Chủ thể của văn hóa Việt Nam là gì

Các chuyên gia: GS, TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; nhà văn Ngô Thảo, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng: Sớm khắc phục các yếu kém, bất cập tồn tại trong nhiều năm, quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, lấy người dân làm chủ thể, văn hóa Việt Nam sẽ không tụt hậu trong cuộc “chạy đua” ảnh hưởng văn hóa toàn cầu, đồng thời tăng cường sức đề kháng trước sự xâm lăng văn hóa.

Nhìn ra thế giới để có quyết tâm, có phương pháp

Phóng viên [PV]:Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đã được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ. Ngành văn hóa cần cụ thể hóa quan điểm đó như thế nào, thưa ông?

PGS, TS Bùi Hoài Sơn:Tôi cho rằng, ngành văn hóa sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 33-NQ/TW, khóa XI đã đề ra.

Bởi lẽ, nghị quyết đã đề ra nhiều vấn đề rất mới, chưa có kinh nghiệm thực hiện, như: Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị vănhóavà con người Việt Nam; xây dựng thị trường vănhóalành mạnh, đẩy mạnh pháttriểncông nghiệp vănhóa, tăng cường quảng bá vănhóaViệt Nam...

Từ định hướng sáng suốt của Đảng, tôi nghĩ, ngành văn hóa cần huy động trí tuệ tập thể, sự đồng thuận, chung sức của toàn xã hội, đề ra những định hướng cụ thể nhằm phát triển văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.

Tôi lấy ví dụ không quá xa lạ với nhiều người, đó là sự phát triển của văn hóa Hàn Quốc. Chính quyền nước này đưa ra những khẩu hiệu có tính chất dẫn đường, đó là: “Đường lối để sống còn là phải đứng đầu thế giới, đường lối để tiến tới là khán đài thế giới”.

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, họ đưa ra khẩu hiệu đơn giản hơn, đó là: “Toàn cầu hóa”. Người Hàn Quốc quan niệm, hiện đại hóa không phải là Âu hóa mà là toàn cầu hóa. Họ làm ra các sản phẩm văn hóa có tính chất toàn cầu, tính đương đại cao, chinh phục công chúng năm châu, mở đường cho kinh tế, đầu tư, xuất khẩu.

Sau cùng, khi công chúng đã làm quen, say mê các giá trị Hàn Quốc, họ mới đưa yếu tố văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc lồng vào các sản phẩm văn hóa. Như vậy, họ có triết lý, có chiến lược để quảng bá văn hóa, giải quyết đúng đắn, hài hòa vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đồng thời không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Người dân phường Thạch Bàn [Long Biên, Hà Nội] trình diễn kéo co ngồi, tháng 11-2018. Ảnh:THANH TÙNG

Chúng ta còn 24 năm là tới dấu mốc quan trọng kỷ niệm 100 năm thành lập nước [1945-2045], với mục tiêu nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Đi cùng với đó, văn hóa Việt Nam cũng phải là nền văn hóa có ảnh hưởng đến khu vực. Các nước trong khu vực mất khoảng 20 năm mới tạo ra dấu ấn phát triển văn hóa, không bắt đầu từ bây giờ, văn hóa nước ta sẽ không theo kịp với thời đại.

Nhức nhối những “căn bệnh” trầm kha trong văn hóa

PV:Xây dựng, phát triển văn hóa, đặc biệt là xây dựng môi trường văn hóa có vị trí quan trọng để hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người. Thế nhưng xây dựng môi trường văn hóa hiện nay ở nước ta được đánh giá còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Nhà văn Ngô Thảo:Tôi cho rằng, có hai “căn bệnh” trầm kha về xây dựng, phát triển văn hóa hiện nay là “bệnh” hình thức và “bệnh” nửa vời.

Cả nước có tới 19 triệu/22 triệu gia đình được tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, nhưng vì sao nạn bạo hành gia đình, số vụ ly hôn những năm qua có xu hướng tăng? Một khi phong trào văn hóa rơi vào hình thức, tác động lên đời sống rất thấp.

Tới đây, khi chúng ta hoàn thiện, ban hành các chuẩn mực giá trị vănhóavà con người Việt Nam, tôi lo sợ chúng ta sẽ lại rơi vào bệnh hình thức trong thực hiện và đánh giá.

Về sự nửa vời, đó là cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trong lĩnh vực văn hóa. Không thể có thị trường văn hóa sôi động, môi trường văn hóa giàu sức sáng tạo nếu không ngăn chặn, đẩy lùi nạn vi phạm bản quyền sáng tạo.

Chúng ta có luật xử phạt người sản xuất, kinh doanh các sản phẩm vi phạm bản quyền văn hóa, nhưng chưa có cơ chế xử phạt những người sử dụng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành văn hóa mà còn cần sự chung tay của các cơ quan chức năng khác.

Chúng ta không thể hô hào chung chung, ngồi chờ ý thức tự giác của những người cố tình vi phạm mà phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. 27 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo.

Đây là chỉ thị mang tính lịch sử, bởi thói quen sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã tồn tại lâu đời đối với người Việt Nam. Thay đổi thói quen ăn sâu bám rễ là rất khó, đã vậy nếu làm nửa vời thì sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả.

Người dân Hà Nội xin chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tháng 1-2018. Ảnh:THANH TÙNG

Bảo đảm quyền lợi về văn hóa của người dân

PV:Hài nhảm, video “giang hồ mạng”, ca khúc phản cảm, phản giáo dục... lan tràn khắp các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, thậm chí nhiều chương trình vô bổ còn phát sóng trên truyền hình. Vì sao công chúng lại tìm đến những sản phẩm văn hóa vô bổ, nhảm nhí, độc hại này, thưa ông?

Nhà văn Ngô Thảo:Thị hiếu công chúng vô cùng đa dạng, phong phú, phụ thuộc vào trình độ tri thức, tính cách cá nhân, điều kiện sống... Đấy là lẽ thường ở bất cứ nước nào, không riêng nước ta. Một người thích nghe nhạc rock ồn ào không thể bắt họ nghe nhạc giao hưởng êm dịu. Vấn đề tôi muốn đề cập là ngành văn hóa nước ta đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thụ hưởng văn hóa phong phú, đa dạng của công chúng chưa?

Có lần trò chuyện với một nhà làm phim nước ngoài, người này lý giải vì sao lại có những bộ phim truyền hình dài lê thê hàng trăm tập phim. Những bộ phim này được sản xuất với mục đích phục vụ đối tượng khán giả chủ yếu là phụ nữ ở nhà làm nội trợ. Cốt truyện phim truyền hình đơn giản, xoay quanh vài ba nhân vật giúp các bà nội trợ có thể vừa lúi húi làm việc nhà, vừa xem phim, thậm chí chỉ nghe lời thoại để nắm bắt cốt truyện. Loại phim này đơn giản nhưng không dễ dãi, những giá trị chân-thiện-mỹ vẫn được đề cao.

Bài học ở đây là chúng ta phải nắm bắt thị hiếu công chúng và sản xuất các sản phẩm văn hóa có tính đại chúng, dễ tiếp thu nhưng không dễ dãi, không dung tục, không phản văn hóa, phản giáo dục. Khi chúng ta không sâu sát thị hiếu công chúng, đưa cho họ những sản phẩm văn hóa lỗi thời về hình thức, nội dung khô khan, giáo điều, một chiều mà công chúng không cần, không quan tâm, không phù hợp, thì việc họ tìm đến những sản phẩm văn hóa rẻ tiền, nhảm nhí là điều tất yếu. Những người hoạt động trong ngành văn hóa phải nhìn lại, đã làm gì để ngăn chặn sự xuống cấp của thị hiếu công chúng?

PV:Có người sẽ phản bác ý kiến của ông bởi chúng ta có hệ thống thiết chế văn hóa trải khắp nơi, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa phục vụ công chúng miễn phí?

Nhà văn Ngô Thảo:Tôi không phủ nhận nhiều hoạt động văn hóa dù đã tồn tại hàng chục năm vẫn có giá trị phục vụ đối tượng đặc thù, như: Cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, anh chị em công nhân ở các khu công nghiệp, bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Họ sẽ sung sướng bao nhiêu khi được văn công đến tận nơi biểu diễn, được xem các buổi chiếu phim lưu động... Nhưng thử hỏi, ở thành phố phồn hoa, vùng nông thôn, khi khán giả mỗi người đều có điện thoại thông minh trong tay để giải trí, kết nối với thế giới và nhịp sống đương đại diễn ra không ngừng nghỉ, liệu họ có tìm đến các thiết chế văn hóa, xem triển lãm ảnh, tham quan trưng bày sách hay không?

Thời đại đã khác, bây giờ là thời đại của văn hóa số, công chúng không còn “đói” sản phẩm, hoạt động văn hóa như thế hệ tôi từng kinh qua thời chiến tranh, bao cấp. Chúng ta có hệ thống thiết chế văn hóa rộng khắp là điều rất đáng quý, cần củng cố, kiện toàn, đầu tư phát triển cho hệ thống này. Nhưng trên hết, phải xem lại phương thức, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, tìm cách đổi mới sáng tạo hoạt động, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng.

PV:Vậy người dân có vai trò gì trong công cuộc phát triển văn hóa thời gian tới đây?

GS, TS Hoàng Chí Bảo:Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định lại quan điểm “dân là gốc”, bổ sung “dân giám sát, dân thụ hưởng” [bên cạnh “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”] và “lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Tôi cho rằng, cần quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc “dân là gốc”, người dân là chủ thể, là trung tâm trong công cuộc xây dựng văn hóa thời đại mới.

Người dân làm chủ trên các phương diện, trong đó có xây dựng sáng tạo văn hóa, cảm thụ văn hóa, phát triển đời sống văn hóa. Việt Nam là nước đa văn hóa, phải khai thác triệt để tinh hoa văn hóa từng tộc người. Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển thông qua người quản lý, thông qua hành động sáng tạo của chính họ để xây dựng văn hóa, phát triển văn hóa, tiêu dùng văn hóa và cũng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Chúng ta phải xây dựng môi trường văn hóa, tạo cơ chế, chính sách để người dân có thể tự do bộc lộ năng lực sáng tạo, được bảo đảm quyền thụ hưởng văn hóa và được tôn trọng khác biệt về mặt văn hóa.

PV:Trân trọngcảm ơn các chuyên gia!

“Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”[trích "Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng", tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, trang 47].

[còn nữa]

HOÀNG HOÀNG - VƯƠNG HÀ - MINH NHÃ - THU HÀ[thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề