14 tháng 7 âm 2022 là ngày bao nhiêu dương

Năm nay, ngày rằm tháng 7 [15/7 - âm lịch] năm 2022 [Vu lan báo hiếu 2022] sẽ rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 lịch dương năm 2022.


Thông thường, cúng Rằm sẽ rơi vào ngày 15 Âm lịch hàng tháng, tuy nhiên cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần quá chú trọng đến việc xem ngày xấu hay tốt, bởi tháng 7 là tháng thuận cho mọi việc thờ cúng.
Theo dân gian vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thụ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ "mở cửa" đó nên người âm sẽ rất khó để "trở về" hoặc không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
 

Cách cúng rằm tháng 7 và mâm lễ cúng rằm tháng 7


Thông thường, cúng rằm tháng 7 sẽ có 3 lễ cúng khác nhau:
  • - Lễ cúng Phật
  • - Lễ cúng Tổ tiên [cúng trong nhà]
  • - Lễ cúng cô hồn hay cúng chúng sinh [cúng ngoài trời]
Vào ngày rằm tháng 7, các gia đình thực hiện nghi lễ dâng hương theo thứ tự từ trong nhà ra ngoài trời: cúng thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng mới là cúng chúng sinh.


 

 LỄ CÚNG PHẬT


Theo quan niệm của Phật giáo thì rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì vâyj, những gia đình thờ Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày này. Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng 7 sẽ thường là mâm cỗ chay.
Một mâm cúng sẽ gồm tiền vàng, đồ mã làm bằng giấy, các loại bánh trái, chè, kẹo bánh, 12 chén cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, cốc gạo trộn lẫn với muối,… Sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương.

LỄ CÚNG GIA TIÊN


  Đối với mâm lễ cúng Tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "Trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Mâm lễ tùy theo điều kiện gia đình, nhưng cần thành tâm chu đáo.
- Nếu người cúng là trưởng tộc thì cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có  gà thì một miếng thịt lợn hoặc một khoanh giò.
- Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau.
- Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.
   Chúng ta lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các các cụ ngồi thành 1 mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát phải phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc.
-------------------------------

Văn khấn Gia tiên ngày Rằm tháng 7 Âm lịch

   Nam Mô A Di Đà Phật [3 lần]
   Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất. Con lạy chư Phật mười phương, con lạy 10 phương chư Phật.
  Kính lạy:
- Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Tổ tiên trong họ, tổ khảo, tổ tỷ, bà cô tổ, ông mãnh tại gia, chư vị Hương linh trong nhà.
   Chúng con là: ..........
Ngụ tại: .............
Hôm nay con cảm nghĩ thâm ân trời đất chư vị tôn thần thờ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Con xin chân thành cảm tạ, chân thành tri ân chắp tay trước án.
   Con xin kính mời:
- Ngài Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
- Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa
- Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
   Kính mời các ngài chứng dám thành tâm, cảm tạ ơn dầy, đại xá tội lỗi cho con. Con xin sám hối trước Gia tiên, Bà Tổ Cô, Thân cô, hiền cô, Quan bác quan chú trong họ.
   Kính mời các vị chân linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, độ cho gia đình con được may mắn, cát tường, vạn sự như ý: Bốn mùa không ách hạn nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng, tài lộc dồi dào, an nhiên yên ả.
   Chúng con lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc, nay thành tâm xin sám hối, thề tránh điều giữ, nguyện làm việc lành.
   Trông ơn các Vị các Ngài từ bi gia hộ bao bọc chở che cho con tâm không phiền não, thân không bệnh tật.
   Các Vị các Ngài bao bọc cho gia đình con an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, bản mệnh kiên định, khai tâm khai sáng, nhận biết được thời cuộc, xa lánh kẻ tiểu nhân, thân gần bậc tôn quý, bớt đi những thị phi đố kỵ ghen tị trên trần thế. Nhân duyên vượng, tiền duyên tốt, tài lộc dồi dào, sinh cư bình an, thân khang tuệ minh, diên sinh trường thọ, an cư lạc nghiệp, cư địa an bình, gia môn hưng vượng.
   Rằm tháng 7, tiết vu lan, vong nhân xá tội, mong cho gia tiên trong họ, hương linh trong nhà, chúng sinh trong vùng, sớm được siêu sinh tịnh độ. Sớm đi về cõi niết bàn, truy được sự giải thoát cho đời an lạc an yên.
   Con cúi đầu xin cẩn cáo
   Con Nam Mô A Di Đà Phật [3 lần]
 

 LỄ CÚNG CÔ HỒN [CÚNG CHÚNG SINH]


Nghi thức cúng chúng sinh được thực hiện ngoài trời, ngoài cửa chứ không cúng trong nhà. Cúng chúng sinh là thể hiện đạo đức từ bi của con người nhân dịp “xá tội vong nhân” rằm tháng 7.



 

Mâm cúng chúng sinh gồm: cháo trắng, muối và gạo, tiền mặt, nước lọc, khoai, sắn, ngô luộc, bánh kẹo, bỏng, oản, hoa quả, nến, nhang,…
Lễ cúng cô hồn tháng 7 được thực hiện ở ngoài trời. Sau khi cúng lễ xong thì hóa mã, rắc gạo muối cúng tại nơi làm lễ.

Văn khấn Cô hồn, cúng chúng sinh rằm tháng bảy

Nam mô A Di Đà Phật! [3 lần
Kính lạy:
- Đức Địa tạng vương Bồ Tát
- Đức Mục Kiền Liên Tôn giả
Kính lạy:
- Ngài bản cảnh Thành hoàng
- Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa
- Ngài bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm……………….
Tín chủ con là………………………………………………..
Ngụ tại……………………………………………………………
Thành tâm kính xin: nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi
Cẩn cáo!
* Lưu ý:
- Nếu viết [in] văn khấn ra giấy để đọc, sau đó có thể hóa [đốt] văn khấn.
- Cuối tuần hương thắp thêm mấy nén nữa rồi hóa các đồ hàng mã dâng cúng.
Các lễ cúng này sẽ tiến hành theo trình tự là ban ngày cúng gia tiên trước. Sau đó làm lễ phóng sinh, đi chùa cúng Phật cầu an rồi chiều tối thì cúng vong hồn lang thang hay xá tội vong nhân. Cúng cô hồn chỉ để ở cổng chứ không được mang vào trong nhà và sau đó nên để cho người khác mang hết đồ lễ vật cúng đi mới tốt.

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm trong tháng 7 Âm

- Theo quan niệm tháng 7 âm lịch cửa địa ngục mở và hồn ma tự do nên âm khí nặng, sẽ đem lại nhiều điều đen đủi, rủi ro trong mọi hoạt động . Vì thế, có thờ có thiêng có kiêng có lành, người ta thường kiêng làm những việc như: kinh doanh buôn bán, ký kết hợp đồng, nhập trạch, khai trương, động thổ, hỉ sự,...

- Tháng 7 âm thường vào mùa mưa gió thất thường nên việc đi lại cần thận trọng hơn, nhất là di chuyển bằng tàu thuyền, xe cộ…

Chủ Đề