Vì sao mãi không phát triển thành sếp

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên

Chắc chắn rằng khi đi làm, bất kỳ ai cũng phấn đấu hết mình vì mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít người được đạt mục tiêu này và số đông còn lại, trong đó có tôi, cứ mãi vụt mất cơ hội dù đã nỗ lực không ngừng.

Không ít lần tôi thầm ghen tị và tự thất vọng với bản thân, vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng bạn tôi đã có sự thăng tiến trong sự nghiệp là được làm sếp còn tôi cứ mãi giậm chân tại chỗ với vị trí nhân viên quèn. Và khi ngồi lại trò chuyện với người bạn ấy, tôi đã tìm ra nguyên nhân là gì.

Chỉ hoàn thành công việc của mình là chưa đủ

Chúng ta thường cho rằng, hoàn thành tốt phần công việc của mình là xong và thay vì chủ động tìm kiếm hạng mục mới, ta lại nghỉ ngơi và chờ đợi người khác giao việc. Chúng ta cũng thường do dự và né tránh những nhiệm vụ phát sinh vì cho rằng đó là những công việc không lương và bản thân cũng không muốn hoàn thành nó bởi vì không phải là nghĩa vụ của mình. Đây cũng là một phần lý do khiến chúng ta mãi không vươn lên được một chức vụ cao hơn mà chỉ là một nhân viên quèn.

Để trở thành sếp, đòi hỏi rất nhiều ở vốn hiểu biết, kinh nghiệm không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn. Chúng ta thường né tránh những công việc phát sinh bới chúng không mang lại phần lương "bonus" vào thời điểm đó. Chúng tachẳng thể nào nhìn thấy những giá trị vô hình mà những công việc phát sinh mang lại vì nó là những vốn kiến thức và kỹ năng mới [có lẽ bản thân còn thiếu]. Để tạo nên sự khác biệt với những người khác và có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc thì những giá trị vô hình đó thực sự là cần thiết vì nó tăng khả năng uy tính và tinh thần trách nghiệm cao trong công việc.

Thiếu trách nhiệm và sáng tạo trong công việc

Việc tuân thủ giờ giấc làm việc của công ty, có mặt đúng giờ, ra về đúng giờ dường như luôn được lý tưởng hóa trong suy nghĩ của mỗi nhân viên. Nhưng đôi khi thực tế lại khác so với suy nghĩ. Có những công việc phát sinh vào lúc cuối giờ, nhưng chúng ta vẫn bỏ về vì nghĩ đã hết giờ làm việc và dự định hoàn thành chúng vào ngày mai. Việc này khiến chúng ta mất điểm rất nhiều trong mắt sếp lẫn đồng nghiệp và cũng là lý do mà sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, sự thăng tiến cũng bị ảnh hưởng khi ta chỉ biết ghi nhận, lắng nghe mà không bao giờ đưa ra ý tưởng mới hoặc có ý tưởng nhưng không chia sẻ với mọi người. Những điều này sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng chúng ta thiếu tinh thần làm việc nhóm, không sáng tạo, không bứt phá. Đừng giới hạn sự phát triển của bản thân vì những rụt rè và tinh thần thiếu trách nhiệm; hãy đóng góp ý kiến khi bạn có ý tưởng biết đâu rằng những đóng góp đó lại mang lại kết quả đáng kinh ngạc.

Bạn đã thực sự nỗ lực và có mục tiêu rõ ràng?

Từ trước đến này, chúng ta thường nghĩ rằng thăng tiến sẽ dựa vào thâm niên làm việc, dựa vào những gì cống hiến cho công ty. Thậm chí, dù biết ta đang thiếu chuyên môn, cần được trau dồi nhưng vẫn không cố gắng mà cứ làm việc nhằm mục đích để lấy số thâm niên ra oai. Với cách nghĩ này, thì dù có làm 5 năm hay 10 năm, chúng ta cũng mãi là nhân viên và bị người khác lấy mất cơ hội.

Vì vậy, thay vì mãi làm việc với thái độ làm lâu sẽ được thăng chức, chúng ta hãy làm việc vì đam mê và hăng say cống hiến. Trước hết, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu rõ ràng và phân tích xem đâu là thứ chúng ta chưa có và cần học hỏi thêm. Đừng tự biến mình thành những cỗ máy lạc hậu và làm việc rập khuôn, nhàm chán. Sếp sẽ chỉ trao cơ hội khi thấy rằng chúng ta có tư duy hoạch định tốt, làm việc hiệu quả và quan trọng là không phải làm cho có.

Thái độ quyết định tất cả

Có mấy ai giữ được sự khiêm tốn và chịu hạ cái tôi của mình khi quá tự tin vào năng lực của bản thân? Chúng ta thường đánh giá mình có năng lực hơn người khác nên không muốn lắng nghe ý kiến và khó chịu nếu như làm việc dưới quyền của người khác. Ngay cả đồng nghiệp nhìn vào điều này cũng khó lòng ủng hộ chúng ta, chứ chưa nói đến sếp.

Vì thế, bên cạnh việc chứng tỏ mình là người có mục tiêu, có năng lực, trách nhiệm thì việc thể hiện thái độ tôn trọng, khiêm nhường cũng như kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng là yếu tố giúp cho cơ hội thăng tiến sự nghiệp mở rộng với chúng ta.

[Tham khảoHR Insider]

PV

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: nhân viên quèn, thiếu trách nhiệm, tinh thần làm việc, làm việc nhóm, sếp, nhân viên

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Vì sao có người làm sếp nhưng mãi mãi không lãnh đạo được nhân viên?

"Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu", theo tác giả nổi tiếng về nghệ thuật quản trị John C.Maxwell đây là một điều ngộ nhận.

Theo John C.Maxwell, ngộ nhận số một của mọi người về vai trò lãnh đạo là: Chức vị hay chức danh tạo ra vai trò lãnh đạo. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bạn không cần đứng đầu một nhóm, một phòng ban hay một tổ chức để lãnh đạo. Nếu bạn nghĩ mình cần đứng đầu, thì bạn thuộc nhóm người ngộ nhận về chức vị.

Vị trí đứng đầu không tự động biến người ta thành nhà lãnh đạo. Trên thực tế, thước đo thật sự của vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh hưởng.

Khi lãnh đạo các tổ chức tình nguyện, John C.Maxwell đã chứng kiến nhiều người bị "giam cầm" trong ngộ nhận chức vị. Khi bố trí những người này vào một nhóm, họ thấy bức bối nếu không được cấp một chức danh hoặc địa vị để những thành viên khác biết mình là người lãnh đạo. Thay vì cố gắng xây dựng mối quan hệ với mọi người và gây ảnh hưởng một cách tự nhiên, họ chờ cấp trên trao quyền hành và cấp chức danh. Một thời gian sau, họ càng cảm thấy khó chịu. Cuối cùng, họ quyết định thử lại với một nhóm khác, một nhà lãnh đạo khác hoặc một tổ chức khác.

Người ngộ nhận về chức vị không hiểu được năng lực lãnh đạo hiệu quả phát triển như thế nào. Theo John C.Maxwell, trong nghệ thuật lãnh đạo có "Năm cấp độ lãnh đạo" trong các tổ chức.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng lãnh đạo. Bạn phải tạo ra quyền lãnh đạo với mỗi người bạn gặp. Bạn ở vị trí nào trên các cấp độ lãnh đạo phụ thuộc vào "tiền sử mối quan hệ" giữa bạn với người đó. Với mỗi người, bạn phải xuất phát từ cấp độ dưới cùng trong năm cấp độ lãnh đạo.

Cấp độ đầu tiên là chức vị

Bạn chỉ có ảnh hưởng khi bạn có chức vị.

Chức vị của bạn có thể là công nhân dây chuyền sản xuất, trợ lý hành chính, nhân viên bán hàng, quản đốc, trợ lý giám đốc, v.v… Từ vị trí đó, bạn có quyền hành nhất định đi kèm với chức danh. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng chức vị để lãnh đạo mọi người và không làm gì thêm để tăng tầm ảnh hưởng của mình, thì mọi người đi theo bạn chỉ vì họ phải theo. Chức vị của bạn càng thấp, bạn càng có ít quyền hành. Nhưng may mắn là bạn có thể tăng tầm ảnh hưởng của mình vượt ra khỏi chức danh và địa vị. Bạn có thể tiến lên cấp độ lãnh đạo cao hơn.

Cấp độ thứ 2 là sự chấp nhận

Nếu bạn tiến lên cấp độ thứ hai, bạn bắt đầu lãnh đạo vượt ra ngoài chức vị vì bạn đã xây dựng được mối quan hệ với những người mà bạn muốn lãnh đạo. Bạn đối xử tử tế với họ. Bạn tôn trọng họ với tư cách là con người. Bạn quan tâm đến họ, chứ không chỉ quan tâm đến công việc họ làm cho bạn hay cho tổ chức. Bởi vì bạn quan tâm đến họ, nên họ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. Kết quả là họ đồng ý để bạn lãnh đạo họ, hay nói cách khác, họ bắt đầu đi theo bạn vì họ muốn.

Cấp độ thứ 3 là cấp độ định hướng kết quả

Nhờ những thành tựu bạn đạt được trong công việc, bạn tiến lên cấp độ này trong vai trò lãnh đạo cùng với những người khác. Nếu bạn đóng góp vào thành công của những người mà mình lãnh đạo, họ sẽ ngày càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của bạn. Họ đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức.

Cấp độ thứ 4 là phát triển con người

Để đạt đến lãnh đạo cấp độ thứ tư, bạn phải tập trung phát triển những người khác. Vì thế, cấp độ này được gọi là cấp độ phát triển con người. Bạn toàn tâm toàn ý với các cá nhân bạn lãnh đạo: hướng dẫn, giúp đỡ, phát triển kỹ năng và bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của họ. Thự chất, việc bạn đang làm là tái tạo vai trò lãnh đạo. Bạn trân trọng, gia tăng giá trị cho họ. Ở cấp độ này, họ đi theo bạn vì những điều bạn làm cho họ.

Cuối cùng, cấp độ thứ năm là cấp độ vĩ nhân

Tuy nhiên, đây là cấp độ không phải cứ nỗ lực hết mình là có thể đạt đến được. Bởi vì cấp độ này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn mà do người khác quyết định. Họ đưa bạn tới cấp độ này sau một thời gian dài bạn lãnh đạo họ cực kỳ xuất sắc qua bốn cấp độ lãnh đạo. Bạn đã có được uy tín của một lãnh đạo cấp độ thứ năm.

Thảo Nguyên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: nhà lãnh đạo, nhân viên bán hàng, nhân viên, tình nguyện

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề