Luộc măng tươi bao lâu

Luộc măng

Măng bóc vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi luộc khoảng 2-3 lần. Sau mỗi lần luộc xả sạch với nước lạnh. Đến khi măng mềm vớt ra ngâm với nước vo gạo 2 ngày, mỗi ngày thay nước vo 2 lần để loại bỏ vị đắng. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

Nên luộc qua măng trước khi chế biến. Ảnh minh họa.

Ngâm măng

Bóc hết bẹ lá [vỏ măng], rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Luộc măng với nước vo gạo 

Măng tươi để nguyên cho vào nồi lớn, cho ớt tươi, nước vo gạo vào luộc đến khi mềm thì tắt bếp. Khi măng nguội hẳn thì vớt ra, lột vỏ và rửa sạch bằng nước lạnh. Trong khi luộc nhớ mở nắp nồi để chất độc theo hơi nước thoát ra ngoài. Nếu măng có mùi lạ, màu sắc bất thường thì không nên sử dụng.

Luộc măng với rau ngót

Sau khi bỏ vỏ, làm sạch măng, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.Bí quyết sơ chế măng tươi không đắng vẫn đảm bảo ngon giòn.

Luộc măng cho thêm ớt

Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, sau đó bạn có thể đem chế biến món ăn tùy thích.

Măng tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: Internet.

Theo các chuyên gia, khi chế biến và ăn măng tươi người dùng cần lưu ý những điều sau đây:

- Măng tươi có chứa độc tố nên tuyệt đối không ăn măng sống.

- Khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.

- Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối.

- Luộc măng cần luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần.

- Những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ [dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất] thì nên loại bỏ và tuyệt đối không nên ăn.

Nguồn: //www.nguoiduatin.vn/5-meo-luoc-mang-tuoi-chuan-nhat-khong-lo-bi-dang-va-doc-a534460.htmlNguồn: //www.nguoiduatin.vn/5-meo-luoc-mang-tuoi-chuan-nhat-khong-lo-bi-dang-va-doc-a534460.html

sự kiện Mẹo vặt nấu ăn

Thông tin doanh nghiệp

Măng tươi là món ăn được rất nhiều người ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Nhưng nếu măng tươi mới hái mà bạn chế biến luôn thì sẽ rất độc. Cách luộc măng không bị đắng trước khi chế biến các món ăn khác thì mới đảm bảo an toàn.

Tại sao luộc măng lại bị đắng?

Giải thích cho vị đắng của món măng, sở dĩ là vì măng tươi lúc mới hái vốn có vị đắng và độc. Vì sau khi chế biến, món măng lại thơm và giòn nên thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Măng thường bị đắng khi luộc

Thông thường, các bà nội trợ nhà mình hay chọn giò heo hoặc gà, vịt để hầm măng. Tuy vậy, trong măng chứa nhiều glucid, chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.

6 cách luộc măng không bị đắng

Cách 1: Luộc nhiều lần

Với măng tươi khi mới hái về, các bạn bóc bỏ bẹ, luộc với nước sôi nhiều lần và mỗi lần luộc phải xả lại bằng nước sạch, sau đó mới luộc tiếp lần tiếp theo.

Luộc măng nhiều lần là cách luộc măng không bị đắng đơn giản

Bạn tiến hành luộc măng cho đến khi thử thấy măng mềm đã bớt chất đắng thì dùng chế biến món ăn, làm như vậy món măng sẽ không bị đắng.

Cách 2: Dùng nước gạo ngâm măng

Ở cách này, các bạn chỉ cần luộc từ 2-3 lần. Sau đó, bạn cho măng đã luộc vào ngâm với nước gạo trong 2 ngày. Trong thời gian ngâm bạn nên phải thường xuyên thay nước gạo để tránh nước gạo lên men hoặc có mùi. Sau thời gian ngâm bạn có thể đem măng đi rửa sạch và khi đó món măng luộc của bạn hoàn toàn không bị đắng khi chế biến thành các món ăn khác.

Cách 3: Dùng nước vôi trong

Bóc vỏ và ngâm măng trong nước vôi trong. Cho măng vào nồi luộc vài lần cho tới khi nước trong nồi trong, không còn đục của nước vôi thì cho măng ra rửa sạch, thái hoặc tước nhỏ chế biến thành từng món ăn. Măng luộc lên sẽ không bị đắng như bình thường hay gặp phải.

Cách 4: Dùng lá bồ ngót

Măng hái về phải bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ rồi tiến hành luộc. Bạn cho vào nồi măng luộc 1 nắm rau bồ ngót, và luộc qua một lần.

Cách luộc măng không bị đắng bằng lá bồ ngót

Khi thử măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, lúc này mới vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa để có món măng luộc không đắng, đạt yêu cầu.

Cách 5: Dùng ớt để khử đắng

Măng tươi bạn sẽ để cả vỏ, luộc với nước gạo. Cho thêm vài lát ớt đã bỏ hạt vào nồi nước luộc măng. Khi măng mềm, rửa sạch lại rồi có thể đem măng đi chế biến. Với cách này bạn lặp đi lặp lại việc luộc măng chừng 2-3 lần sẽ loại bỏ tính đắng và độc của măng rất hiệu quả.

Cách 6: Ngâm măng qua đêm

Cách này thực hiện khá nhẹ nhàng đó là măng tươi được mua hoặc hái về, bóc bỏ bẹ lá ngoài, thái/tước nhỏ và ngâm nước sạch qua đêm. Thỉnh thoảng thay nước ngâm măng và và hôm sau chỉ cần đem măng đi rửa thật sạch lại và chế biến.

Chỉ với cách đơn giản trên đây, bạn đã có thể luộc măng mà không bị đắng và độc rồi.

Những lưu ý khi luộc măng không bị đắng

  • Khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm chất đắng vào măng gây hại cho sức khỏe.
  • Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối. Mỗi lần ăn đem măng khô, măng sấy rửa lại và chần sơ qua rồi mới chế biến.
  • Măng muối chua cũng là một biện pháp giảm tính độc của măng và tăng thêm hương vị cho món măng thêm độc đáo.

Cách xử lý khi luộc măng bị đắng

Nếu món măng luộc của bạn bị đắng, không như mong đợi thì chớ sớm nản chí mà vứt đổ món măng vừa luộc trên. Bạn vẫn có thể chưa cháy bằng cách gia gảim gia vị để lấn át đi cái đắng khó chịu ấy.

Món măng nộm thịt bò, măng xào lá lốt, nộm măng là những món ăn có thể chữa cháy cho bạn. Với vị ngọt của thịt bò, mùi thơm từ lá tía tô sẽ làm người ăn bớt cảm nhận thấy vị gắt đắng nhẹ của măng.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bạn luộc măng không đắng để khử hết vị đắng khó chịu, chất độc tố vốn có trong măng tươi. Hy vọng gia đình bạn có thêm những món ăn bổ dưỡng từ măng với vị ngon giòn, ngọt thanh nhé!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề