Ví dụ về tưởng tượng của trẻ mẫu giáo

1. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ ấu nhi [15- 36 tháng]

Tư duy trực quan hành động là loại tư duy được thực hiện bằng hành động bên ngoài theo phương pháp thử và sai. Việc xác lập mối quan hệ giữa các sự vật- hiện tượng với nhau là nhiệm vụ hoạt động của tư duy. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, việc xác lập mối quan hệ đó chỉ mang tính ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trẻ muốn lấy đồ chơi trên bàn, vô tình kéo khăn trải bàn làm đồ chơi rơi xuống, nhiều lần thì trẻ xác lập được mối quan hệ giữa tấm khăn trải bàn với đồ vật trên bàn, nhiều lần sau thì trẻ hoạt động sáng tạo hơn. Ví dụ như trẻ sẽ không kéo khăn trải bàn nữa mà dùng cây khều => ngẫu nhiên nắm được kĩ năng => sáng tạo => các quá trình xuất hiện tư duy.

Việc chuyển từ biết sử dụng mối quan hệ có sẵn hay mối quan hệ do người lớn chỉ ra sang biết xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng là mức độ rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ em. Ví dụ, bé một lần thấy ba bật nút radio thì bé cũng tới bật, bật ngược lại thì radio tắt. Bé cứ bật đi bật lại khi thì radio tắt khi thì radio bật => bé đã thực hiện bài toán là nhờ phép thử và sai và trẻ đã xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và nút của radio.

Do cuối tuổi hài nhi, tư duy trực quan hành động xuất hiện, nhưng đến tuổi ấu nhi thì loại tư duy này mới thực sự phát triển và chiếm ưu thế. Chính vì thế, giáo viên cần phát triển tư duy trực quan kết hợp nhiều cách chơi khác nhau để giúp trẻ xác lập mối quan hệ dễ dàng hơn, tư duy nhạy bén hơn. Ngược lại nếu tổ chức hoạt động nghèo nàn thì tư duy của trẻ sẽ phát triển kém.

Cô dựa trên vốn kiến thức mà trẻ đã có trong đầu, từ đó tổ chức các hoạt động thích hợp. – Tạo tình huống có vấn đề để khuyến khích trẻ giải quyết. – Phát triển ở các góc chơi giả bộ như: trẻ nhập vai làm bố , mẹ…để tái hiện lại những gì trong đầu của trẻ. – Giao nhiệm vụ giải quyết các bài tập đơn giản.

– Tạo môi trường chơi phong phú để vốn kinh nghiệm được dồi dào hơn.

Bên cạnh hai loại tư duy đó thì trẻ ấu nhi còn xuất hiện loại tư duy biểu trưng là loại tư duy mà trẻ tìm ra mối quan hệ giữa vật thật và vật biểu trưng thay thế. Loại tư duy này chỉ thực sự phát triển khi trẻ đã vững các biểu tượng trong đầu, nắm được công dụng, cách sử dụng các biểu tượng. Ví dụ trẻ biết được dùng muỗng để múc cơm, múc canh thì trẻ có thể dùng que để thay thế và đúc bột cho bé ăn. Vì thế, giáo viên cần phát triển tư duy biểu trưng thì khả năng phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được tốt hơn.

Như vậy, các loại tư duy trên là biểu hiện của sự phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, khái quát hóa là thao tác trí tuệ biểu hiện của nămg lục tư duy. Khái quát hóa ở tuổi ấu nhi là những khái quát bên ngoài là những gì đập vào mắt trẻ. Ví dụ bé gọi chó, mèo đều là mèo vì chúng có lông giống nhau, thâm chí gọi tóc bố là mèo. Và giáo viên cần phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ.
Do trẻ khái quát chủ yếu là những thao tác bên ngoài vì tư duy trực quan hành động phát triển rất mạnh và chiếm ưu thế. Trẻ mắt nhìn, tay xếp…để đưa về nhóm, kinh nghiệm còn nghèo nàn nên khái quát hóa ở bình diện bên ngoài.

Giáo viên cần: – Cho trẻ làm quen với nhóm đồ chơi, giúp trẻ tìm ra đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng trong nhóm rồi cho trẻ so sánh đối chiếu, nhằm phá vỡ cái cũ hình thành sơ đồ nhận thức mới – Cung cấp vốn từ cho trẻ để dễ dàng trong việc xếp nhóm, đặt tên cho nhóm. – Cho trẻ tích cực hoạt động với đồ vật với sự giúp đỡ của người lớn để trẻ nắm được chức năng, phương thức sử dụng các vật => giúp trẻ khái quát theo công dụng chức năng của đồ vật. – Phải tương tác với trẻ để đưa vào vùng phát triển gần.

Ví dụ: Khi dạy về nhóm quả cà chua thì cô phải cung cấp thật nhiều quả có hình dạng, kích thước khác nhau, nhiều hạt,ít hạt=> tạo điều kiện cho trẻ khái quát bằng nhiều cách

2. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo [ 3-6 tuổi]

Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ có một bước ngoặc rất cơ bản, đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, mà thực chất là chuyển từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong treo cơ chế nhập tâm.
Đặc điểm phát triển tư duy của mẫu giáo bé : Đang chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình ảnh nhưng còn mờ nhạt. Do hoạt động với đồ vật lâu dần thành hình ảnh biểu tượng trong đầu, là cơ sở của hoạt động tư duy ở bình diện bên trong, nhưng biểu tượng vẫn còn nghèo nàn. Trẻ biết sử dụng các biểu tượng trong đầu nhưg phải sử dụng nhiều lần hoạt động để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: cô cắt hình các con vật rời yêu cầu trẻ ráp lại thì trẻ phải hoạt động nhiều lần mới làm được, trong khi ráp trẻ vẫn phải thử và sai. Ở tuổi này đang tồn tại hai loại tư duy: tư duy trực quan hành động phát triển và lấn áp sự phát triển của tư duy trực quan hình ảnh. Cuối tuổi thì tư duy trực quan hình ảnh phát triển. Nguyên nhân: vì đầu tuổi vốn kinh nghiệm còn nghèo nàn nên khó khăn khi giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng các biểu tượng trong đầu, đến cuối tuổi thì kinh nghiêm nhiều hơn nên khả năng sử dụng các biểu tượng trong đầu để giải quyết các bài toán dễ dàng hơn. Tư duy trẻ bao giờ cũng bị chi phối mạnh bởi những suy nghĩ chủ quan, trẻ chỉ suy nghĩ những điều mà trẻ thích và bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình bất chấp các tác động khách quan.

Ví dụ như khi người lớn hỏi con dùng hình vuông hay hình tam giác nhưng trẻ lại trả lời là xây cầu. Hoặc trẻ sợ con mèo và nghĩ ai cũng sợ con mèo cả. Bên cạnh đó, trẻ luôn lấy mình làm trung tâm, chưa phân biệt được suy nghĩ của mình và suy nghĩ của người khác. Tư duy trẻ mang tính trực giác toàn bộ. Trẻ chưa biết phân biệt được các vật về đặc điểm mà còn nhìn theo kiểu chụp ảnh. Ví dụ: có rất nhiều băng đĩa nhưng trẻ thích băng nào là lấy ngay băng đó khi hỏi trẻ tại sao thì trẻ không giải thích được.

Qua đó, giáo viên cần: – Đưa trẻ vào vùng phát triển gần bằng cách cho trẻ giải quyết các bài tập cao hơn. – Tích lũy vốn kinh nghiêm biểu tượng để trẻ so sánh biểu tượng trong đầu với hình ảnh bên ngoài. – Tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. – Cô khuyến khích trẻ giải quyết các tình huống khi cô đưa ra. – Các nguyên vật liệu phong phú. – Giáo viên khơi gợi tình cảm cho trẻ chứ không đơn thuần là giài thích.

– Chơi trò chơi trước để tích lũy vốn kinh nghiệm cho trò chơi sau.

Chúng ta đang sống trong một “Kỷ nguyên của thông tin”. Đây là thời kỳ mà ý tưởng hay sự sáng tạo chính là “bánh xe” của sự tiến bộ. Từ xa xưa, sự sáng tạo được coi là một phẩm chất mang tính quyết định đến sự phát triển của con người. Và ngày nay càng trở nên quan trọng trong thời đại. Sự hình thành, phát triển các đặc điểm tâm lý nói chung và khả năng sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mẫu giáo là cơ sở, nền móng cho sự phát triển tâm lý, khả năng sáng tạo của trẻ sau này.

Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên 3 [khoảng thời gian trẻ từ 2 đến 3 tuổi]. Mẹ có thể đã từng thấy bé nói chuyện, dỗ dành một con búp bê – nhân vật tưởng tượng của bé. Hay bé cầm một khối gỗ và tưởng tượng là một chiếc ô tô đi vèo vèo trên đường. Lúc này chính là thời điểm trí tưởng tượng của trẻ đang được hình thành. Trẻ sử dụng các đồ vật thay thế để làm được những việc mà trong cuộc sống không có hoặc không thể đạt được.

Sang đến tuổi mẫu giáo nhỡ [3 đến 4 tuổi], trí tưởng tượng của trẻ sẽ phong phú hơn.

Điển hình là việc bé tưởng tượng những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… thành những thứ bé thích như ông mặt trời, ngôi nhà hay cái đầu của con chuột. Với sự hỗ trợ đắc lực của các tri giác, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất trong độ tuổi mẫu giáo lớn. Hành động của trẻ có tính mục đích rõ ràng hơn. Trẻ còn có thể thể hiện suy nghĩ bằng ngôn ngữ một cách rành rọt. Thậm chí điều chỉnh hành động của bản thân theo một quy luật, logic nhất định.

Dựa trên ý tưởng và kinh nghiệm riêng mình, bé có thể kể thành một câu chuyện có tình tiết, có nhân vật sau khi quan sát một bức tranh. Hay bé nghĩ ra quy tắc trò chơi và biết điều chỉnh các quy tắc sao cho phù hợp với tình huống. Do đó, trí tưởng tượng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống và trong sự phát triển tâm lí của trẻ. Trí tưởng tượng là con đường giúp trẻ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi kinh nghiệm cá nhân chật hẹp.

Khuyến khích con sử dụng trí tưởng tượng – đây không chỉ là niềm vui. Đây còn là cách để xây dựng kĩ năng học tập, cũng như các kỹ năng quan trọng khác cho con.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể kích thích sự sáng tạo của trẻ?

Trò chơi và truyện cổ tích là hai hoạt động hỗ trợ tốt nhất cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi tưởng tượng, trẻ thử nghiệm và thay phiên với các vai trò khác nhau để học cách chia sẻ trách nhiệm, học cách đứng trên lập trường của người khác. Bằng cách đóng vai người khác, trẻ được rèn luyện các kỹ năng xã hội và tình cảm như sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng và sẻ chia.

Ngoài ra, các kỹ năng về ngôn ngữ cũng được trau dồi và phát triển thông qua việc diễn lại một câu chuyện hay tổ chức các trò chơi. Và đừng quên khích lệ, động viên trẻ kể lại những câu chuyện cổ tích, khen ngợi trẻ khi trẻ có những ý tưởng sáng tạo mới cho câu chuyện.

Theo tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng: “Muốn kích thích tư duy sáng tạo, cần cho trẻ thể hiện suy nghĩ của mình, lắng nghe và tôn trọng những phát hiện của trẻ. Không xem thường hoặc vội phê phán cho dù ý tưởng của trẻ không hay…”. Hãy tạo cho bé yêu của bạn một nền tảng tư duy tuyệt vời nhất, đó là trí tưởng tượng ngay từ khi còn bé thơ.

Đăng ký học thử cho con hoàn toàn miễn phí: //cmsedu.vn/dang-ky-hoc-thu/

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích tại fanpage CMS EDU: //www.facebook.com/CMSeduvietnam/

Video liên quan

Chủ Đề