Văn bản bàn về nhân vật thánh gióng thuộc dạng văn bản nào

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Trích từ Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.

b. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "vẻ đẹp giản dị, gần gũi"): Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật Thánh Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “làm nên Thánh Gióng”): Phân tích, bình luận, chứng minh vẻ đẹp của nhân vật.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của nhân vật Thánh Gióng.

c. Thể loại: Văn bản nghị luận.

d. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã bàn luận thấu đáo về ý nghĩa và vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng trong nền văn chương của nước nhà.

b. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

Sơ đồ tư duy đoạn trích "Bàn về nhân vật Thánh Gióng":

Văn bản bàn về nhân vật thánh gióng thuộc dạng văn bản nào

                                                                                                                              Loigiaihay.com

Tóm tắt văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng lớp 6 với các đoạn văn mẫu hay, ngắn và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 6.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Tóm tắt Bàn về nhân vật Thánh Gióng lớp 6

  • Tóm tắt văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng
  • Tóm tắt Bàn về nhân vật Thánh Gióng
  • Tóm tắt nội dung văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Đề bài: Hãy tóm tắt nội dung văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)

Câu 4 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường. Sự phi thường ấy thể hiện không chỉ ở sự ra đời thần kì, mà còn ở sức mạnh thể lực và tinh thần to lớn của Gióng. Người anh hùng phi thường ấy sinh ra ở làng Gióng, lớn lên và chiến đấu vì dân tộc. Vậy nên Gióng chính là người anh hùng của nhân dân, của đất nước. Ở anh, chứa đựng và bộc lộ nguồn sức mạnh khổng lồ của nhân dân ta trong cuộc chiến chống giặc giữa nước. Đó là nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà chỉ khi đất nước lâm nguy mới hiện ra một cách mãnh liệt.

Tóm tắt Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã nói về Thánh Gióng - một người anh hùng phi thường. Người anh hùng ấy sinh ra kì lạ, lớn lên nhanh chóng, có sức mạnh to lớn và mạnh mẽ. Bằng sức mạnh ấy, Gióng chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại hòa bình cho dân tộc. Thế nên, anh ấy chính là người hùng của dân tộc, của nhân dân. Anh sinh ra từ đất nước, lớn lên từ cơm gạo, tình yêu thương của buôn làng. Ở bên trong hình tượng Thánh Gióng chính là nguồn sức mạnh vô tận của người dân đất Việt. Đó là sức mạnh của lòng yêu nước, của sự đoàn kết, của sự kiên cường, bất khuất. Tất cả vẫn luôn chảy như một dòng nước ngầm, chỉ chờ kẻ thù xuất hiện là sẽ bộc phá mạnh mẽ. Giống như Thánh Gióng chỉ chờ đến khi giặc ngoại xâm xuất hiện, mới trưởng thành để thực hiện sứ mệnh của mình.

Tóm tắt nội dung văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản bàn về người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Ở người anh hùng đó hội tụ đầy đủ những đặc điểm phi thường và thể hiện lí tưởng của người dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó thể hiện qua sự ra đời kì lạ và sức mạnh thể lực to lớn của Gióng. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể lấn át hết được nét trần thế trong con người Thánh Gióng. Chính những chi tiết về nơi sinh ra, quá trình lớn lên, chiến đấu của Gióng đã góp phần khẳng định rằng đây là người anh hùng của nước Việt, của muôn dân. Từ trong hình tượng người anh hùng Thánh Gióng, chúng ta nhìn thấy được sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến giữ nước. Nguồn sức mạnh ấy là kết tinh của tình yêu nước, tình đoàn kết, tinh thần kiên trì, bất khuất. Cũng như Gióng khi đất nước lâm nguy mới trưởng thành và đánh giặc. Thì nguồn sức mạnh thần kì ấy chỉ hiện lên khi đất nước cất lời kêu gọi.

-------------------------------------------------

Ngoài bài Tóm tắt văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióngtrên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

  • Tài liệu học tập lớp 6
  • Kết nối tri thức với cuộc sống THCS: Giáo án, tài liệu dạy và học miễn phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

* Chuẩn bị đọc

Em đã đọc truyện Thánh Gióng trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về nhân vật Thánh Gióng.

- Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết.

- Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. 

- Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Điều gì đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng?

- Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mười hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. 

- Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. - Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Văn bản bàn về nhân vật thánh gióng thuộc dạng văn bản nào

Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

Quê quán: Thanh Hóa.

Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.

2. Tác phẩm

Thể loại: Nghị luận văn học.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Xuất xứ: Trích Bình giảng truyện dân gian (2001).

II. Đọc hiểu văn bản

1. Ý kiến: Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Lí lẽ, bằng chứng

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lý tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Bằng chứng 1: Những chi tiết kì ảo.

+ Thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng.

+ Sức mạnh của thể lực và tinh thần, ý chí: Nhổ từng bụi tre dằng ngà để truy kích, đánh giặc.

- Lí lẽ 2: Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế,

- Bằng chứng:

+ Nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, cụ thể, xác định.

+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

3. Khẳng định lại vấn đề: Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên họa.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bàn về nhân vật Thánh Gióng khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Nghệ thuật

Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và bằng chứng xác thực.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

2. Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình và điền vào bảng.

- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lý tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

- Bằng chứng 1: Những chi tiết kì ảo.

+ Thể hiện qua những chi tiết về sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng.

+ Sức mạnh của thể lực và tinh thần, ý chí: Nhổ từng bụi tre dằng ngà để truy kích, đánh giặc.

- Lí lẽ 2: Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế,

- Bằng chứng:

+ Nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, cụ thể, xác định.

+ Thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

3. Trong đoạn văn sau, câu nào thê hiện lí lẽ, câu nào thể hiện bằng chứng?

“Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Giỏng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên."

Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

Câu thể hiện bằng chứng là: Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

4. Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

Thánh Gióng là một nhân vật phi thường thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Điều đó được thể hiện từ sự thụ thai thần kì của mẹ Gióng, ướm thử bàn chân vào vết chân khổng lồ và bà đã mang thai nhưng mười hai tháng sau bà mới sinh ra Gióng. Gióng 3 tuổi vẫn chưa lớn cứ như đứa trẻ một tuổi. Ở Gióng thấy được cả thể lực và ý chí chiến đấu phi thường. Khi chưa có giặc Gióng chỉ là  đứa trẻ nằm im không biết nói, không cười. Khi nghe tiếng gọi của non sông, Gióng lớn nhanh như thổi và cất lời nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc Ân. Đánh thắng trận, Gióng đã bay về trời.

5. Có ý kiến cho rằng: Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.