Vì sao khi mới sinh ra con người có 300 chiếc xương, nhưng đến khi trưởng thành chỉ còn 206 chiếc

Vì sao cơ thể người trưởng thành có 206 xương nhưng trẻ sơ sinh lại có tới 300 xương?

AdminNoPro Send an email
0 2 2 phút

Khi mới sinh ra, cơ thể của trẻ có khoảng 300 xương, nhưng khi trưởng thành con số này chỉ còn có 206. Trong khi trẻ em và người lớn đều có những loại xương giống nhau như mỗi tay có một chiếc xương tay, mỗi đùi có một chiếc xương đùi. Vậy, tại sao khi trưởng thành số xương của con người lại ít đi?

Để biết tại sao trẻ em có nhiều xương hơn người lớn, các bạn hãy nhìn vào hai bức ảnh chụp xương cánh tay của trẻ em và người lớn dưới đây.


Xương cánh tay của trẻ em [bên trái] và xương cánh tay của người lớn [bên phải].

Bạn đang xem: Vì sao cơ thể người trưởng thành có 206 xương nhưng trẻ sơ sinh lại có tới 300 xương?

Trong bức hình chụp xương cánh tay của trẻ em [bên trái], 2 khúc xương được đánh dấu màu vàng là hai phần của cùng một chiếc xương. Phần được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh ở giữa hai khúc này là một thành phần mềm và đàn hồi giống cao su, được gọi là đĩa sụn. Đây là nơi xương phát triển khi em bé dần trưởng thành. Đĩa sụn này sẽ bắt đầu vôi hóa [biến thành xương] khi trẻ dần đến tuổi dậy thì và dần hợp 2 mảnh xương thành một mảnh duy nhất. Chính điều này giúp chúng ta cao lên sau tuổi dậy thì.

Bài viết gần đây
  • Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào? Đến năm nào kết thúc?

  • Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán Phòng GD&ĐT quận Ba Đình năm học 2019 – 2020

  • Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng

  • Giải bài tập SGK Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang

Quan sát tấm hình xương cánh tay của người lớn khi đĩa sụn đã thành xương [ảnh bên phải], ta thấy rằng khi xương phát triển, nó phát triển nhiều hơn ở hai đầu nơi có đĩa sụn thay vì ở giữa.

Tất cả các loại xương trên cơ thể trẻ em, bao gồm cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân… đều phát triển như vậy. Chính vì vậy mà số lượng xương của trẻ em nhiều hơn so với người lớn.

Một ví dụ cụ thể khác là hộp sọ. Xương sọ của trẻ trong bụng mẹ được chia thành nhiều phần khác nhau, điều này giúp cho đầu của trẻ dễ dàng ra ngoài trong quá trình sinh nở. Sau đó qua thời gian những phần xương này sẽ kết hợp lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chắc chắn hơn để bảo vệ não ở bên trong.

Tóm lại, trẻ em có nhiều xương hơn người trưởng thành bởi chúng cần phải lớn lên. Trong quá trình lớn lên, các xương dính vào nhau khiến số lượng xương bị giảm. Và qua tuổi trưởng thành, lớp đĩa sụn tiếp hợp đã hết nên chúng ta khó có thể cao thêm. Nhưng độ cứng và độ dày của xương vẫn sẽ tiếp tục phát triển nên chúng ta vẫn có thể khỏe hơn.

  • 18 sự thật thú vị về cơ thể con người khiến bạn phải thốt lên “thật kỳ diệu”
  • 5 bộ phận cơ thể người trở nên thừa thãi và vô dụng do tiến hóa
AdminNoPro Send an email
0 2 2 phút

1. Bộ xương trẻ sơ sinh có bao nhiêu cái?

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Một sự thật khó tin đó là những đứa trẻ sơ sinh lại có số xương nhiều hơn người lớn. Những chiếc xương đó đang phát triển và thay đổi hình dạng mỗi ngày.

Ước tính bộ xương trẻ sơ sinh có khoảng 300 chiếc xương. Mặc dù xương có vẻ ngoài cứng nhưng chúng thực ra được tạo thành từ mô sống và canxi. Chúng trải qua quá trình tích tụ cũng như thải bỏ trong suốt cuộc đời của bạn.

Nếu bạn đã từng nhìn thấy một bộ xương hoặc hóa thạch thật trong viện bảo tàng, bạn có thể nghĩ rằng tất cả những bộ xương ấy đều đã chết. Khác với những bộ xương bạn nhìn thấy bên ngoài, các xương tạo nên bộ xương của bạn đều rất “sống động”, luôn phát triển và thay đổi giống như các bộ phận khác của cơ thể.

Hầu hết các xương được cấu tạo từ một số lớp mô, bao gồm:

  • Màng xương: Bề mặt bên ngoài của xương được gọi là màng xương. Đó là một lớp màng mỏng, chứa các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng xương.
  • Xương đặc: Phần này nhẵn và rất cứng. Đó là phần bạn thấy khi nhìn vào bộ xương.
  • Xương xốp: Trông giống như một miếng bọt biển. Xương xốp không cứng như xương đặc nhưng nó vẫn rất khỏe.
  • Tủy xương: Tủy xương giống như một lớp thạch dày và công việc của nó là tạo ra các tế bào máu.

Quá trình phát triển xương được gọi là quá trình hóa xương. Nó thực sự bắt đầu vào khoảng tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi thai. Mặc dù vậy, khi mới sinh, nhiều xương của bé được cấu tạo hoàn toàn bằng sụn, một loại mô liên kết cứng nhưng linh hoạt. Một số xương của trẻ có một phần được làm bằng sụn để giúp giữ cho bé dễ vận động và phát triển.

Sự linh hoạt đó là cần thiết để những đứa trẻ đang lớn có thể cuộn tròn trong không gian hạn chế của bụng mẹ trước khi chào đời. Nó cũng giúp mẹ và bé dễ dàng hơn khi quá trình sinh nở diễn ra.

Tủy xương giống như một lớp thạch dày và công việc của nó là tạo ra các tế bào máu.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề