Tại sao nút áo đàn ông bên phải đàn bà bên trái

Thời trang

Chào mọi người, mình có đọc câu hỏi thú vị này ở một cuốn sách nên mình muốn chia sẻ lên đây để mọi người cùng chia sẻ góc nhìn của mình!

Trong ngành công nghiệp thời trang, các nhà sản xuất luôn tuân theo những tiêu chuẩn nhất định dù rằng quần áo có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau để phục vụ cho những nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những tiêu chuẩn dùng cho trang phục nữ lại hoàn toàn ngược lại với trang phục nam. Dù sao thì 90% dân số trên thế giới – dù là nam hay nữ – đều thuận tay phải; vì thế việc cài nút áo từ bên phải sang có vẻ tiện hơn. Vậy tại sao trên trang phục nữ, nút áo lại nằm bên trái?

Trả lời
Mời trả lời
10

Câu chuyện của nó cũng vô cùng thú vị đấy! Thiên chức của phụ nữ là sinh con, khuy áo của phụ nữ cũng được thiết kế nằm bên trái sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú! Phụ nữ thường ẵm con bên tay trái để tay phải rảnh rang làm việc khác.

Ngoài ra, thời rất xưa, phụ nữ thượng lưu thường có người hầu phòng, giúp họ mặc những bộ đồ cầu kỳ phức tạp. Thiết kế hàng cúc bên trái sẽ giúp những người hầu [thường là thuận tay phải] thuận lợi hơn khi thao tác. Dần dần việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ thượng lưu trở thành mốt thời trang và được những phụ nữ khác làm theo.Việc đơm cúc áo bên trái của phụ nữ như là dấu hiệu ngầm ám chỉ gia đình cô ta rất giàu có. Do đó không cần tự mặc áo mà đều có người hầu giúp đỡ, và đây giống như là dấu hiệu đặc trưng của giới thượng lưu vậy.

Bé sơ sinh cũng vậy, không thể tự mặc quần áo nên cũng phải thiết kế hàng nút nằm bên trái để mẹ của bé, có thể dễ dàng chăm sóc, một tay giữ bé còn tay phải có thể dễ dàng thay áo cho bé.

Và bạn có để ý một điều, cúc áo của nam và nữ ngược nhau! Hàng cúc áo của nam thường được “đơm” trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được “đơm” trên tà áo bên trái.Chính đặc điểm sinh lý và thể chất khiến đàn ông và phụ nữ được phân công những nhiệm vụ khác nhau ngay từ những buổi sơ khai của nhân loại. Nếu như đàn ông đảm nhiệm vai trò săn bắn thì phụ nữ làm công việc hái lượm.

Do động tác đưa vũ khí khi săn bắn thường là từ trái sang phải. Vì vậy, các nút buộc, khuy cài của trang phục cũng được thiết kế để phù hợp với hướng chuyển động của cơ thể.Sau này, đàn ông cũng thường mang vũ khí bên mình bằng tay phải để hộ thân như súng hay kiếm, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm vụ “cởi phanh” cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.
Chuyện về những hạt nút cũng khá nhiều điều thú vị phải không? Sẽ còn nhiều chuyện xung quanh hạt nút này.

Áo sơ mi là trang phục rất được cả nam và nữ ưa thích và cũng khá giống nhau, thế nhưng nếu để 2 áo sơ mi đó một chỗ, liệu bạn có thể phân biệt không?

Có một điều khá thú vị mà ít người để ý: Cúc áo của nam và nữ ngược nhau!

Cụ thể: Hàng cúc áo của nam thường được “đơm” trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được “đơm” trên tà áo bên trái.

Tại sao lại như vậy?

Dưới đây là những giả thuyết về sự trái ngược khó hiểu này.

Một giả thuyết cho rằng Napoleon có một số vấn đề với các cúc áo trên áo sơ mi của ông.

Trong tất cả các bức chân dung của mình, Napoleon đều đặt tay phải của ông vào trong áo khoác và đó là một dấu hiệu chứng tỏ một người thuộc tầng lớp quý tộc vào thời đó. Bởi vì Napoleon cảm thấy đàn ông thì cao quý hơn và ông không chịu được nếu thấy phụ nữ cũng “tạo dáng” như vậy nên đã yêu cầu nút áo của phụ nữ phải được đơm ở phía đối diện.

Một giả thuyết khác liên quan đến việc cầm nắm vũ khí.

Đàn ông thường cầm kiếm bằng tay phải, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm vụ “cởi phanh” cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.

Vậy tại sao cúc áo của phụ nữ lại nằm ở bên trái?

Một giả thuyết liên quan đến thiên chức của người phụ nữ, đó là sinh con và cho con bú.

Phụ nữ thường ẵm bồng con bằng tay trái để tay phải rảnh rang làm việc khác. Vì vậy cúc áo được thiết kế nằm bên trái sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú!

Một giả thuyết khác cho rằng vào thời xưa, phụ nữ quý tộc thường được các cô hầu gái giúp mặc những bộ quần áo cầu kỳ.

Do đó việc thiết kế hàng cúc bên trái sẽ giúp những người hầu [thường là thuận tay phải] thuận lợi hơn khi thao tác.

Ngoài ra còn có giả thuyết liên quan đến việc cưỡi ngựa.

Phụ nữ bước lên ngựa từ phía bên trái, nên cúc áo bên trái sẽ tránh gió luồn vào người. Trái lại, đàn ông khi cưỡi ngựa bên trái thường đeo kiếm nên cúc áo được đơm bên phải để giữ kiếm khỏi vướng vào áo.

Nhưng tại sao “quy ước” này không thay đổi cho đến ngày nay?

Sau này, sau thời kỳ diễn ra quá trình công nghiệp hóa rầm rộ ở phương Tây hồi thế kỷ 19, mà mở đầu là nghành công nghiệp may, khi đó đòi hỏi phải có những chuẩn mực để thống nhất quy trình thực hiện sản phẩm.

Một quy chuẩn tồn tại mãi cho tới hôm nay đó là hàng cúc của nam và nữ được may ngược nhau như trên. Như vậy bắt nguồn từ vai trò khác nhau, cũng như sự phân chia giai cấp, tầng lớp mà câu chuyện chiếc cúc áo lại có sự khác nhau giữa nam và nữ.

 

Liên Hoa tổng hợp

Xem thêm:

  • Nếu bạn có những bộ quần áo như thế này, hãy nhanh chóng bỏ chúng đi
  • Bạn chán ngán với việc gấp quần áo, chiếc máy này sẽ giúp bạn chỉ sau nửa phút
  • Nguyên nhân khiến Hoa hậu Thế giới Canada bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc

>> Xem gợi ý

Thần Kỳ tổng hợp

Có câu “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim”, câu nói khái quát những khác biệt, thậm chí là đối lập giữa hai nửa thế giới. Sự khác biệt này rất đa dạng, từ trừu tượng tới cụ thể, từ vĩ mô tới vi mô, từ thời trang nói chung cho tới cụ thể là… hàng cúc áo.

Có một sự khác biệt lâu đời, nhưng ít khi chúng ta để ý đến, đó là hàng cúc áo của nam và nữ luôn nằm ở hai phía ngược nhau.

Đối với bản thân người mặc, hàng cúc áo của nam thường được “đơm” trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được “đơm” trên tà áo bên trái. Đó là một “truyền thống” đã được ngầm mặc định trong giới tạo mẫu và các nhà may từ xưa đến nay.

Trước hết, hãy bắt đầu với hàng cúc áo của nam, tại sao hàng khuy thường được đơm trên tà áo bên phải? Giả thuyết thứ nhất là trang phục dành cho nam giới thượng lưu khi xưa thường được thiết kế để có thể mang vũ khí hộ thân.

Phần lớn nam giới cầm kiếm, cầm súng bên tay phải, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm vụ “cởi phanh” cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.


Xem tất cả các bức chân dung khắc họa nam giới được thực hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với những người đàn ông theo nghiệp nhà binh, bạn sẽ thấy có một động tác quen thuộc là tay phải đút vào trong áo, gợi nhắc tới hành động rút vũ khí ra để tự vệ.

Cũng có lý giải liên quan đến việc đàn ông tham gia chiến trận thời xưa, khiên luôn cầm bằng tay trái, tay phải cầm kiếm. Cách di chuyển khiên luôn là từ trái sang phải để tránh mũi tên hòn đạn của địch len qua những tấm khiên, gây sát thương.

Thói quen cầm khiên bên tay trái suốt lịch sử hàng ngàn năm chinh chiến khiến đàn ông cũng quen với việc cài khuy bằng tay trái.

Giả thuyết thứ ba lùi hẳn về thời tiền sử, khi vai trò của nam giới là săn bắn, động tác đưa vũ khí thường là từ trái sang phải. Vì vậy, các nút buộc, khuy cài của trang phục cũng được thiết kế để phù hợp với hướng chuyển động của cơ thể.

Giả thuyết rất “tếu” nữa, đó là hàng khuy của nam giới nằm ở phía bên phải để anh ta có thể dùng tay trái tự cởi áo của mình, còn tay phải, anh ta có thể làm một quý ông luôn biết… giúp đỡ người khác.

Bây giờ, tiếp tục với hàng khuy áo của phụ nữ, tại sao hàng khuy của các bà, các cô luôn nằm bên tà áo trái và họ sẽ thuận tiện hơn khi tháo cúc bằng tay phải?

Giả thuyết thứ nhất liên quan tới thiên chức của phụ nữ - sinh con. Phụ nữ thường ẵm con bên tay trái, tay phải rảnh rang để tranh thủ làm nhiều việc khác, vì vậy, khuy áo được thiết kế nằm bên trái, sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú.

Thực tế, trước thời kỳ diễn ra quá trình công nghiệp hóa rầm rộ ở phương Tây hồi thế kỷ 19, hàng cúc trên áo phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn nằm hẳn về phía bên trái, nhưng bắt đầu từ khi ngành công nghiệp may sẵn bắt đầu xuất hiện và đòi hỏi phải có những chuẩn mực để thống nhất quy trình thực hiện sản phẩm, người ta đã tạo thành một quy chuẩn tồn tại mãi cho tới hôm nay.

Các công ty may mặc thời đó đã quyết định đồng loạt tạo ra sự khác biệt trong trang phục nam nữ, nếu khuy áo của nam trước nay vốn đã nằm bên phải, thì tất cả khuy áo phụ nữ hãy thống nhất để nằm ở bên trái.

Ngoài ra, thời xưa, phụ nữ thượng lưu thường có người hầu phòng, giúp họ mặc đồ. Khuy áo của nữ giới được thiết kế bên trái để thuận tiện cho những người giúp việc, thường là thuận tay phải, có thể thao tác dễ dàng hơn.

Những phụ nữ bình thường cũng muốn học theo phong cách thời trang của các bà lớn, vì vậy, họ cũng đơm khuy bên tà áo trái.

Ngày nay, chẳng còn mấy ai để ý tới sự khác biệt về hàng cúc áo của nam và nữ [ngoại trừ những nhà tạo mẫu, nhà may]. Lần lại những giả thuyết thú vị giúp lý giải một hiện tượng đã có từ lâu đời khiến bản thân chúng ta bất giác… nhìn xuống hàng khuy áo của mình, và chợt nhận ra một sự thật bất ngờ.

Bích Ngọc
Theo The Atlantic

Video liên quan

Chủ Đề