Vì sao phải chạy xe chính chủ

(PLO)- Người dân cần sang tên xe chính chủ, đổi biển số màu vàng đối với xe kinh doanh vận tải để tránh bị xử phạtkhi tham gia giao thông.

Từ ngày 1-1, nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông sẽ bị xử lý nghiêm. Trong đó, quy định về không sang tên giấy đăng ký xe và xe kinh doanh vận tải (KDVT) phải đổi biển số màu vàng được nhiều người dân quan tâm.

Phải sang tên xe trong 30 ngày

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: Theo quy định tại Thông tư 58/2020 (quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) của Bộ Công an, trường hợp khi nộp hồ sơ, thủ tục sang tên đổi chủ nhưng quá thời hạn 30 ngày trên giấy tờ chuyển nhượng sẽ bị phạt.

Vì sao phải chạy xe chính chủ

 Người dân đi đổi biển số màu vàng cho xe kinh doanh vận tải tại TP.HCM. Ảnh: THY NHUNG

Cụ thể, tại Điều 6 Thông tư 58/2020, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số. Đối với xe qua nhiều đời chủ mà không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu như hợp đồng mua bán, tặng, cho, thừa kế… đến nay đã hết thời hạn được giải quyết sang tên (hạn tới ngày 31-12-2021).

Nhiều người lo lắng về việc trường hợp mượn xe của người khác chạy trên đường thì có bị xử phạt lỗi đi xe không chính chủ hay không. Luật sư Tuấn cho biết với quy định tại Thông tư 58 thì cơ quan chức năng sẽ không dừng xe đang di chuyển trên đường để xử phạt lỗi không chính chủ trong trường hợp mượn xe.

Một đại diện Đội Đăng ký xe, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM (PC08) cho biết thời gian qua, các trường hợp thiếu giấy tờ chuyển nhượng đến làm thủ tục sang tên đổi chủ rất nhiều.

Vị này cũng cho biết trường hợp người dân dù có giấy tờ chuyển nhượng cũng phải hoàn thiện thủ tục sang tên đổi chủ để việc quản lý nhà nước được tốt hơn.

“Những trường hợp có giấy tờ chuyển nhượng, trong vòng 30 ngày nếu không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ sẽ bị phạt khi lên đăng ký sang tên xe. Do đó, người dân cần thực hiện đúng quy định” - vị này nói thêm.

Việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019. Mức phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ mô tô, xe máy và các loại xe tương tự mô tô.

Phạt tiền 2-4 triệu đồng đối với cá nhân, 4-8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô.

Chậm nộp hồ sơ đổi biển số màu vàng có bị phạt?

Thông tư 58/2020 cũng quy định về xe KDVT phải đổi biển số màu vàng, chữ màu đen trước ngày 31-12-2021. Sau thời gian này, xe KDVT chưa đổi biển số theo quy định mà tham gia giao thông sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, hành vi “không thực hiện đúng quy định về biển số” quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019 bị phạt tiền 2-4 triệu đồng (đối với cá nhân) và 4-8 triệu đồng (đối với tổ chức).

Theo ghi nhận của PV, hiện số lượng xe KDVT tại khu vực TP.HCM có khoảng 5.000 xe chưa đổi biển số màu vàng. Một đại diện PC08 cho biết thời gian qua, đơn vị tập trung rà soát, nắm số lượng, danh sách các xe, đơn vị KDVT trên địa bàn TP.HCM thuộc đối tượng phải đổi sang biển số màu vàng nhưng chưa thực hiện chuyển đổi để vận động. Từ đó tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu chủ xe thực hiện việc đổi biển số màu vàng theo đúng quy định. Trường hợp chủ xe tiếp tục không thực hiện việc đổi biển số xe theo quy định thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Thượng tá Đoàn Văn Quới, Phó Trưởng PC08, cho biết đối với người đã nộp hồ sơ đổi biển số màu vàng và hiện đang có giấy hẹn thì được di chuyển và không bị xử phạt. Còn đối với người đang là xe KDVT chưa nộp hồ sơ mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

“Chạy ngoài mà không đúng thì sẽ bị xử phạt, còn đối với người đến làm thủ tục mới, PC08 vẫn tiến hành các bước theo quy định” - Thượng tá Quới cho hay.•

Người vi phạm giao thông có thể bị xử phạt đến 75 triệu đồng

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Theo đó, luật có nhiều điểm mới đáng quan tâm như tăng mức phạt tiền tối đa trong nhiều lĩnh vực giao thông đường bộ.

Cụ thể, tại khoản 10 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012) có quy định mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông đường thủy nội địa. 

Cơ quan chức năng khẳng định đi xe không “chính chủ” sẽ không bị dừng xe để phạt; chỉ bị phạt khi đi làm thủ tục hay vi phạm giao thông. Nhiều người vẫn hiểu sai khái niệm “đi xe không chính chủ”; dẫn tới tâm lý hoang mang, nơm nớp lo bị CSGT xử phạt, thậm chí có người tỏ thái độ bất bình cho dù thực tế chưa hề bị phạt. Vậy cần những giấy tờ gì để chứng minh chính chủ khi đi xe gia đình như thế nàoĐể hiểu rõ hơn về vấn đề; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây; ” Chứng minh chính chủ khi đi xe gia đình như thế nào”.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào giải thích chính xác về lỗi xe không chính chủ. Cùng với đó, do việc đưa tin không chính xác từ một số tờ báo khiến nhiều người hiểu nhầm rằng; “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân; tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình;, nếu không sẽ bị phạt.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng, được phân bổ; được điều chuyển, được thừa kế tài sản là các loại xe ô tô, xe mô-tô, xe gắn máy…; mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Như vậy, người dân có thể tham gia giao thông bằng xe mượn hợp pháp từ bạn bè; người thân mà không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Như vậy, có thể khẳng định trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác; mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân; nếu chứng minh được sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Cụ thể, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân, từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức. Xe ô tô bị phạt tiền 2-4 triệu đồng với cá nhân, và 4-8 triệu đồng với tổ chức.

Ngoài ra, Nghị định số 123/2021 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bổ sung hành vi vi phạm đối với lỗi không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Mức phạt tương tự như trên.

Trường hợp khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ sau để chứng minh chính chủ

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Căn cứ khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 02 cách sau:

1 – Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

2 – Công tác đăng ký xe.

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, chủ xe mới bị phạt lỗi không chính chủ.

Do đó, khi tham gia giao thông mà bị Cảnh sát giao thông (CSGT) gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô. 

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

Nếu cố tình xử phạt, CSGT sẽ bị coi là thực hiện trái quy định. Khi đó, người bị xử phạt có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 hoặc khiếu nại đến đơn vị mà chiến sĩ CSGT đang làm việc để đòi lại quyền lợi.

Vì sao phải chạy xe chính chủ

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe:

Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, đối với loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự thì độ tuổi đủ điều kiện là phải đủ 18 tuổi. 

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Chứng minh chính chủ khi đi xe gia đình như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Người dưới 18 tuổi điều khiển xe 50cc đúng quy định không ?

Theo pháp luật hiện hành thì người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 và người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự. Do đó, người từ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi không được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên mà chỉ được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Điều kiện để điều khiển xe 50cm3 là gì 

để điều khiển xe gắn máy, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:– Đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định.– Mang đầy đủ các giấy tờ: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định (nếu phải có) và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.Theo thông tin bạn cung cấp, bạn 16 tuổi, dự định điều khiển chiếc xe máy có dung tích xi lanh 50cm3 và xe này không chính chủ.

Thứ nhất, về độ tuổi:


Thứ hai, về xe không chính chủ: