Giá phẩu thuật kéo dài chân đau như thế nào năm 2024

John Lovedale, 40 tuổi, là kỹ sư cho một cơ quan chính phủ, cao 173 cm. Anh đã chi 75.000 USD để phẫu thuật kéo dài chân, nâng chiều cao lên 181 cm. Để thực hiện thủ thuật y khoa này, bác sĩ phải đập gãy hai xương đùi của anh, gắn đinh kim loại vào giữa khung xương. Mỗi chiếc đinh được làm bằng titan, dẻo và cứng giống như xương.

Sau ca phẫu thuật, Lovedale tăng gần 10 cm, song tỷ lệ cơ thể hơi kỳ lạ. Anh cũng bị đau nhức trong thời gian dài. Việc kéo dài chân đã kéo căng các dây thần kinh xung quanh xương, đặc biệt là các cơ dày, nhiều thịt như phần gân kheo. Điều này khiến Lovedale không thể đi bộ trong nhiều tháng.

"Tôi phải uống đủ loại thuốc giảm đau, thật khó chịu", anh nói.

Nhiều người thắc mắc vì sao một người đàn ông đẹp trai, tự tin, hài hước, đã có ba con lại bỏ tiền ra thực hiện một thủ thuật tốn kém đến vậy.

"Tôi thấy rằng những người cao dễ sống hơn trong xã hội này. Mọi người dường như cúi đầu trước họ", anh chia sẻ.

Theo điều tra của BBC, một ca phẫu thuật kéo dài chân có giá từ 60.000 USD đến 220.000 USD [khoảng 1,4 tỷ đến 5,3 tỷ đồng]. Lovedale không phải người duy nhất chi số tiền lớn, chịu sự đau đớn để thực hiện kéo chân.

Tiến sĩ Kevin Debiparshad, một trong số bác sĩ chuyên phẫu thuật kéo chân ở Bắc Mỹ, cho biết dịch vụ đang "bùng nổ". Số lượng bệnh nhân gấp hai lần bình thường, đôi khi lên tới 50 người một tháng. Theo Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ, trong năm 2019, số ca chỉnh hình ở nam giới đã tăng 29% so với hai thập kỷ trước.

Thực tế, việc kéo dài chân vốn nhằm mục đích hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh lý nghiêm trọng. Thủ thuật do một bác sĩ người Liên Xô tên là Gavriil Ilizarov phát triển vào những năm 1950. Ông muốn điều trị cho những người bị gãy xương hoặc bị dị tật bẩm sinh về chi.

Thời Trung cổ, các bác sĩ dùng một thiết bị gọi là Ilizarov để điều chỉnh từ mắt cá đến đầu gối người bệnh. Sau đó, họ đập gãy chân của bệnh nhân và chèn hàng loạt đinh chốt qua da, cơ và xương.

Hiện nay, các bác sĩ sử dụng biện pháp ít rủi ro hơn. Họ dùng một thiết bị khoan không dây gọi là mũi doa y tế để khoét rỗng xương của bệnh nhân. Quá trình khoan có thể gây chảy máu, tủy và cả chất béo khỏi xương.

Một người đàn ông chuẩn bị làm phẫu thuật kéo dài chân. Ảnh: GQ

Dù đau đớn, nhiều đàn ông vẫn đánh đổi để cao thêm từ 7 cm đến 10 cm, nguyên nhân đến từ sự cạnh tranh trong môi trường làm việc. Trong hơn một thập kỷ, hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới cao trên 180 cm thường được trả lương cao hơn khoảng 166.000 USD so với người dưới 180 cm.

Phân tích từ Australia cũng cho biết mỗi 10 cm chiều cao có thể giúp tăng thêm 3% lương theo giờ đối với nam giới và 2% đối với phụ nữ.

Người cao dường như cũng thuận lợi hơn trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Các ứng viên có chiều cao vượt trội đã thắng 58% trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kể từ năm 1789 đến năm 2008.

Hiện chưa rõ vì sao xã hội nhìn chung phân biệt đối xử với những người không cao lớn. Một số nhà tâm lý cho rằng điều này thuộc về bản năng sơ khai của con người. Thông thường, người cao được coi là có phẩm chất lãnh đạo, khả năng bảo vệ tốt hơn. Họ cũng tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó có khả năng thành công cao hơn.

Theo các chuyên gia, việc trả tiền để kéo chân không hoàn toàn phi lý, nhưng chi phí và rủi ro có thể cao hơn lợi ích. Các biến chứng tiềm ẩn hậu phẫu bao gồm chấn thương dây thần kinh, đông máu, đau nhức dữ dội, xương không hợp nhất.

Thủ thuật kéo dài chân gồm hình thành và chữa lành xương mới. Trong một số trường hợp, xương có thể lành quá nhanh hoặc chậm. Đặc biệt, người thừa cân béo phì, hút thuốc lá... khi phẫu thuật có thể gặp tình trạng xương hồi phục quá chậm, dẫn đến kéo dài thời gian tái tạo các mô mềm, mạch máu, cơ và dây thần kinh xung quanh.

Sau quá trình kéo chân, nếu cơ thể không thích ứng kịp với chiều cao mới, người bệnh sẽ gặp hạn chế về khả năng vận động. Để tránh biến chứng gây đau đớn, các chuyên gia khuyên mọi người tập thể dục thường xuyên và làm vật lý trị liệu.

Bị bạn bè trêu chọc, tuột mất nhiều cơ hội vì chiều cao khiêm tốn, An quyết định chi 230 triệu đồng phẫu thuật kéo dài chân thêm 7 cm.

“Chiều cao hiện tại của tôi là 1m54, tuy nó chưa thực lý tưởng với nhiều người, nhưng đó là phiên bản hoàn hảo đối với tôi”, An [26 tuổi, sống tại Hà Nội] tự tin chia sẻ sau 2 năm phẫu thuật kéo dài chân.

An cho biết bản thân sinh ra với chiều cao khiêm tốn 1m47, nhiều người trêu cô mắc dị tật, kém phát triển. Ngày còn bé cô không để ý nhiều đến lời trên đùa của bạn bè, nhưng khoảng thời gian học tập ở nước ngoài thay đổi tất cả suy nghĩ của cô.

Khi các bạn đều cao 1,7 đến 1,8m, An chỉ như đứa trẻ cấp hai trong lớp. Mỗi lần có các hoạt động của trường cô đều bị làm lơ, cô tuột mất nhiều cơ hội làm việc vì chiều cao không như mong muốn. An đối mặt với tâm lý tự ti về ngoại hình, cô mất dần sự tự tin, lãng tránh mọi hoạt động.

“Tôi mất một thời gian dài để suy nghĩ và nhận thấy chạy trốn không phải là cách”, An nói.

An thời điểm cao 1m47, cô khá tự ti với chiều cao của mình

Cô gái quyết định thay đổi bản thân, lên mạng tìm cách cải thiện chiều cao. Phẫu thuật kéo chân là điều cô hướng đến.

Năm 2020, An bắt đầu cuộc "cách mạng chiều cao" bằng việc tiết kiệm tiền cho ca phẫu thuật. Sau khi gom đủ tiền, cô quyết định phẫu thuật ngay sau đó 1 năm và không chia sẻ với gia đình hay bạn bè về lần thực hiện này.

“Khi ấy, tôi thật sự rất sợ vẫn phải nhưng tự trấn an bản thân, cao lên là ước mơ lớn nhất của mình và mình sắp chạm tay được đến nó” cô gái nói.

Sau phẫu thuật chân An được cố định bằng khung xương kim loại, phải tập đi như trẻ em

Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật 2,5 tiếng. Khi tỉnh dậy đôi chân của An được cố định bằng bộ khung xương kim loại. Thuốc hết tác dụng những cơn đau ập đến, cô cố trấn an bản thân chỉ còn một chút nữa sẽ có được chiều cao mong muốn.

Chân bị cố định, cô gái 26 tuổi tập làm quen với việc thực hiện tất cả mọi việc bằng tay. Những ngày đầu, việc sinh hoạt cá nhân, mặc quần áo đều là một thách thức lớn đối với cô. “Những lúc bị cơn đau hành hạ, mệt mỏi, khó chịu, chật vật như một người khuyết tật không khiến tôi nghi ngờ về quyết định của mình", An chia sẻ.

Sau 10 ngày nằm viện An trở về nhà và tiếp tục hành trình tập luyện phục hồi. Theo đúng lời dặn của bác sĩ, cô giãn nẹp khoảng một milimet mỗi ngày đến khi đạt ngưỡng 7 cm.

Nhớ lại lần đầu tiên tự mình giãn nẹp, An nín thở vặn từng con ốc, cảm nhận rõ việc đôi chân được kéo giãn ra dù chỉ 1 milimet.

An hiện tại cao 1m54

Để vết mổ sạch và tránh nhiễm trùng, cô đều đặn vệ sinh vùng đeo nẹp bằng nước muối và betadine, thay băng định kỳ và hạn chế tiếp xúc với nước trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Đồng thời, cô bổ sung vào thực đơn của mình các thực phẩm giàu canxi và protein nhằm hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Sau 2 tháng An có thể đi lại, bước đi đầu tiên trên đôi chân mới là một khoảnh khắc cô không thể quên. An kể lại chân cô như đi mượn, phải dùng toàn lực ở hai tay dựa vào tường để đứng lên. Bản thân cô quên mất cách điều khiển đôi chân, phải mất một lúc lâu mới có thể bước đi.

“Tôi như một em bé đến tuổi tập đi, dò dẫm từng bước một”, An chia sẻ mỗi bước đi cơn đau ở vị trí khoan xương trước đây rõ mồn một. Ngoài tập đi cô kết hợp các bài vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp và độ linh hoạt cho chân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chủ Đề