Vì sao không thể đựng hf trong lọ thủy tinh

Câu hỏi: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là
A. HF

B. HCl

C. H2SO4

D. HNO3

Lời giải:

Đáp án đúng: A. HF

Giải thích:

HF là axi yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. Vì vậy HF được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Kiến thức mở rộng:

Bảng một số tính chất của các nguyên tố nhóm halogen

1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất

Đi từ flo đến iot:

- Trạng thái và màu sắc: Flo [khí, lục nhạt], Clo [khí, vàng lục], Brom [lỏng, đỏ nâu] và Iot [rắn, đen tím, dễ thăng hoa]..

-Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Tăng dần.

-Bán kính nguyên tử tăng dần

- Flo không tan trong nước, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

2. Sự biến đổi độ âm điện

-Độ âm điện tương đối lớn.

-Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần.

-Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá –1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất

-Vì lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau [ns2np5] nên các đơn chất halogen giống nhau vể tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất đo chúng tạo thành.

- Do lớp e ngoài cùng đã có 7e nên halogen là những phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e thể hiện tính oxi hóa mạnh.

-Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ flo đến iot, tính oxi hoá giảm dần.

-Các đơn chất halogen oxi hoá được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua, oxi hoá khí hiđro tạo ra những hợp chất khí không màu hiđro halogenua. Những chất khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhiđric.

4. Trạng thái tự nhiên

Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất:

- Clo chủ yếu tồn tại ở dạng muối clorua, quan trọng nhất là NaCl. NaCl có trong nước biển và đại dương. NaCl được tìm thấy ở trạng thái rắn gọi là muoosimor. KCl cũng khá phổ biến, nó có trong khoáng vật cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl.

- Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá của một số loại cây. Phần lớn có trong 2 loại khoáng vật là florit [CaF2] và criolit [Na3AlF6 hay AlF3.3NaF].

- Brom chủ yếu có trong muối bromua của kali, natri, magie. Bromua kim loại có trong nước biển, nước của một số hồ cùng với muối clorua.

- Hợp chất của iot có trong nước biển nhưng ít. Iot được tích trong các mô của một số loại rong biển. Nó còn có trong tuyến giáp của người

5. Một số ứng dụng của halogen

* Ứng dụng của clo

- Dùng làm chất sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch, khi xử lí nước thải.

- Tẩu trắng vải, sợi, giấy.

- Là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ.

* Ứng dụng của flo

- Làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.

- Dùng trong công nghiệp sản xuất nhiên liệu hạt nhân để làm giàu 235U.

- Ứng dụng quan trọng của flo là ở dạng dẫn xuất:

+ Dẫn xuất halogen của flo có nhiều ứng dụng: teflon [-CF2-CF2-]n là chất dẻo chịu được axit, kiềm và nhiều hóa chất khác; Freon [chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2] đường dùng trong các tủ lạnh và máy lạnh...

+ NaF được dùng làm thuốc chống sâu răng.

* Ứng dụng của brom

- Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm...

- Dùng để chế tạo AgBr là chất nhạy cảm với ánh sáng để tráng lên phim ảnh.

* Ứng dụng của iot

- Dùng chủ yếu ở dạng cồn iot làm chất sát trùng.

- Có trong thành phần của nhiêu dược phẩm.

- Trộn KI và KIO3 vào muối ăn tạo ra muối iot.

Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài dạy “Flo” [Tiết 43 lớp 10 CB] hay “Hợp chất silic”[Tiết 25 lớp 11 CB].

  • Luyện 100 đề thi thử 2021. Đăng ký ngay!

Với bài Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Hóa học lớp 11 giúp học sinh học tốt môn Hóa học 11.

Câu hỏi: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?

Trả lời:

Dung dịch axit HF là một axit yếu. Tuy nhiên, axit HF lại có đặc tính ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF vào thì có phản ứng xảy ra:

SiO2  + 4HF   →  SiF4  +  2H2O

Do vậy, không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Hóa học lớp 11 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Video liên quan

Chủ Đề