Ví dụ về thị trường độc quyền tập đoàn

Độc quyền nhóm mua [tiếng Anh: Oligopsony] chỉ một thị trường trong đó chỉ có một vài người mua cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Khái niệm

Độc quyền nhóm mua trong tiếng Anh là Oligopsony.

Độc quyền nhóm mua hay còn gọi là thiểu quyền mua, chỉ một thị trường trong đó chỉ có một vài người mua cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Độc quyền nhóm mua tương tự như độc quyền nhóm bán [thị trường có vài người bán một sản phẩm hay dịch vụ], là lực lượng thị trường chỉ có một vài người mua lớn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. 

Độc quyền nhóm mua cho phép người mua kiểm soát người bán nhiều hơn và có thể khiến người bán giảm giá. 

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Mỹ là một ví dụ điển hình về độc quyền nhóm mua. Trong ngành công nghiệp này, một số lượng nhỏ người mua lớn [như McDonald, Burger King, Wendy, v.v.] kiểm soát thị trường thịt ở Mỹ. 

Sự kiểm soát này cho phép các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đưa ra mức giá mua để mua thịt từ nông dân và gây ảnh hưởng đến các điều kiện phúc lợi động vật hay tiêu chuẩn lao động. 

Ví dụ về độc quyền nhóm mua

Thị trường ca cao là một ví dụ khác của độc quyền nhóm mua. Ba công ty Cargill, Archer Daniels Midland và Barry Callebaut mua phần lớn sản lượng hạt ca cao trên thế giới, họ mua chủ yếu từ các nông dân ở các nước thế giới thứ ba. 

Một ví dụ khác là những người trồng cây thuốc lá ở Mỹ cũng phải chịu sự kiểm soát của một nhóm các nhà sản xuất thuốc lá, trong đó ba công ty Altria, Brown & Williamson và Lorillard mua gần 90% tất cả sản lượng thuốc lá được trồng ở Mỹ cũng như thuốc lá được trồng ở các nước khác.   

Trong ngành xuất bản Mỹ, có năm nhà xuất bản được gọi là Big Five chiếm khoảng hai phần ba tất cả sách được xuất bản mỗi năm. Mỗi gã khổng lồ xuất bản này sở hữu một loạt các ấn hiệu chuyên biệt phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau. Ấn hiệu khác nhau này tạo ra ảo tưởng rằng có nhiều nhà xuất bản trên thị trường. 

Mỗi ấn hiệu trong mỗi nhà xuất bản phối hợp với nhau để ngăn chặn việc cạnh tranh nội bộ khi tìm cách mua sách mới từ các tác giả. 

Đây là một dạng độc quyền nhóm mua, sự độc quyền này gây áp lực làm giảm các khoản trả trước cho các tác giả và tạo áp lực khiến các tác giả phải phục vụ thị hiếu của các nhà xuất bản, cuối cùng làm giảm sự đa dạng trong các tác phẩm được xuất bản.   

Mặt khác, ta xem xét các siêu thị lớn tại các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ảnh hưởng của họ đối với các nhà cung cấp thực phẩm càng ngày càng tăng, họ có thể quyết định một số thực phẩm được trồng hay cách chế biến và đóng gói của nhà cung cấp. 

Tác động của độc quyền nhóm mua của các siêu thị lớn ăn sâu vào cuộc sống và sinh kế của những người làm nông nghiệp trên khắp thế giới. Vì sự tăng trưởng thị phần người tiêu dùng của họ, các hệ thống siêu thị lớn đã khiến nhiều nhà cung cấp không thể cạnh tranh phải rời bỏ kinh doanh. Điều này đã dẫn đến các cáo buộc lạm dụng, hay các hành vi phi đạo đức và bất hợp pháp ở một số quốc gia.   

Độc quyền nhóm mua và độc quyền nhóm bán 

Ngược lại với độc quyền nhóm mua, khi xảy ra tình trạng độc quyền nhóm bán, người bán thường tham gia vào cuộc chiến giá cả để lôi kéo người mua, khiến mức giá giảm xuống và tăng sản lượng một cách hiệu quả. 

Độc quyền nhóm mua còn được gọi là cuộc đua xuống đáy. Đây là hiện tượng khi người bán mất tất cả các quyền lực trước đây họ có trong cung và cầu.

[Theo Investopedia]

Lê Thảo

Cạnh tranh độc quyền nhóm là một trong bốn loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Vậy cạnh tranh độc quyền nhóm được hiểu là gì? Nó có điểm gì khác biệt với cạnh tranh độc quyền?

Cạnh tranh độc quyền nhóm hay còn được gọi là độc quyền tập đoàn, trong tiếng Anh là Oligopoly.

Cạnh tranh độc quyền nhóm là gì

Ví dụ cạnh tranh độc quyền nhóm

Thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm 

Quản lý doanh nghiệp độc quyền nhóm thường khá phức tạp và khó khăn buộc mỗi doanh nghiệp trong nhóm phải có cái nhìn bao quát cũng như có những kế hoạch để phản ứng trước những sự thay đổi của đối thủ khi họ có những quyết định thay đổi về giá cả, chiến lược sản phẩm…

Hiện nay trên thị trường, để phân loại các doanh nghiệp độc quyền nhóm, chúng ta có thể chia thành 2 loại sau:

  • Độc quyền nhóm hợp tác: Ở nhóm này các doanh nghiệp sẽ phân chia thành hợp tác ngầm và hợp tác công khai. Với hợp tác ngầm các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất cũng như giá thành. Còn hợp tác công khai sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định, cung và cầu trên thị trường có ít co giãn, tỷ trọng lớn, chi phí thấp.
  • Độc quyền nhóm không hợp tác: Tối đa hóa LN, tư lợi và đường gãy cầu.

So sánh thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm

Giống nhau:

  • Giữa hai cấu trúc thị trường này có điểm giống nhau đó là các doanh nghiệp trên thị trường có thể cùng nhau kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ có thể là giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt.
  • Việc cạnh tranh về giá là điều vô cùng quan trọng đối với hai thị trường này.
  • Đường biên doanh thu của hai doanh nghiệp đều nằm dưới đường cầu.

Khác nhau

Đặc điểm so sánh

Cạnh tranh độc quyền

Độc quyền nhóm

Khái niệm

Cạnh tranh độc quyền là một thiết lập thị trường cạnh tranh trong đó sẽ có nhiều người bán, cung cấp các sản phẩm vừa giống nhau lại vừa có sự khác biệt cho một số lượng người mua.

Ở cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sẽ có quyền quyết định độc lập với giá cả sản phẩm của họ

Là trên thị trường chỉ có 1 vài doanh nghiệp cùng nhau sản xuất và chi phối toàn bộ thị trường. Mỗi sự thay đổi về giá cả, mẫu mã sản phẩm đều có những tác động đến các doanh nghiệp khác trong nhóm buộc họ phải có sự phản ứng lại để bảo vệ thị phần của mình.

Số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất tương đối lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ

có được ảnh hưởng tương đối đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng mình

Số lượng người bán trong nhóm thường khá ít. Khoảng từ hai công ty trở lên. Không có giới hạn chính xác cho số lượng doanh nghiệp trong một nhóm độc quyền, những con số này  phải đủ thấp để các hành động của một công ty có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên các công ty khác.

Rào cản ra nhập thị trường

Với cạnh tranh độc quyền, việc ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường khá là đơn giản để không có sự thông đồng cũng như cố định về giá hoặc phân chia thị trường cho nhau.

Thế lực độc quyền của các doanh nghiệp độc quyền nhóm rất lớn do đó các doanh nghiệp mới [tiềm tàng] khó hoặc không thể gia nhập ngành. Các doanh nghiệp nếu muốn gia nhập thị trường thường đối diện với các rào chắn như: độc quyền về bằng phát minh sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, thương hiệu, khả năng sản xuất thừa …

Với những chia sẻ trên của TheBank, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về thị trường cạnh tranh nhóm hiện nay.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Video liên quan

Chủ Đề