Xin lỗi vi đã cheng ngang cuộc nói chuyên năm 2024

Người thứ 3 được hiểu là một người xen vào mối quan hệ tình cảm của người khác [có thể là quan hệ yêu đương hoặc hôn nhân]. Vấn đề là không phải lúc nào người thứ 3 cũng là người được yêu, họ được chiều chuộng, chăm sóc, được dành thời gian cho nhưng đồng thời cũng có thể là đối tượng thỏa mãn về mặt tình dục, cảm hứng mới mẻ.

Dùng một câu ngụy biện như trên để lý giải rằng bản thân không sai khi chen chân vào hạnh phúc của người khác là hành vi nhân danh tình yêu chứ không phải tình yêu thực sự.

[Ảnh minh họa]

Bởi nếu người ta thực lòng yêu nhau, người ta sẽ hướng nhau đến những điều tốt đẹp hơn, sẽ hết sức để người mình yêu thương được hạnh phúc và tránh cho người đó chịu tai tiếng, chứ không phải tác động khiến người kia phá vỡ cam kết của họ, tác động biến người kia trở thành một người đi ngược lại với đạo đức và niềm tin của xã hội.

Nếu bạn thực sự yêu một ai đó, bạn không thể là nguyên nhân khiến cho người ta phải làm những điều sai lầm, biến họ thành một kẻ thất hứa.

"Người thứ ba có lý lẽ riêng và họ là người đến sau chứ không sai"

[Ảnh minh họa]

Khi họ là “người thứ ba”, chính họ cũng không hề muốn điều này. Ai mà chẳng mong có được một tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc. Nhưng khi trái tim rung động, ta không có sự lựa chọn. Rất nhiều “người thứ ba” rung động rồi mới biết “ai kia” đã có người yêu. Họ chỉ đến sau, chứ không hề sai.

Đó là những lý giải của một bộ phận người thứ 3. Đúng vậy, đúng là người thứ 3 không sai khi trót yêu người đã có chủ, thế nhưng giành giật thứ không thuộc về mình thì chắc chắn không bao giờ đúng. Lỗi lớn nhất của người đến sau chính là chen chân vào hạnh phúc, bình yên của người khác.

"Tôi là "người thứ 3" nhưng không phá hoại hạnh phúc kẻ khác"

Có một câu nói, sẽ chẳng ai có thể chen chân vào tình yêu đang yên lành, nếu như đối phương không cho phép. Đúng là tình yêu chỉ nên và chỉ có thể là câu chuyện riêng hai người. Khi tình yêu rạn nứt vì người thứ ba, thứ tình cảm ấy vốn dĩ đã đi đến bờ vực của sự tan vỡ.

[Ảnh minh họa]

Cũng vì lẽ đó, nhiều người thứ 3 cho rằng bởi cái hạnh phúc ấy đã bị tan vỡ ngay từ khi chưa từng có sự xuất hiện hay chen ngang của họ, nên họ không có lỗi.

Thế nhưng, liệu người thứ 3 có biết rằng dù là hạnh phúc đó đang trên bờ vực thẳm hay đã nguội lạnh thì người ngoài cũng không có quyền gì châm thêm dầu vào lửa, khoét sâu thêm mâu thuẫn của người trong cuộc bằng cách chen chân vào.

Ngoài kia còn bao nhiêu người độc thân, chưa có chủ, vì sao không lựa chọn mà lại cứ cắm đầu vào một mối quan hệ đầy phức tạp như thế. Nếu đã không đủ kiên nhẫn chờ đợi người mình yêu trở thành người độc thân đường đường chính chính, nếu đã có tâm xen vào một cuộc tình vẫn còn chưa chính thức chia tay, thì người thứ 3 không bao giờ là vô tội.

"Tình yêu không có lỗi"

[Ảnh minh họa]

Người thứ 3 đang tự huyễn hoặc và an ủi bản thân bằng những lý lẽ kiểu đó. Nhưng họ có biết nhân danh tình yêu để làm người thứ 3, thực lòng mà nói đó là một tội lỗi. Thứ tình cảm mà xã hội lên án, pháp luật cũng không cho phép, sao lại có thể so sánh với tình yêu – một thứ tình cảm sâu sắc và thiêng liêng đến nhường nào để làm người chen vào hạnh phúc của người khác.

Đừng bao giờ dùng tình yêu để ngụy biện cho vết rách sâu hoắm bạn gây ra cho cô gái khác. Bất cứ ai cũng đều có quyền được yêu, nhưng không có nghĩa là được giằng co hạnh phúc yên ổn của người khác. Cũng đừng tự cho mình cái quyền làm tổn thương người khác vì lý do này hay lý do kia.

Trẻ em nói leo là hành động không được người lớn đánh giá cao và cho là không lễ phép. Đây là một tật xấu mà ba mẹ nên quan tâm để tránh hình thành thói quen xấu sau này. Hãy cùng UPO tìm hiểu kỹ hơn nói leo là gì cũng như những nguyên nhân khiến trẻ hay nói leo trong bài viết sau.

Nói leo là hành vi nói tự do, chen vào câu chuyện của người khác khi không được hỏi đến. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn khi trẻ bắt đầu nói rõ ràng [khoảng 2 – 3 tuổi] và khi bắt đầu đi học [từ 7 – 9 tuổi], nếu không được nhắc nhở kịp thời thì có thể trở thành thói quen cho đến khi trẻ trưởng thành.

Khi trẻ nói leo sẽ thường bị người lớn mắng và cho rằng trẻ có thái độ chống đối, hỗn xược. Tuy nhiên các bé chỉ chưa biết cách giao tiếp tế nhị, chưa hiểu được và biết cách thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe người khác chứ đa phần không có ý xấu.

Đa số trẻ em có thói quen chen ngang câu chuyện của người khác

Khi đối tượng giao tiếp của trẻ là bạn bè, việc nói chen ngang có thể khiến những người khác mất hứng thú, quên mất vấn để đang đề cập và khiến họ khó chịu. Nếu xảy ra nhiều lần đôi khi sẽ gây nên những xích mích và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn và giữ gìn mối quan hệ tích cực.

Trẻ ở độ tuổi còn nhỏ thường có một chút bản chất ích kỷ, luôn suy nghĩ rằng những người xung quanh cũng có chung ý kiến với mình, do đó trẻ không thể nhận ra các bạn khác cũng có quan điểm riêng để chia sẻ và chưa thực sự sẵn sàng để nghe trẻ nói.

Tại sao trẻ thường có tật nói leo?

Nguyên nhân dẫn đến việc nói leo tuỳ vào hoàn cảnh và tính cách khác nhau của mỗi đứa trẻ. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu để từ đó có cách chấn chỉnh, uốn nắn cho phù hợp.

Trẻ đang học cách nêu ý kiến

Hành động nói leo được thể hiện nhiều nhất khi trẻ muốn nêu lên ý kiến của mình. Trong khoảng thời gian từ 3 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu có khả năng giao tiếp, thể hiện mong muốn một cách cụ thể hơn, trẻ cũng chưa thể học được cách chờ đợi hoặc tuân thủ những quy tắc về sự tôn trọng người lớn một cách nghiêm túc. Do đó mỗi khi có ý kiến hoặc mong muốn, trẻ sẽ trực tiếp nói ra mà không quan tâm quá nhiều đến hoàn cảnh xung quanh.

Trẻ nói leo vì muốn đưa ra ý kiến của mình

Khi trẻ bắt đầu có nhận thức và nêu lên ý kiến là dấu hiệu cho thấy sự phát triển tư duy của con. Tuy nhiên, trước khi lên 12 tuổi, trẻ chưa thể sắp xếp những quan điểm của mình và nói vào thời gian thích hợp. Do đó mỗi khi trẻ nghe được cuộc đối thoại giữa những người khác và chợt nhớ ra một điều gì đó, chúng sẽ nói leo hoặc đặt ra câu hỏi cho đến khi nhận được câu trả lời. Độ tuổi này cũng chính là thời gian thích hợp để con tiếp thu thông tin và phát biểu ý kiến, nếu không được dạy dỗ đúng cách thì sau khi lớn lên, trẻ sẽ mất đi sự tự tin vốn có. Ba mẹ cần dạy trẻ những cách xử lý khôn khéo để vừa tạo điều kiện cho trẻ khám phá năng lực của bản thân nhưng cũng đồng thời giữ được khuôn khổ và phép lịch sự cần có.

Xem thêm: Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?

Gây sự chú ý

Ngay cả người lớn cũng thường có cảm giác muốn được người khác chú ý, trở thành tâm điểm của sự quan tâm, tương tự với trẻ em cũng vậy. Bé muốn trở nên quan trọng, muốn thử khẳng định vị trí của mình đối với người khác như thế nào?

Bé nói leo vì muốn người khác biết đến sự có mặt của mình, muốn được cảm giác được người khác chú ý, thể hiện cái tôi của bản thân. Dấu hiệu này hình thành khi trẻ bước vào độ tuổi từ khoảng 6 – 9, khi đó trẻ bắt đầu hình thành được suy nghĩ, cảm xúc riêng một cách rõ ràng. Khi còn nhỏ, trẻ chưa có khả năng giao tiếp trôi chảy nên sẽ dùng cách khóc lóc, ăn vạ để được người lớn quan tâm, còn trong giai đoạn này trẻ sẽ dùng cách nói leo.

Trẻ em thường muốn gây được sự chú ý với mọi người

Hẳn các bậc phụ huynh thường gặp hoàn cảnh khi người lớn đang trò chuyện cùng với nhau, trẻ sẽ đột nhiên đến gần và khoe về một món đồ chơi mới, mục tiêu khi này của trẻ chính là muốn thu hút sự quan tâm của ba mẹ và cả vị khách của họ.

Đôi khi trẻ nói leo khi muốn thu hút sự chú ý của người lớn, vừa muốn có được một thứ gì đó. Như khi trẻ đói bụng và muốn ăn hoa quả, muốn xin đi chơi cùng với bạn bè hoặc khi muốn bật điều hoà mà không tìm thấy điều khiển. Trong những tình huống đó mà ba mẹ không để ý đến con, thờ ơ làm những việc khác thì bé chỉ có thể chen ngang vào cuộc nói chuyện để ba mẹ có thể dành sự quan tâm cho mình.

Sự bốc đồng

Sự bốc đồng của trẻ là những hành vi, hành động không có suy tính trước, thường xảy ra dựa trên những suy nghĩ mới nảy ra mà không cần biết đến hậu quả. Việc nói leo đôi lúc xảy ra khi một số trẻ gặp khó khăn trong việc nhẫn nại chờ đến lượt mình nói, đôi khi bé cũng khá vô tư, vừa nghĩ ra câu chuyện gì hay thì sẽ mong muốn nói ra ngay lúc đó. Các bé có xu hướng buột miệng nói ra mà không để ý rằng người khác cũng đang nói. Sự bốc đồng đó có thể gây nên hành vi lấn át người khác, gây nên sự khó chịu và xích mích không đáng có. Hậu quả dẫn đến từ sự bốc đồng của trẻ khiến người lớn khá đau đầu, ví dụ khi những đứa trẻ trò chuyện với nhau nhưng không ai chịu nhường nhịn, tranh giành nhau nói gây nên sự ồn ào, thậm chí cãi vã và đánh nhau.

Trẻ cảm thấy nhàm chán

Khi trẻ buồn chán sẽ vô tình nói leo để thay đổi bầu không khí

Hành động nói leo không xấu như cha mẹ vẫn tưởng, một số trường hợp xuất phát từ nguyên nhân trẻ cảm thấy nhàm chán và không có việc gì để làm. Ở trẻ em có một sự hoạt bát và rất năng động, đặc biệt là trong độ tuổi trẻ đang khám phá về thế giới và bị thu hút bởi nhiều thứ vị bên ngoài. Đôi khi trẻ không có việc gì để làm cũng như không có ai để chơi sẽ sinh ra hành vi nói leo, muốn được tham gia vào cuộc trò chuyện của người khác.

Xem thêm: Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau

Hoặc chỉ đơn giản bé không nhận thức được việc đó là bất lịch sự

Thực ra mà nói, trẻ ở khoảng từ 3 – 6 tuổi vẫn chưa có ý thức việc nói leo là xấu, cũng chưa học được sự kiên nhẫn khi chờ tới lượt. Bé đã quen với việc được người xung quanh chú ý lắng nghe trong mọi hoàn cảnh. Từ đó bé hình thành phản xạ biểu đạt ý kiến mỗi khi trẻ cảm thấy háo hức hoặc nhớ ra một câu chuyện thú vị nào đó mà không biết việc đó có bị coi là vô lễ hay bất lịch sự hay không. Việc ngắt lời thường hay xảy ra ở các bé một cách rất tự nhiên vì đôi khi chúng quên mất rằng người khác cũng đang muốn nói chứ không phải có ý xấu.

Ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ chưa thể nhận thức được sự bất lịch sự khi nói leo

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ hay nói leo?

Việc quản lý tật nói leo sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của từng đứa trẻ. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp ba mẹ áp dụng chung cho hầu hết trẻ em.

Không nên tỏ ra bực tức hay gay gắt

Trong vấn đề giáo dục cho trẻ em hạn chế việc nói leo, thái độ và cách xử lý của phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Tiến sĩ ĐInh Thị Kim Thoa – chuyên gia giáo dục trường mầm non Hoàng Gia cho rằng, hành vi nói leo xảy ra với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau và không phải có ý định chống đối hay hỗn xược, do đó các bậc phụ huynh không nên tức giận hay phản ứng mạnh với con. Đầu tiên ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con nói leo, có thể vì nhu cầu giao tiếp của con khá lớn hoặc con cần sự quan tâm nhiều hơn.

Trong quá trình dạy dỗ cho con, ba mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng

Ba mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở nếu con có lỡ chen ngang câu chuyện và dạy cho bé hiểu hành vi đó là bất lịch sự, cần rút kinh nghiệm và không được tái phạm về sau. Ngoài ra ba mẹ hãy đặt ra những thoả thuận với con, “Nếu con nói leo, ba mẹ sẽ không trả lời con”, “Hãy chờ người khác nói hết câu rồi mới xin phép được nêu ý kiến của mình”,.. Khi con phạm lỗi cần nhẹ nhàng khuyên bảo nhưng cũng phải giữ được tính kiên quyết, không nên dễ dàng thuận theo ý muốn của trẻ vì có thể tạo ra sự ỷ lại của con.

Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh – Hãy nắm bắt đúng tâm lý trẻ

Tạm thời đừng quan tâm tới bé và không thỏa hiệp

Khi bắt đầu thực hiện việc sửa tính nói leo cho trẻ, ba mẹ hãy vạch ra những “ranh giới” nghiêm khắc buộc bé phải thực hiện. Trước hết hãy xem xét vấn đề của con có phải việc gấp hay không, nếu không phải hãy nói hoặc ra hiệu dấu im lặng và nói “Mẹ đang bận, con đợi một lát mẹ sẽ giải quyết vấn đề của con sau”. Tuyệt đối không nên thỏa hiệp hoặc nhân nhượng vì con có thể lợi dụng việc mè nheo, khóc lóc để đòi hỏi và uy hiếp ba mẹ trong những lần sau này. Nếu con vẫn ngang bướng tiếp tục nói leo, hãy lơ bé đi để chứng tỏ cho con biết rằng nếu tiếp tục có những hành vi chen ngang như vậy thì sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ ba mẹ.

Tiếp theo, ba mẹ còn có thể đánh lạc hướng trẻ bằng những món đồ chơi, đồ ăn hoặc xem phim, hạn chế sự rảnh rỗi của con sẽ khiến con ngưng làm phiền và chấp nhận đợi đến khi ba mẹ nói chuyện xong. Trong trường hợp con đói bụng hoặc khát nước, ba mẹ hãy sắp xếp một ít đồ ăn vặt để ở nơi dễ lấy và dặn con nếu muốn ăn hãy tự lại lấy một ít, hạn chế làm phiền ba mẹ.

Bố mẹ làm gương

Phụ huynh cũng là một người thầy có thể ảnh hưởng đến bé rất nhiều, mỗi cách giao tiếp của ba mẹ với người khác sẽ là bài học để con noi theo. Nếu ba mẹ thường chèn ngang và làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người khác thì sẽ khiến trẻ nghĩ rằng việc nói leo là bình thường và bắt chước theo.

Khi giao tiếp với người khác, ba mẹ hãy làm gương để con học theo

Trang Verywell Family đã đăng tải thông tin rằng, ba mẹ nên đợi con hoàn thành câu trả lời, tuyệt đối không làm gián đoạn quá trình diễn đạt của con. Khi trẻ được lắng nghe và tôn trọng khi giao tiếp thì sẽ làm điều tương tự với mọi người. Tuy nhiên trong một số trường hợp ba mẹ vẫn có thể cắt ngang lời nói của con nhưng phải giữ được sự lịch sự. Khi ấy, ba mẹ hãy dùng những câu nói tinh tế như “Mẹ xin lỗi nhưng chúng ta có thể dừng lại một chút được không?”, “Câu chuyện của con rất hay nhưng chúng ta sẽ tiếp tục sau khi ăn cơm xong nhé!”,…

Trẻ em dưới 6 tuổi đang trong quá trình học hỏi thế giới xung quanh thông qua những việc mình nhìn và nghe thấy được. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những trẻ hay bắt chước có xu hướng tiếp thu và mức độ IQ cao hơn. Vì vậy trong quá trình này ba mẹ cần thúc đẩy cho con học thêm nhiều kiến thức và thực hiện nghiêm túc những thói quen hàng ngày để con có sự phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Cải thiện khả năng tư duy cho trẻ 6 tuổi thế nào hiệu quả?

Đặt ra cho con nguyên tắc khi giao tiếp

Để hình thành cho bé những thói quen tốt, ba mẹ hãy dạy trẻ quy tắc giao tiếp. Hãy dạy con hiểu lắng nghe là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng, thể hiện sự tôn trọng đối với đối tượng trò chuyện và không nên chen ngang khi người khác đang nói. Ba mẹ nên thử cho con đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận được cảm giác khó chịu khi bị chen ngang và tránh việc nói leo.

Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng một số quy định cho con trước khi muốn ngắt lời một cuộc trò chuyện đang diễn ra như chờ người khác nói dứt câu rồi nhẹ nhàng nói việc của mình, hãy dùng những từ lịch sự, nhẹ nhàng, dùng “xin lỗi” vì đã cắt ngang, yêu cầu con gõ cửa khi có người đang nói chuyện trong phòng, trước khi phát biểu ý kiến trong lớp học cần giơ tay xin phép,..

Tuy nhiên, ba mẹ không nên dạy trẻ không bao giờ được chen ngang vì trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc nguy hiểm cần phải cảnh báo tức thì. Bé nên được chỉ về một số tình huống khẩn cấp cần báo ngay với người lớn như có người gặp tai nạn, bị ngã xe, đuối nước, cướp bóc, hoả hoạn,…

Chỉ cho con những cách khác để gây sự chú ý

Khi bé muốn gây sự chú ý bằng cách nói leo, ba mẹ tuyệt đối không nên thỏa hiệp, không nên lờ đi và chuyển sang chuyện khác vì sẽ khiến chúng cho rằng đây là việc làm đúng và tiếp tục lặp lại. Thay vào đó ba mẹ hãy dạy cho con những cách khác để gây sự chú ý.

Ba mẹ hãy giáo dục cho con những cách gây được sự chú ý tích cực

Đầu tiên hãy dạy cho con kỹ năng tham gia vào cuộc trò chuyện một cách hợp lý. Khi con muốn chen ngang vào cuộc trò chuyện nên bắt đầu bằng câu “Xin lỗi, con có thể làm phiền một chút được không ạ?”, tốt nhất là nên chờ người khác kết thúc một câu nói rồi mới chen vào. Thêm vào đó,nên thống nhất một số hành động bí mật để ra hiệu khi ba mẹ đang bận, sau đó để bé đợi dấu hiệu đáp lại của ba mẹ. Dần dần điều này sẽ tạo thành một thói quen tốt cho con, giúp bé biết cách ra hiệu một cách tế nhị và kiên nhẫn chờ nói ra ý kiến. Tuỳ vào mỗi gia đình sẽ có những dấu hiệu riêng như vẫy tay, vỗ tay hoặc gõ cửa,…

Đừng quên khen ngợi mỗi khi con hoàn thành tốt những hướng dẫn của ba mẹ. Lời khen sẽ mang đến những ý nghĩa tích cực và thúc đẩy con cố gắng hơn. Đôi khi con chưa thực sự làm tốt ở những lần đầu tiên những chính nhờ sự khuyến khích, cổ vũ từ ba mẹ có thể giúp trẻ dần dần thay đổi.

Trò chuyện cùng con trẻ nhiều hơn

Trong giai đoạn phát triển, trẻ em dễ gặp phải những khó khăn và có nhu cầu về sự chia sẻ, quan tâm nhiều hơn. Ba mẹ là những người thân thiết và có thể mang lại sự an tâm đối với trẻ nên chúng thường tạo ra sự gián đoạn để được ba mẹ chú ý. Các bậc phụ huynh hãy trò chuyện nhiều hơn khiến trẻ cảm nhận được sự ấm áp, được quan tâm và tin tưởng.

Thông qua việc dạy con nói suy nghĩ của mình, ba mẹ còn giúp trẻ thực hành được cách giao tiếp trôi chảy, linh hoạt. Việc gợi ý cho trẻ tự nói chuyện còn giúp ba mẹ hiểu được tình hình của con, dễ nắm bắt được vấn đề để có thể hỗ trợ và tiến gần hơn đến thế giới nội tâm của con.

Thông qua những cuộc trò chuyện với ba mẹ, trẻ sẽ học hỏi tốt hơn

Khi tạo ra những cuộc nói chuyện thân mật, ba mẹ có thể đan xen những bài học về kỹ năng giao tiếp cho con. Trẻ sẽ biết cách lắng nghe, biết tôn trọng người khác. Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi cũng là một phần quan trọng rút ra từ việc lắng nghe và trao đổi. Thông qua những cuộc đối thoại với ba mẹ, bé dần dần làm quen được cách bình tĩnh xử lý vấn đề, không còn làm xảy ra những hành vi bồng bột và biết cách điều chỉnh tâm trạng bản thân khi lớn lên.

Với những đứa trẻ có tính khí khác biệt nhau, có trẻ sẽ hoạt bát, năng nổ và muốn tham gia vào những cuộc trò chuyện, trong khi đó một khác lại hướng nội, nhút nhát và không thể hiện bản thân. Việc trò chuyện nhiều hơn giúp trẻ dám bứt phá bản thân, thoát ra khỏi vỏ bọc của sự thiếu tự tin để nắm bắt nhiều cơ hội trong tương lai.

Giao tiếp giữa ba mẹ và con còn có hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh tự kỷ và một số vấn đề thiếu kỹ năng liên quan. Trẻ sẽ nhận được sự quan tâm và được thực hành để trau dồi thêm các kỹ năng, cải thiện vấn đề liên quan đến thính lực.

Nói leo là hành vi rất bình thường trong một giai đoạn phát triển của bé, đây không hẳn là tật xấu hay ảnh hưởng đến tính cách của con nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Với mỗi bé sẽ có một nguyên nhân gây ra sự làm phiền này, do đó ba mẹ hãy quan sát con mình nhiều hơn để tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề.

Ngoài các phương pháp giúp trẻ hạn chế nói leo được gợi ý ở trên, ba mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sống cùng khoá học KidUP tại trung tâm giáo dục UPO. Sự can thiệp của giáo dục giúp trẻ có cơ hội nhận được sự dạy dỗ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Khi tham gia vào khóa KidUP, trẻ được học hỏi cách ứng xử văn minh trong gia đình, nhà trường và xã hội, từ đó hạn chế việc nói leo một cách bất lịch sự. Ngoài ra trẻ còn học được những kỹ năng mềm cần thiết cho sự phát triển bản thân như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý chi tiêu… Tất cả nhằm giúp trẻ phát triển tư duy tự thức, khám phá khả năng của mình để thiết lập mục tiêu và tự xác định con đường tương lai.

Các bố mẹ có thể xem thêm chi tiết khoá học tại đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Chủ Đề