Tư duy chuỗi là gì

Tư duy Phân tích và Tư duy Trực giác 2 kỹ năng mềm không thể thiếu cho nhà quản trị

Nói về Tư duy Phân tích chúng ta nghĩ tới kỹ năng chuyên môn cũng như kiến thức nền tảng mà nhà quản trị thường sử dụng để đưa ra quyết định. Phương pháp thực hiện được dựa trên sự tính toán logic, phân tích các số liệu khảo sát thị trường cụ thể.

Ở chiều ngược lại, Tư duy Trực giác lại một kỹ năng mềm mà các quyết định được đưa ra chỉ nhờ cảm tính, kinh nghiệm và suy nghĩ trực quan của nhà lãnh đạo tại một thời điểm nhất định nào đấy.

Vậy, Tư duy Phân tích và Tư duy Trực giác có vai trò quan trọng như thế nào tới sự thành công của nhà quản trị doanh nghiệp?

Tư duy Phân tích

Theo Charles Wilson định nghĩa thì Tư duy Phân tích là một chuỗi các kỹ năng giải quyết vấn đề và phản biện vấn đề sẽ giúp cho những người làm việc trong các doanh nghiệp tự chủ tốt hơn những kỳ vọng của mình, xoay xở tốt hơn trong nhiều tình huống của một sự việc, tự tin hơn khi tham gia thảo luận một vấn đề và cảm thấy vui vẻ hơn trong công việc.

Từ việc tổng hợp số liệu thống kê và đưa ra những lập luận logic, Tư duy Phân tích giúp nhà quản trị đưa ra được quyết định một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, chính vì cần sự đầy đủ trong các dữ liệu thống kê trước khi ra quyết định, mà tư duy phân tích cũng có những hạn chế của nó. Với một số ngành mà số liệu thống kê thị trường bị thiếu hụt hoặc không có sự update cập nhật kịp thời, thì việc đưa ra quyết định sẽ gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu cũng sẽ làm cho quy trình ra quyết định kéo dài hơn. Đôi khi dẫn tới tình trạng doanh nghiệp có thể bị vuột mất cơ hội kinh doanh.

Tư duy Trực giác

Để giảm thiểu những hạn chế trong quy trình ra quyết định dựa trên tư duy phân tích, các nhà quản trị thường dựa vào cảm tính và suy nghĩ trực quan của cá nhân để đi tới quyết định trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Chúng ta gọi là Tư duy Trực giác.

Theo thống kê, có 75% các nhà lãnh đạo trong top 100 các doanh nghiệp thành công nhất thế giới thường xuyên sử dụng Tư duy Trực giác thay vì Tư duy Phân tích trong những quyết định quan trọng của mình. Điều này càng được khẳng định hơn thông qua hàng loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chỉ số EQ [Emotional Quotient] mới là yếu tố quyết định tới sự thành công của các nhà quản trị.

Tư duy Trực giác có thể học?

Chúng ta nghĩ rằng Tư duy Trực giác thuộc về bản năng của mỗi con người, tuy nhiên, đây là mà một kỹ năng mềm mà chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện và phát triển theo thời gian được. Tại số trường đại học quốc tế, các sinh viên đã và đang được học hàng loạt các kỹ năng năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện, kỹ năng tư duy logicCác kỹ năng này sẽ bổ trợ làm tăng sự nhạy bén trong tư duy của các bạn trước những vấn đề gặp phải trong kinh doanh.

Thực ra, khi ta nói về Tư duy Trực giác, không phải các nhà quản trị hoàn toàn chỉ đưa ra quyết định dựa trên cảm tính. Họ sử dụng trực quan nhưng cũng cần dựa trên những vốn hiểu biết sâu sắc và có sự phân tích, lập luận nhất định thông qua tham khảo số liệu thống kê cụ thể. Sử dụng tư duy theo trực giác sẽ giúp họ nắm bắt cơ hội và giải quyết những thách thức một cách nhanh chóng hơn.

Chính vì vậy, áp dụng và kết hợp khéo léo cả 2 tư duy này vào từng thời điểm khác nhau sẽ giúp các nhà quản trị dễ dàng đi tới được những quyết định đúng đắn và kịp thời nhất.

Các tin khác

4 điều về Hệ sinh thái Giáo dục toàn cầu của ERC bạn chưa biết

Suy nghĩ tích cực chìa khóa thành công trong kinh doanh và cuộc sống

4 tố chất sau chứng tỏ bạn có suy nghĩ như một nhà khởi nghiệp

Sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị gì để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các tập đoàn đa quốc gia?

Video liên quan

Chủ Đề