Nhiệm vụ của chủ tịch nước là gì

Chủ tịch nước là một trong những chức vụ quan trọng nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Người nắm giữ chức vụ chủ tịch nước có những chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật. Vậy nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao nhiêu năm? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Nội dung bài viết:

  1. 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
  2. 2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước
  3. 3. Một số câu hỏi thường gặp

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước

Trong pháp luật Việt Nam, chế định Chủ tịch nước được quy định thành một thiết chế độc lập, không nằm ở một trong ba bộ phận quyền lực nhà nước là lập pháp, hành pháp, tư pháp

Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 quy định điều kiện để được bầu Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội, không quy định điều kiện về quốc tịch, xuất thân, độ tuổi tối thiểu của “nguyên thủ quốc gia” như ở một số quốc gia trên thế giới.

Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 được quy định rõ hơn về mối quan hệ phối hợp giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo Hiến pháp 2013, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Chủ tịch nước được quy định như sau:

  • Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước:

– Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh

– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ

– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá

– Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam

– Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân

– Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…

– Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ

– Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

  • Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp của Chủ tịch nước

– Trong lĩnh vực lập pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua…

– Trong lĩnh vực hành pháp: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thành lập Chính phủ, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

– Trong lĩnh vực tư pháp:

+ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá, theo quy định của Luật Đặc xá 2018 thì: “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thăn nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”.

Với quy định này, đặc xá không bao gồm những trường hợp Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho người bị tòa án kết án tử hình xuống tù chung thân. Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng đặc xá bao gồm cả việc Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, vì vậy cần sửa đổi Luật đặc xá để bổ sung quy định này.

+ Về đại xá, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá.

2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước

Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 2013, có quy định về điều kiện đối với Chủ tichj nước như sau:

– Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

– Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Và theo quy định của Điều 71 Luật hiến pháp năm 2013 có quy định Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm mà Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Như vậy, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 05 năm.

3. Một số câu hỏi thường gặp

  • Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao nhiêu năm?

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

  • Chủ tịch nước có quyền công bố các văn bản pháp luật nào?

Căn cứ theo quy định của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có quyền Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh

>> Xem thêm: Thẩm quyền ban hành văn bản của chủ tịch nước

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao nhiêu năm, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao nhiêu năm

Chủ Đề