Chi phí nuôi trẻ sinh non 32 tuần khoảng bao nhiêu

Mục lục bài viết

  • 1. Trẻ em sinh non có được hưởng bảo hiểm y tế
  • 2.Đóng bảo hiểm y tế như nào cho hợp lý
  • 3.Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
  • 4. Thẻ bảo hiểm y tế bị rách thì có được đổi lại hay cấp lại không ?
  • 5.Khi nào thì bị thu hổi lại thẻ bảo hiểm y tế

1. Trẻ em sinh non có được hưởng bảo hiểm y tế

Tôi sinh non song thai ở tuần 31 tại bệnh viện phụ sản hà nội trong tình trạng cấp cứu. Con tôi hiện đang nằm lồng kính tại bệnh viện, tôi xin hỏi con tôi có được hưởng bảo hiểm y tế không và nếu có được hưởng thì hưởng như thế nào? Tôi cấp cứu trái tuyến và trước đó tôi không tham gia bảo hiểm y tế. Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời :

Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định khoản 17 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và do ngân sách nhà nước đóng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008.

Để được hưởng quyền lợi về thẻ BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi, bạn cần phải đảm bảo điều kiện là xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008.

Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp, con của bạn mới sinh. Do đó, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, bạn cần phải làm thủ tụcxin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con bạn. Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho con bạn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật BHYT:

"Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm:

a] Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;..."

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế sẽcấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế là con của bạn.

>> Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 là bao nhiêu tiền ?

Về chế độ quyền lợi, con bạn được hưởng 100% chi phí y tế trong danh mục BHYT chi trả khi có thẻ BHYT.

2.Đóng bảo hiểm y tế như nào cho hợp lý

Căn cứ theo điều 15 Luật bảo hiểm y tế quy định về phương thích đóng bảo hiểm y tế như sau :

Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

2. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

4. Hằng quý, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

5. Hằng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm e, g và i khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.

6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.”

>> Xem thêm: Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới năm 2022 ?

10. Sửa đổi, bổ sungkhoản 3 và khoản 5 Điều 16như sau:

“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

a] Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

b] Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

c] Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

d] Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”

“5. Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.”

3.Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo điều 13 Luật bảo hiểm y tế quy định như sau :

Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

b] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;

c] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

d] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

đ] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

e] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;

g] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;

h] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;

i] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;

>> Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất là bao nhiêu ?

k] Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượngquy địnhtại Điều 12 của Luật này.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng vàỦy bannhân dân cấp xã đóng.

3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

a] Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

b] Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

c] Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”.

8. Sửa đổi, bổ sungkhoản 4 và khoản 5 Điều 14như sau:

>> Xem thêm: Tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí khám, chữa bệnh ?

“4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.

5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.

4. Thẻ bảo hiểm y tế bị rách thì có được đổi lại hay cấp lại không ?

Căn cứ theo khoản a điểm 1 điều 19 Luật bảo hiểm xã hổi quy định như sau :

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a] Rách, nát hoặc hỏng;

b] Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c] Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a] Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

>> Xem thêm: Đúng tuyến, trái tuyến, vượt tuyến, thông tuyến trong Bảo hiểm y tế theo quy định mới nhất

b] Thẻ bảo hiểm y tế.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.

5.Khi nào thì bị thu hổi lại thẻ bảo hiểm y tế

Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a] Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

b] Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

>> Xem thêm: Năm 2022, Bị tai nạn lao động thì được hưởng bảo hiểm xã hội thế nào ?

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề