Xăng sinh học là dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng chuyển hóa toàn phần

3489 Lượt xem - 26-03-2021 07:07

Khi các thuật ngữ về năng lượng thay thế, năng lượng sạch, năng lượng bền vững và năng lượng xanh không còn quá xa lạ thì những nguồn năng lượng tái tạo dần phổ biến trên thị trường hiện nay.

Chúng thu được từ tài nguyên thiên nhiên như gió, nước và mặt trời. Chúng ưu ái với cái tên “nguồn năng lượng bền vững”. Để hiểu rõ năng lượng tái tạo và không tái tạo có đặc điểm gì, cùng Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

Năng lượng không tái tạo

Hiện tại, nguồn năng lượng chính vẫn dựa vào nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, chúng lại xếp vào danh sách nguồn tài nguyên không thể tái sinh trong điều kiện hàng triệu năm. Thậm chí chúng còn tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân hàng đầu phát thải cacbon trong các nhà máy điện không thể tái sinh.

Về lâu dài, nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt, các chuyên gia dự đoán rằng chúng sẽ cạn kiệt trong vòng 50 tới. Khí cacbon dioxit cùng nhiều khí khác gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu.

Năng lượng tái tạo

Nhiều quốc gia đang hướng đến việc thay thế nhiên liệu từ than, dầu và khí đốt tự nhiên bằng giải pháp thay thế tiết kiệm hơn. Việc bảo tồn năng lượng còn giúp làm chậm quá trình làm ấm lên toàn cầu.

Các lựa chọn nguồn năng lượng tái tạo đang dần phát triển và cải thiện hơn. Các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, gió, năng lượng sinh học, hạt nhân, năng lượng hydro.

Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

  • Hệ thống thu năng lượng bức xạ mặt trời chuyển hóa thành nguồn năng lượng điện.
  • Hệ thống điện mặt trời gồm quang điện [tấm pin mặt trời] và nhiệt điện mặt trời tập trung [chuyển đổi nhiệt thành nguồn điện dự trữ].
  • Là nguồn năng lượng thay thế dồi dào, sạch và rẻ nhất.

Thủy điện

  • Xây dựng các đập với nhiều tuabin quay tạo ra điện.
  • Thủy điện chiếm 54% công suất phát điện tái tạo trên toàn thế giới.
  • Trung Quốc, Brazil, Canada, Hoa Kỳ, Nga sở hữu nhiều đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Năng lượng gió

  • Cối xay gió khai thác triệt để nguồn năng lượng gió, chúng chống chọi tốt với thời tiết khắc nghiệt, ít tốn kém và dùng trong những quy mô nhỏ hơn tua bin gió.
  • Tuabin gió kém linh hoạt hơn cối xay gió. Nhưng người ta thường bố trí nhiều cụm tuabin gió để phát điện với số lượng lớn.
  • Tua bin gió được chế tạo với 3 cánh quạt quay khi có gió thổi làm quay roto trong máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, không tạo ra chất thải, giá thành rẻ hơn năng lượng mặt trời.

Địa nhiệt

  • Khai thác nguồn địa nhiệt bằng cách khai thác hơi nước từ nguồn nước nóng trên bề mặt Trái Đất. Tiếp theo, hơi nước làm quay tua bin tạo ra điện.
  • Các máy bơm địa nhiệt thường làm mát, sưởi ấm và cung cấp nước nóng cho hộ gia đình

Năng lượng sinh học

  • Chúng có nguồn gốc hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp tạo ra năng lượng từ việc đốt sinh khối, chôn lấp phân hủy tự nhiên hoặc khai thác khí metan.
  • Sinh khối có khả năng sản xuất điện, nhiệt năng, nhiên liệu sinh học. Nhờ thu được khí sinh học, dầu diesel, ethanol sinh học giúp giảm thiểu nhu cầu đối với các sản phẩm truyền thống.

Năng lượng không tái tạo hay tái tạo – rẻ hơn?

Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiều nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện. Trong đó năng lượng gió trên bờ và quang điện mặt trời trở thành lựa chọn hợp lý trong quá trình sản xuất năng lượng.

Ngày nay, nhiều quốc gia cải tiến công nghệ tái tạo, khả năng tiết kiệm năng lượng, tăng nhu cầu cũng như phát triển nhiều chuỗi cung ứng cạnh tranh trên thị trường.

Nhiều chứng minh cho thấy khi sử dụng quang điện mặt trời và gió trên bờ có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí hệ thống điện, giảm khí CO2. Chi phí điện mặt trời cũng thấp hơn khoảng 1/5 so với nguồn nhiên liệu hóa thạch. Còn năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt hay sinh khối dần trở thành tâm điểm cạnh tranh trên thị trường.

Vậy nguồn năng lượng tái tạo giúp bạn tiết kiệm như thế nào? Năng lượng tái tạo giúp nhiều người giảm hóa đơn tiền điện nước, cung cấp tiện ích phát triển năng lượng xanh cũng như giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất!

Năng lượng tái tạo là gì ? Có những loại năng lượng tái tạo nào? Ưu nhược điểm cũng như thực trạng phát triển NLTT ở Việt Nam ra sao? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của SUNEMIT.

Khi mà chúng ta đã quá quen thuộc về nguồn năng lượng lấy từ tài nguyên thiên nhiên thì có lẽ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo [NLTT] còn khá là mới mẻ. Năng lượng tái tạo đang bùng nổ và dần thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, mang lại lợi ích cực cao trong việc giảm thải lượng khí carbon và các loại ô nhiễm khác. 

Năng lượng tái tạo là gì ?

Năng lượng tái tạo hay còn được gọi là năng lượng sạch, là loại năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên được hình thành liên tục chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió thổi, nước chảy…

Mặc dù năng lượng tái tạo còn là một khái niệm mới, một chủ đề mới nhưng lại là nguồn năng lượng hứa hẹn trong tương lai. Năng lượng tái tạo đang dần mở rộng một cách nhanh chóng ở cả những quy mô lớn và nhỏ phục vụ cho từng người dân. Mục tiêu chính của những người đứng đầu là hiện đại hóa để tích hợp điện tái tạo với lưới điện một cách hiệu quả nhất.

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, rẻ thế nhưng suốt những năm qua chúng ta lại không biết tận dụng nó mà lại dùng nguồn năng lượng “bẩn” và không thể tái tạo lại như than đá, khí đốt.

Các dạng năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo có rất nhiều loại và phần lớn là các năng lượng có khả năng phục hồi. Có các loại năng lượng tái tạo sau đây:

1. Năng lượng mặt trời

Con người đã biết cách ứng dụng năng lượng mặt trời trong hàng ngàn năm qua để sưởi ấm và trồng trọt. Ngày nay, chúng ta còn sử dụng ánh sáng mặt trời theo nhiều cách như làm nước nóng, tạo ra điện cung cấp cho thiết bị điện và cung cấp chính cho mục đích sử dụng của con người.

Tế bào quang điện [solar cell] chủ yếu được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác có khả năng biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời ngày này được ứng dụng trực tiếp với các quy mô lớn nhỏ khác nhau ngay trên mái nhà của hộ gia đình, doanh nghiệp. Hệ thống năng lượng mặt trời đã tạo ra nguồn điện năng dồi dào nhưng không hề ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 [gây hiệu ứng nhà kính], chỉ cần chúng được lắp đặt đúng cách thì hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời ít tác động đến môi trường. 

2. Năng lượng từ gió

Sự chuyển động của khí quyển được thúc đẩy bởi sự chênh lệch về nhiệt độ ở bề mặt Trái đất, do lượng điện từ bức xạ của mặt trời bên trái đất thay đổi liên tục. Năng lượng gió có thể được sử dụng cho hệ thống máy bơm nước hoặc tạo ra điện, nhưng công nghệ này đòi hỏi phải có không gian rất rộng để có thể tạo ra một lượng năng lượng đáng kể.

Ngày nay các tuabin gió được xây dựng rất cao và lớn. Đây là thiết bị để giúp tạo ra một lượng tương đối lớn dựa vào sức gió thổi.

Năng lượng từ gió cũng như nguồn năng lượng mặt trời vậy, đây được coi là nguồn năng lượng rẻ – an toàn- sạch.

3. Thủy điện

Đây là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở hầu hết các quốc gia, với các nhà máy thủy điện quy mô rất lớn. Thủy điện phụ thuộc vào nước – thường là dòng nước chảy với nhanh ở những con sông hoặc ở thác nước, tận dụng sức nước để thiết lập tuabin máy phát điện.

Tuy nhiên, có rất nhiều thủy điện lại không được gọi là nguồn năng lượng tái tạo vì những con đập này làm chuyển hướng và giảm dòng chảy tự nhiên, làm ảnh hưởng đến quần thể động vật và con người sinh sống quanh đó. Các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ được quản lý cẩn thận hơn và không có xu hướng tác động đến môi trường.

4. Năng lượng sinh khối

Sinh khối là vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và bao gồm cây trồng, cây cối. Khi sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo điện bằng tuabin hơi nước. 

Gần đây khoa học cho rằng nhiều dạng sinh khối – đặc biệt là từ rừng lại tạo ra lượng CO2 cao và gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sự đa dạng sinh học. Vì thế sinh khối đang dần không được coi là nguồn năng lượng sạch nữa.

5. Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro

Đây là loại năng lượng mà những năm gần đây chúng ta mới được biết đến nhiều như xe chạy bằng hơi nước. Ứng dụng nhiên liệu đốt hydrogen có thể giảm đáng kể ô nhiễm trong thành phố. Hydrogen còn được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, tương tự như pin lưu trữ điện để cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Ngày nay, có một số phương pháp hứa hẹn để sản xuất khí hydro chẳng hạn như năng lượng mặt trời, chúng ta có thể hy vọng vào một bức tranh tích cực hơn trong tương lai.

6. Năng lượng địa nhiệt

Là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn bởi 1 vài nơi trên thế giới cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó. 

7. Các dạng năng lượng tái tạo khác

Năng lượng thủy triều, đại dương và phản ứng tổng hợp hydro nóng là những dạng khác có thể được sử dụng để tạo ra điện. Những dạng năng lượng này có những nhược điểm vẫn đang được các nhà khoa học thảo luận để giải quyết trong cuộc khủng hoảng năng lượng sắp tới.

Ưu điểm và nhược điểm của nguồn năng lượng tái tạo

Ưu điểm
  • Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Có nhiều ứng dụng từ nguồn năng lượng này rất hữu ích, giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • Là nguồn năng lượng không sợ cạn kiệt, có thể sử dụng cho nhiều nhu cầu và vị trí khác nhau.
  • Chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, độ bền cao hơn nhiều lần.
Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư ban đầu thường cao.
  • Hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.
  • Rất khó khăn để sản xuất 1 lượng điện lớn.

Thực trạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Xét thấy năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, không gây ô nhiễm trong quá trình chuyển đổi. Vì thế theo Bộ Công thương, xét đến 2030 đặt mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng tái tạo. Với tổng số giờ nắng lên đến 2.500 giờ/năm là điều kiện tốt để phát triển công nghệ năng lượng mặt trời. Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án năng lượng mặt trời tập trung ở các tỉnh phía Trung và phía Nam mang lại cho chính phủ và cộng đồng nhiều lợi ích.

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài 3.200km và có tốc độ gió ở Biển Đông hàng năm là 6m/s, phát triển năng lượng gió ở Việt Nam có nhiều triển vọng lớn. Song phát triển điện gió đang có những bước tiến khá chậm và nguyên nhân do có quá nhiều rào cản, khó khăn về pháp lý, kỹ thuật, kinh phí và nhân lực.

Trên đây là những chia sẻ của SUNEMIT về năng lượng tái tạo là gì và có những loại năng lượng tái tạo nào, hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kì câu hỏi thắc mắc nào về năng lượng tái tạo và điện mặt trời hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Video liên quan

Chủ Đề