Cách tính phụ cấp thâm niên như thế nào

Trường tôi có một giáo viên mầm non mới chuyển đến trường, cô vào ngành 15/8/2012. vậy hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo [.....]

Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

Câu hỏi của bạn:

     Trường tôi có một giáo viên mầm non mới chuyển đến trường, cô vào ngành 15/8/2012 và đóng bảo hiểm xã hội từ thời gian này, giáo viên hệ cử tuyển. Không có hướng dẫn tập sự, không có ký hợp đồng lần đầu mà ký hợp đồng lao động 12 tháng, đến nay đã ký hợp đồng không xác định thời hạn. Tính đến thời điểm này hơn 60 tháng, vậy cách tính thâm niên cho cô giáo có phải bắt đầu 15/8/2017 là được 5% vì không có thời gian hướng dẫn tập sự.

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

     1. Hướng dẫn thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

      Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện tính phụ cấp thâm niên nhà giáo:

     “1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

      Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm [60 tháng] thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

      2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

      a] Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

      b] Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”

      Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên quy định:

      “1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

       a] Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

       b] Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập [đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập];

       c] Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu [nếu có];

       d] Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

      đ] Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.”

      Theo quy định pháp luật, đối với nhà giáo có thời gian giảng dạy từ đủ 05 năm [60 tháng] thì được hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên được tính bằng tổng thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục tại cơ sở giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và các thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian giảng dạy. 

      Như thông tin bạn trình bày, ở trường của bạn có một giáo viên nữ mới chuyển đến tham gia giảng dạy từ 15/08/2012 và đóng bảo hiểm xã hội từ đó đến giờ. Do vậy, thời gian hưởng phụ cấp thâm niên của người giáo viên nữ này được tính từ 15/08/2017 là 5% do người giáo viên nữ này thuộc hệ cử tuyển nên tham gia giảng dạy từ 15/08/2012 luôn mà không phải tham gia tập sự.

Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

     2. Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

     Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên:

     “Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm [60 tháng] thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

      Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng

x

Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng

     Theo quy định pháp luật, nhà giáo tham gia giảng dạy từ đủ 5 năm [60 tháng] thì được hưởng phụ cấp thâm niên 5%, sau đó mỗi năm [đủ 12 tháng] thì được tăng thêm 1%.

     Như thông tin bạn trình bày, từ 15/08/2017 người giáo viên nữ này được 5% phụ cấp thâm niên. Như vậy, từ ngày 15/08/2017 mức tiền phụ cấp thâm niên của người giáo viên này = [hệ số lương theo ngạch + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có] x 1.300.000 x 5%.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Ông Nguyễn Đức Chính [Hải Dương] đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên của Chính trị viên quân sự cấp xã là Bí thư Đảng ủy, cụ thể như sau: Mức lương hiện hưởng là 3,33; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Bí thư là 0,3; phụ cấp chức vụ chỉ huy của Chính trị viên là 357.600đ; thời gian công tác là 10 năm. Vậy, phụ cấp thâm niên 1 tháng sẽ là: [3,33 0,3] x 10% x 1.490.000đ hay [3,33 x 1.490.000đ x 10%] [357.000đ x 10%].

Ông Chính hỏi, cách tính phụ cấp thâm niên như nào là đúng?

Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng  trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định “Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thờỉ gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên”.

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ, quy định:

“Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm [đủ 60 tháng] công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%”.

Đối chiếu với các quy định pháp luật về Dân quân tự vệ nêu trên thì Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự xã do bí thư đảng ủy xã đảm nhiệm có 10 năm công tác, được hưởng 10% thâm niên, cách tính phụ cấp thâm niên cho đồng chí Chính trị viên trên như sau:

Lương cơ sở x Hệ số mức lương hiện hưởng [Bí thư đảng ủy là 3,33] 357.600đ phụ cấp chức vụ chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự xã = Cộng tổng các khoản x 10% thâm niên = Số tiền thâm niên được hưởng.

Chinhphu.vn


Toàn văn Bảng lương giáo viên, giảng viên áp dụng từ 01/7/2019

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Mức phụ cấp thâm niên

Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 68 có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.

Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm [gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập], mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.

Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm [11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên], mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.

Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm [24 tháng], sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm [10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự], mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng X 1.490.000 đồng X Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

Hữu Phạm

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề