Người có năng lực trách nhiệm hình sự là gì

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 [Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017] quy định về việc phân loại tội phạm như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a] Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b] Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c] Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d] Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Theo đó tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Còn về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy một trong những căn cứ để xác định phân loại tội phạm là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt, cũng là điểm nhận diện sự khác nhau của hai loại tội phạm này.

Có các trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự? Trong đó xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thế nào? [Hình từ Internet]

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a] 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b] 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c] 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d] 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Theo đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là:

- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Có các trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự? Trong đó xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thế nào?

Căn cứ theo Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 quy định có các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự gồm:

[1] Sự kiện bất ngờ

[2] Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

[3] Phòng vệ chính đáng

[4] Tình thế cấp thiết

[5] Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

[6] Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

[7] Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Trong đó theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được xác định là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự gọi là gì?

Chủ thể của tội phạm cá nhân khả năng nhận thức và điều khiển những hành vi của mình [hay chính là năng lực trách nhiệm hình sự] và đạt một độ tuổi nhất định quy định chi tiết tại Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2017 chủ thể của tội phạm không phải một tổ chức, mà phải cá nhân, người đạt một độ tuổi nhất định ...

Năng lực trách nhiệm hình sự điều bao nhiêu?

Dựa trên mối quan hệ như vậy, luật hình sự Việt Nam xác định người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự [Điều 12 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017] và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi ...

Năng lực chịu trách nhiệm là gì?

Năng lực trách nhiệm pháp lý : Khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật. Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lý xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể…

Ai có quyền quy định trách nhiệm pháp lý hình sự?

Trách nhiệm pháp lý hình sựtrách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà Nhà nước buộc chủ thể phạm tội theo quy định của pháp luật về hình sự phải chịu trách nhiệm. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự là cá nhân hoặc những pháp nhân được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Chủ Đề