cầu bản thân, đồng thời quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

- Tự trọng khác với tự ái. Khi tự ái, con người hay có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

4. Hạnh phúc

a. Hạnh phúc là gì?

- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

- Nói đến hạnh phúc là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu về vật chất và tình thần của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thỏa mãn nhu cầu đến mức độ nào còn tùy thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội [đọc thêm]

- Khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội.

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội. Khi xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình.

Video liên quan

Chủ Đề