Vì sao hay bị cảm cúm

Vì cảm lạnh và cảm cúm có nhiều triệu chứng tương tự nên khó [thậm chí không thể] phân biệt giữa chúng nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Các xét nghiệm đặc biệt sẽ được thực hiện trong vài ngày đầu tiên của bệnh để biết một người có bị cúm hay không.

Cảm lạnh thường đến dần dần trong vài ngày và thường nhẹ hơn cảm cúm. Cảm lạnh thường giảm nhẹ sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Các triệu chứng của cúm thường đến nhanh hơn nhưng có thể trở nên nghiêm trọng. Cảm cúm thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Các triệu chứng của bệnh cúm so với các triệu chứng của cảm lạnh?

Các triệu chứng của bệnh cúm có thể bao gồm sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh cúm. Những người bị cảm lạnh rất dễ bị sỗ mũi hoặc nghẹ mũi. Cảm lạnh nói chung không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tôi có thể ngăn ngừa các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh không?

Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm là rửa tay thường xuyên. Rửa tay bằng cách chà xát bàn tay với nước xà phòng ấm trong ít nhất 20 giây giúp loại bỏ vi trùng trên da.

Ngoài việc rửa tay để ngăn ngừa các triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh, bạn cũng có thể chủng ngừa cúm để ngăn ngừa cúm theo mùa. Mùa cao điểm của cúm thường đạt đỉnh điểm từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau.

Trong vòng hai tuần sau khi chủng ngừa cúm, các kháng thể sẽ phát triển trong cơ thể và bảo vệ chống lại bệnh cúm. Trẻ em được chủng ngừa lần đầu tiên cần được tiêm hai liều cách nhau một tháng.

Thuốc kháng vi-rút cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm nếu bạn đã tiếp xúc với người có các triệu chứng cúm.

Nguồn:

//www.cdc.gov/flu/symptoms/coldflu.htm

//www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms#1

//www.healthline.com/health/cold-flu/cold-or-flu#symptoms

-----------------------------------------------

Đặt lịch hẹn khám, tư vấn bác sĩ Nhi khoa, Đa khoa tại FMP:

Tel: 024 3843 0748 [24/7]

Địa chỉ: 298i Kim Ma, Ba Dinh, Hanoi

Email:

Cảm cúm hay cảm lạnh đều là những trạng thái mà cơ thể có thay đổi với sự thích nghi của môi trường cũng như bị nhiễm lạnh, virus xâm nhập. Các loại cảm đều gây ra triệu chứng như sốt, lạnh, đau đầu, chóng mặt, hắt hơi… nhưng chỉ một vài lần. Vậy thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy để Omi Pharma giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Khi bị cảm hầu hết đều cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Người bị cảm nhiều lần thường sẽ vô cùng lo lắng thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì, có cần đi khám bác sĩ hay không.

1. Cảm lạnh, cảm cúm có nguy hiểm không?

Có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm, trong đó có Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Hầu như ai cũng sẽ một lần bị cảm. Theo nghiên cứu một người sống đến 75 tuổi, có thể sẽ bị cảm đển 200 lần trong đời. Thường thì trẻ con sẽ dễ bị cảm hơn người lớn, 1 năm có thể có khoảng 4 - 8 lần bị cảm.

Khi bị cảm người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, sốt nhẹ… thường tự khỏi sau 3-4 ngày. Mặc dù là hay xảy ra nhưng sự thật là virus cảm không dễ lây, nó phải dựa vào một số điều kiện tiếp xúc nhất định trong thời gian với người lây nhiễm như hắt hơi, ho, cầm nắm vào đồ vật có virus…

Bị cảm là trạng thái bình thường hay gặp [Ảnh: Internet]

Riêng đối với cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính trên đường hô hấp do virus cúm gâu ra, người bệnh sẽ bị sốt, lạnh, rét run, đau đầu, chóng mắt, hắt hơi, mệt mỏi, đau nhức…. Cảm cúm cũng sẽ kéo dài một vài ngày, đặc trưng nhất là số trên 39 độ.

Nhưng thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì cũng được khá nhiều người quan tâm vì trạng thái này diễn ra liên tục đặc biệt là trong nhiều tháng thì chắc chắn sức khỏe của bạn có vấn đề hoặc do sức đề kháng của bạn quá yếu, cần bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng.

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm kéo dài hơn một tuần, sốt cao liên tục, dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không hiệu quả, ho và mệt mỏi thì người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám sớm. Bởi vì khi bị cảm nặng có thể bệnh nhân đã bị bội nhiễm virus, gây ra các biến chứng trên đường hô hấp hoặc cảm cúm thúc đẩy những bệnh mạn tính có sẵn.

2. Những bệnh thường nhầm lẫn với cảm lạnh

Có một số hiện tượng này thoạt nhìn rất giống với cảm lạnh nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận hơn vì có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu kéo dài:

2.1. Bệnh bạch cầu

Nếu phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm với các dấu hiệu như sốt, đau họng, cơ thể mất lực… Những trạng thái này cũng tương đương với cảm lạnh tuy nhiên lặp đi lặp lại nhiều lần thì người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra máu, tủy xương kịp thời.

2.2. U não

Trên thực tế nhiều bệnh nhân có triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… cũng hay mua thuốc để uống nhưng lại không hề thuyên giảm. Nếu các triệu chứng này kéo dài không dứt tốt nhất nên đi khám để không loại trừ các khả năng như các bệnh về não, trong đó có rất nhiều người trẻ ở độ tuổi 20.

Nếu thường xuyên bị cảm có thể bạn đã gặp bệnh lý nào đó [Ảnh: Internet]

Các triệu chứng lâm sàng của u não khá chậm, không có dấu hiệu rõ ràng, nếu không được chẩn đoán sớm sẽ tạo cơ hội cho khối u phát triển, chèn ép cấu trúc thần kinh ngoại vi, làm tổn thương chức năng thần kinh và tăng áp lực nội sọ như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

2.3. Viêm phổi

Người bị viêm phổi cũng xuất hiện có triệu chứng như sốt, ho, có đờm… thường thì tình trạng ho do viêm phổi sẽ kéo dài bất thường hơn. Bạn nên đi chụp x-quang và xét nghiệm máu.

2.4. Viêm thận cấp tính

Trước khi bệnh viêm thận khởi phát, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Đại đa số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn đầu của bệnh về cơ bản đều khó phân biệt với cảm lạnh thông thường.

Những ngày sau sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, toàn thân bị phù, nước tiểu đục…

2.5. Viêm nắp thanh quản cấp tính

Khi bị sưng thanh quản ở cấp độ cao, bạn cũng sẽ bị đau họng, sốt, ho, khó thở… như cảm lạnh thông thường. Chỉ có điều bệnh này tiến triển rất nhanh, có thể đe dọa tính mạng khi các nắp thanh quản, một sụn nhỏ nắp khí quản, làm ngăn dòng chảy của không khí vào phổi.

2.6. Bệnh lao phổi

Khi thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì? Đa phần sẽ nghi ngờ về khả năng về một bệnh lý nào đó. Bệnh lao phổi có các biểu hiện như ho, sốt nhẹ, mệt mỏi ở giai đoạn sớm. Nếu các triệu chứng này kéo dài bạn nên bệnh viện kiểm tra và chụp X-quang kỹ lưỡng.

2.7. Viêm mũi dị ứng

Người bệnh cũng có những trạng thái như bị cảm nhưng viêm mũi dị ứng có nhiều nguyên nhân nên có thể sẽ kéo dài. Có các nguyên nhân như dị ứng như phấn hoa và bào tử nấm, chất khí lạ, thuốc lá… Tuy nhiên đối với viêm mũi dị ứng sẽ có thêm sổ mũi, ngứa mũi, đi kèm với các triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, tức ngực và ngạt thở. Đặc biệt sẽ chảy nước mũi trong thời gian dài 1 - 2 tháng.

Bệnh cảm dù hay gặp trong thời gian ngắn nhưng nếu thường xuyên bị cảm là dấu hiệu của bệnh gì bạn cũng cần phải nên chú ý. Bên cạnh đó trong cuộc sống hằng ngày bạn cần bổ sung thêm vitamin tăng sức đề kháng, các loại thuốc bổ sung và hỗ trợ cho sức khỏe, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề