Đẳng sâm là gì

Mô tả về cây thuốc

Đảng sâm còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy [Lạng Sơn], mần cáy. Tên khoa học Codonopsis sp, thuộc họ Hoa chuông.

Đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt 1-1,7 cm. Đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, [ ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối] so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5 – 4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1-7 cm, rộng 0,8-5,5 cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn song, hoặc có răng cưa [Việt Nam] mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7 tháng 8, mùa quả chín tháng 9, tháng 10.

Đảng sâm có nhiều ở Trung Quốc. Từ năm 1961 nước ta bắt đầu khai thác đảng sâm của ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và các tỉnh có nhiều dân tộc Thái, Mèo và đang tiếp tục phát hiện ở các tỉnh khác.

Cách thu hái

Đảng sâm được thu hái vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng á hoặc tới đầu xuân năm sau, lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc. Khi thu hái phải đào cả rễ sâu trên 0,7m và rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lăn cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô.

Những công dụng

Theo đông y, đảng sâm có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư, huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng…

Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là nhân sâm của người nghèo vì có mọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn.

Bài thuốc có dùng đảng sâm

Bát trân thang:Đương quy 12g, đảng sâm 12g, xuyên khung 8g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, thục địa 12g, cam thảo 6g.

Bài Quy tỳ thang gia giảm: Bạch truật 12g, đảng sâm 12g, đương quy 8g, mộc hương 4g, viễn chí 8g, táo nhân 12g, long nhãn 12g, hoa hòe 8g, ngưu tất 12g, hoàng cầm 8g, tang ký sinh 12g.

Theo y học hiện đại đảng sâm có các tác dụng sau:

- Tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng, tăng cường độ co bóp của tim;

- Tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao, chống mệt mỏi.

-  Tăng cường trương lực của hồi tràng và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.

Ngoài ra, đảng sâm còn có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn.

Đảng sâm là vị thuốc thông dụng, có thể dùng đảng sâm thay thế cho nhân sâm hoặc dùng cả nhân dâm lẫn đảng sâm cho những trường hợp: tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư…nhưng dùng thuốc cần theo chỉ dẫn cua thầy thuốc có kinh nghiệm, không tùy tiện sử dụng, nhất là trong việc thay nó cho nhân sâm.

Thanh Hiển

Đẳng sâm được ví như nhân sâm của người nghèo, bởi nó mang lại hiệu quả tương đương với nhân sâm. Tuy nhiên, loài cây này hiện có rất ít người biết đến công dụng cũng như cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó, nếu muốn hiểu rõ về dược liệu này, các bạn hãy cùng theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.

Những điểm của đẳng sâm

Đặc điểm về tên gọi, cách nhận diện, phân bố dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dược liệu này.

1. Những tên gọi khác

Đẳng sâm là vị dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trên thế giới hiện nay. Mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau như: Dang Shen Giseng của Trung Quốc, Cordonkilokke của Na Uy, Fattigmans của Thụy Điển hay Snerleklokke của Đan Mạch. Loài cây này có tên gọi khoa học theo danh pháp Quốc tế là Codonopsis pilosula. 

Tại Việt Nam, đẳng sâm còn được gọi bằng nhiều cái tên theo thói quen của từng vùng miền như đảng sâm, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm, sâm rừng…

2. Đặc điểm

Đẳng sâm hay đảng sâm thuộc cây thân cỏ, dây leo, sống lâu năm. Tùy theo vị trí cũng như điều kiện tự nhiên xung quanh mà thân có thể mọc lan dưới đất hay leo trên vật cản nào khác. Thân có màu tím và có lông mọc xung quanh. Tuy nhiên, phần ngọn của cây còn non không có lông.

Rễ phát triển thành hình trụ với đường kính lên tới 2 cm. Rễ có thể có nhánh nhỏ với đầu phình to và nhỏ dần xuống dưới. Khi rễ còn tươi thì có màu trắng thiên vàng, nhưng khi đã được phơi khô thì chuyển sang màu vàng sậm và nhăn nheo.

Hình ảnh cây đẳng sâm

Lá thường mọc ở các đốt thân có hình trái tim, phình to ở dưới, càng lên đầu càng nhỏ dần, kích thước 3 – 8 x 2 – 4cm. Hoa thường mọc ở nách lá, có hình giống cái chuông, màu vàng nhạt. Hoa có 5 cánh, mỗi cánh đều có vân tím, bên trong có một đài to. Quả có hình tròn, màu xanh, khi chín nứt đôi và có nhiều hạt nhẵn màu nâu bên trong.

3. Phân bố 

Loài cây này được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc với các tỉnh xuất hiện nhiều nhất như: Thiển Tây, Hồ Bắc, Hà Nam, Liêu Ninh, Thanh Hải, Quý Châu…

Riêng tại Việt Nam, đẳng sâm được phát hiện từ những năm 1960 tại một số tỉnh thành phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở phía Nam, chỉ thấy vị dược liệu này ở vùng Tây Nguyên như Kon Tum, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

Dược tính và công dụng của đẳng sâm

Trong đông y, đẳng sâm có tính bình, vị ngọt nên tác dụng trực tiếp vào phế, tỳ. Từ đó, giúp ích khí, bổ trung, sinh tân và tiện tỳ. 

  • Từ những nghiên cứu của y học hiện đại trong thời gian gần đây, đẳng sâm có một số dược tính quan trong đối với sức khỏe con người có thể kể đến như:
  • Các loại đường: Glucose, sucrose, furctose, galactose, mannose…
  • Các nguyên tố vi lượng: Mg, Zn, Ca, Fe…
  • Các acid amin: Methionin, threonin, arginine…
  • Một số thành phần có tác dụng dược lý khác như: Inulin, alcaloid, glucoside, syringin, cp1, cp2, cp3, cp4, tangshenoside, choline, hexyl, sterol, chất béo…
Rễ đẳng sâm có nhiều dược tính chữa bệnh được khoa học chứng minh

Với nhiều dược tính quan trọng nên đẳng sâm mang lại nhiều tác dụng cho con người. Có thể kể đến như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tăng tuần hoàn máu não và cải thiện các vấn đề liên quan đến công thức máu như tăng hồng cầu, giảm bạch cầu khi viêm,…
  • Ổn định huyết áp, chống viêm, cân bằng lượng đường trong máu.
  • Tăng cân ở những người gầy và tăng cường sức đề kháng ở những người có thể trạng gầy yếu.
  • Thành phần của loài cây này có một số gần giống với nhân sâm Hàn Quốc nên có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết.
  • Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Cách dùng đẳng sâm đúng cách và hiệu quả

Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ đẳng sâm mang lại hiệu quả cao dưới đây:

Cách 1: Bài thuốc dưỡng khí, hư tỳ, ăn kém

Nguyên liệu kết hợp để có bài thuốc dưỡng khí, hư tỳ, ăn kém như sau: 

  • Đẳng sâm, mộc hương: Mỗi vị thuốc 80g
  • Hoàng kỳ, long nhãn, bạch truật, hắc táo, phục linh: Mỗi vị thuốc 160g
  • Cam thảo, đại táo: Mỗi vị thuốc 40g.
  • Đương quy, viễn chí: Mỗi vị thuốc 16g.

Cách thực hiện: Các bạn đem tán nhỏ các nguyên liệu trên rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín. Mỗi lần dùng lấy ra 9 gram hòa với nước ấm để uống trước khi ăn 2 tiếng. 

Phương pháp này nếu dùng kiên trì và đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Đẳng sâm có thể dùng để sắc nước uống

Cách 2: Bài thuốc tăng cường thể trạng cho người già yếu

Với bài thuốc này, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc sau:

  • 40g đẳng sâm
  • Đương quy, long nhãn, ngưu tất: Mỗi loại 12g.

Cách thực hiện: Mỗi ngày các nguyên liệu trên làm sạch rồi sạch lấy 1 thang thuốc để uống. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên uống sau bữa ăn để có hiệu quả cao nhất.

Cách 3: Bài thuốc ổn định đường ruột

Những người bị rối loạn đường ruột có thể sử dụng bài thuốc sau để cải thiện:

  • Đẳng sâm, thăng ma, bạch truật, sài hồ, trần bì, cam thảo: Mỗi vị thuốc 30g.
  • 100g hoàng kỳ
  • Đại táo, gừng tươi: Mỗi loại 12g.
  • 2g đương quy

Cách thực hiện: Với bài thuốc này, các bạn không cần sắc thuốc uống mà có thể tán nhỏ thành bột và hòa với nước ấm. Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 18 gram, chia cho 2 lần và sử dụng trước mỗi bữa ăn tầm 2 tiếng.

Cách 4: Bài thuốc chữa mệt mỏi, suy nhược, ăn kém

Nguyên liệu: Đảng sâm 16 gram, bạch phục linh 8 gram, bạch truật 12 gram, cam thảo 4 gram.

Cách làm: Các bạn đem 1 thang thuốc với đầy đủ các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống hàng ngày. 

Ngoài ra, có thể đem các nguyên liệu trên tán bột, rồi pha với nước uống. Mỗi lần sử dụng không quá 20g.

Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm

Đẳng sâm cũng giống như các vị dược liệu khác đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây phản tác dụng. Thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy ,chúng ta cần chú ý những vấn đề quan trọng sau đây khi sử dụng:

  • Trước khi sử dụng đẳng sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dùng đúng cách, đúng liều lượng phù hợp với thể trạng, sức khỏe. Có như vậy, mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn.
  • Không được kết hợp đảng sâm với bất kỳ vị dược liệu nào thuộc họ hắc.
  • Nên sử dụng theo đúng liều lượng đã được khuyến cáo, tuyệt đối không dùng quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Cần kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống, thể dục thể thao, nghỉ ngơi khoa học.
  • Hiệu quả sử dụng vị thuốc này cần phải từ từ. Do đó, chúng ta cần kiên trì sử dụng mới nhận thấy kết quả tốt nhất.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em… không được tự ý sử dụng dược liệu này.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng đẳng sâm. Để có hiệu quả trong điều trị bệnh, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình.

Cập nhật lần cuối 11:34 Sáng , 08/06/2022

Chủ Đề