Tiểu đường sống bao lâu

Chắc hẳn khi mới được chẩn đoán tiểu đường, bạn sẽ hoang mang không biết căn bệnh này sau bao lâu sẽ gây ra biến chứng trên tim, mắt, thận, hệ thần kinh… Các chuyên gia nội tiết cho biết, nếu bạn kiểm soát bệnh tốt thì sẽ trì hoãn được thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào người tiểu đường sẽ bị biến chứng?

Theo thống kê, có tới 60% người bệnh tiểu đường đã mắc biến chứng ngay tại thời điểm phát hiện bệnh. Các biến chứng thường gặp và đến sớm nhất là biến chứng thần kinh [biểu hiện tê bì chân tay, chuột rút, khô ngứa da…] và biến chứng mạch máu [nhiễm trùng, vết thương lâu lành…]. Thậm chí, một số người  khi có vết thương, vết loét lâu lành mới đi khám và phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường.

 

Các biến chứng mạn tính người tiểu đường có thể mắc sau 5 - 10 năm

Vì sao biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm như vậy? Cần phân biệt thời điểm mắc bệnh và thời điểm phát hiện bệnh. Theo chuyên gia nội tiết đái tháo đường - GS.TS Thái Hồng Quang, bệnh tiểu đường, hay tình trạng đường máu cao đã diễn ra một cách âm thầm từ 5 - 10 năm trước khi chính thức được phát hiện [chẩn đoán]. Khoảng thời gian đó đủ lâu để bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ mạch máu và thần kinh của cơ thể và dẫn đến biến chứng.

Như vậy, các biến chứng mạn tính của tiểu đường sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi mắc bệnh khoảng 5 - 10 năm, sớm nhất là biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch. Biến chứng mắt [bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…] sẽ xuất hiện sau khoảng 7 năm. Bệnh thận đái tháo đường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 12 - 18 năm. Tuy nhiên, đó chỉ là con số trung bình, biến chứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào việc bạn kiểm soát bệnh có tốt hay không.

Bên cạnh các biến chứng mạn tính thì người tiểu đường cũng phải đối mặt với các biến chứng cấp tính. Như tên gọi, “cấp tính” tức là xuất hiện đột ngột, không báo trước và có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường. Biến chứng cấp tính thường nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới tính mạng, vì vậy bạn nên tìm hiểu cách phòng ngừa và xử trí TẠI ĐÂY.

Các yếu tố nguy cơ khiến người tiểu đường dễ mắc biến chứng

Như bạn đã biết, thời gian biến chứng tiểu đường nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn điều trị bệnh như thế nào. Dưới đây là một số thói quen gây hại cho bệnh tiểu đường mà bạn cần tránh:

- Không giảm cân khi thừa cân, béo phì, đặc biệt là tình trạng tích mỡ bụng

- Ăn ít chất xơ [rau xanh] nhưng lại ăn nhiều đường, chất béo và muối

- Hút thuốc lá

- Lười vận động

- Thức khuya, ngủ ít

- Thường xuyên căng thẳng

 

Ngủ muộn, không đủ giấc sẽ khiến biến chứng tiểu đường mau chóng “ghé thăm” bạn

Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu đường mà mắc kèm với một hoặc nhiều bệnh sau, thì nguy cơ hiến chứng cũng cao hơn:

- Bệnh tim, đột quỵ

- Bệnh gan

- Bệnh thận

- Cholesterol trong máu cao

- Nhiễm trùng

- Huyết áp cao

- Bệnh đường tiêu hóa

10 lời khuyên giúp trì hoãn biến chứng tiểu đường

Mặc dù biến chứng là quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường nhưng bằng nhiều cách khác nhau, bạn có thể làm chậm sự xuất hiện của chúng. Dưới đây là 10 lời khuyên từ các chuyên gia tiểu đường để đẩy lùi biến chứng

Áp dụng chế độ ăn có lợi cho tiểu đường

Trước hết, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa đường đơn gây tăng đường máu đột biến sau khi ăn như kẹo, bánh ngọt, đường… Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm tăng đường máu chậm như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu…

Còn rất nhiều lưu ý khác trong chế độ ăn, bạn có thể xem chi tiết trong BÀI VIẾT NÀY.

Tập luyện thể dục, thể thao

Mỗi ngày, hãy cố gắng dành 30 phút để đi bộ, đạp xe, khiêu vũ hoặc chơi môn thể thao yêu thích không chỉ giúp cho đường huyết ổn định mà còn giải tỏa căng thẳng rất tốt.

Bạn đã biết cách tập luyện hiệu quả khi mắc tiểu đường hay chưa? Xem ngay bí quyết TẠI ĐÂY.

Giảm cân

Chỉ cần giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể là bạn đã cảm nhận được sự thay đổi rất lớn trong việc điều trị: Đường huyết ổn định hơn, người đỡ mệt mỏi, cơ thể nhẹ nhõm và phòng ngừa biến chứng tim mạch rất hiệu quả.

 

Giảm cân giúp kiểm soát đường huyết, trì hoãn thời gian biến chứng tiểu đường

Theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết

Đừng chỉ bị động uống thuốc, bạn hãy chủ động theo dõi mức đường huyết trước ăn, sau ăn xem có ổn định hay bị tăng, giảm thất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động tái khám để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh thuốc, chế độ ăn, tập luyện… phù hợp.

Thông tin bạn cần: Mẹo giúp giảm đường huyết hiệu quả

Giảm rủi ro tim mạch

Bệnh tim mạch, bao gồm huyết áp cao, cholesterol máu, đột quỵ, xơ vữa mạch... là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thừa cân, chế độ ăn không lành mạnh… sẽ giúp bạn phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng tim mạch do đái tháo đường

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Người tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao và dễ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, vết loét, hoại tử. Một vết xước nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng nếu không được điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người tiểu đường.

Để ngăn ngừa các biến chứng này, bạn cần:

- Vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay.

- Tiêm vắc-xin định kỳ để phòng bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

- Kiểm tra bàn chân thường xuyên để tìm ra các vết thương nhỏ và điều trị.

- Nếu gặp vết thương lâu lành, nhiễm trùng, cần đi khám sớm ở bệnh viện có chuyên khoa nội tiết.

Giảm căng thẳng

Khi bạn stress [căng thẳng], cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone làm tăng đường máu và giảm độ nhạy của insulin. Vì vậy, giải tỏa căng thẳng cũng rất cần thiết khi mắc tiểu đường. Một số cách giảm stress đơn giản: Nghe nhạc, tắm nước ấm, tập thiền, yoga, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân.

 

Nghe nhạc giúp giảm căng thẳng, ổn định đường huyết

Kiểm soát tốt huyết áp

Nghiên cứu cho thấy, nếu huyết áp được kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm được 33% nguy cơ suy thận tiểu đường. Đồng thời, huyết áp ổn định cũng giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Tầm soát biến chứng để phát hiện sớm

Kiểm tra mắt thường xuyên sẽ giúp giảm tới 90% nguy cơ mù lòa do tiểu đường. Kiểm tra bàn chân hàng ngày giúp bạn tránh được đoạn chi do nhiễm trùng. Xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu giúp phát hiện sớm biến chứng thận… Đó là những lý do mà bạn nên chú ý nhiều hơn tới việc tầm soát biến chứng.

Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải đáp cho bạn băn khoăn về thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường. Hãy áp dụng lời khuyên phòng ngừa biến chứng mỗi ngày để có được sức khỏe như ý muốn!

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

//www.webmd.com/diabetes/guide/risks-complications-uncontrolled-diabetes#1

//www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/diabetes-long-term-effects

//www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications

//www.quora.com/How-long-does-a-diabetic-develop-complications

//www.medicalnewstoday.com/articles/317477.php#outlook

BTV Lan Anh

Tiểu đường bao lâu chết?

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường. Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường chết như thế não?

Theo thống kê, có đến 70% người bị bệnh tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Đây cũng là biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường dễ bị các biến chứng về tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Bệnh tiểu đường có nguy có gì không?

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh chuyển hóa gây ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin của thể, hormone giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận hoặc đột quỵ đối với người bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 4 là gì?

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối Một số biến chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối thường gặp: Biến chứng tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, suy tim, nhồi máu cơ tim… 70% người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối tử vong vì nhóm biến chứng này. Bệnh chứng trên thận: giảm chức năng thận, suy thận.

Chủ Đề