Trình bày cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn kết của vở kịch hồn trương ba, da hàng thịt

Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn trích hồn Trương Ba da hàng thịt Ngữ Văn 12Bình chọn:Không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạnkết nói riêng. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bâygiờ.Quan niệm “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi...Hãy chỉ ra quan niệm khác nhau của Trương Ba và Đế Thích - Ngữ Văn 12Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu) - Ngữ Văn 12Hàm ý nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đối thoại hồn Trương Ba và xác anh...Xem thêm: Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt - Lưu Quang Vũ Học trực tuyến Môn Văn họcGỢI ÝKhông chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chungvà đoạn kết nói riêng. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực tronglối sống lúc bây giờ.Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thíchhưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đãtừng cảnh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn".Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo thíchđáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiệncủa chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệXem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nghi-cua-anh-chi-sau-khi-doc-doan-trich-hon-truong-ba-da-hang-thitngu-van-12-c30a19477.html#ixzz5n4FKvZIh

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt – Lưu Quang Vũ – Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn trích hồn Trương Ba da hàng thịt. Không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng.

GỢI Ý

   Không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.

   Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thổ thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cảnh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”.

   Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

Quảng cáo

   Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình. Đây cũng là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha  hóa do danh và lợi.

   Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

GỢI Ý

   Không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.

   Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thổ thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cảnh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”.

   Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

   Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình. Đây cũng là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha  hóa do danh và lợi.

   Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học

Trong cuộc sống, con người thường mưu cầu hạnh, mưu cẩu an vui, ước ao những điều tốt lành, khao khát thành công và có vị trí trong xã hội. Đôi khi con người vì những điểu phù phiếm ấy mà biến mình trở thành một kẻ qụỵ lụy, dần dần đánh mất chính mình. Sống là chính mình đã trở thành vấn để có ý nghĩa muôn thuở, bởi lẽ đâu ai muốn mình trở thành một bản sao? Đâu ai muốn mình bước đi theo lối mòn của người khác hay 0 ép mình theo một khuôn mẫu nào đó mà mình ngưỡng mộ? Bi kịch đau đớn nhất có lẽ là bi kịch sống không được là chính mình! Trương Ba – nhân vật chính trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – của Lưu Quang Vũ đang rơi vào bi kịch đó. Trong làng sân khấu đương đại Việt Nam, Lưu Quang Vũ như một loài cây có cái bóng xum xuê, cội rễ vững chắc. Ông được coi là hiện tượng đặc biệt của sân khấu. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch xuất sắc của Lưu Quang Vũ, được viết năm 1981, đến năm 1984 được trình diễn trên sân khấu, nhanh chóng tạo được thiện cảm đối với người xem. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lí và nhân sinh sấu sắc. Đoạn kết vở kịch là đoạn văn ngọt ngào, đầy chất thơ, một kết thúc đẹp cho cuộc đời của nhân vật chính. Trong những vở kịch được trình diễn, phần kết kịch bao giờ củng là phẩn đáng mong chờ, để lại dư vang trong tâm khảm người đọc, người xem. Xuôi dòng kịch nói Việt Nam, có cái kết bi phẫn, đau thương như Vũ Như Tô hay hào hùng, hoành tráng như Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng; có cái kết trĩu nặng lòng người, buồn đến tê tái như Bao giờ sông cạn do nghệ sĩ Hạnh Thúy cảm tác từ truyện ngắn Dòng nhớ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sân khấu Hoàng Thái Thanh biên tập. Và cũng có cái kết thơ mộng, dịu nhẹ, trong trẻo như Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Trong vở kịch này, Trương Ba là nhân vật có hoàn cảnh éo le, bi đát. Ồng là người làm vườn, sống nhân hậu, yêu thương mọi người, chẳng may quan trời tắc trách mà Trương Ba đã chết một cách vô lí. “ Thiện ỷ” sửa sai của tiên cờ Đế Thích đã vô tình đẩy Trương Ba vào nghịch cảnh trái ngang: linh hồn trong sạch của Trương Ba phải trú ngụ trong thân xác thô lỗ, phàm tục của anh hàng thịt. Cuộc sống “bền trong một đằng, bên ngoài một nẻo” đó khiến hổn Trương Ba dần dần đổi thay, cả về sở thích lẫn hành vi. Thông qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn vê’ nhân vật này. Ý thức được sự tha hóa của bản thân, hổn Trương Ba quyết định chống trả lại bằng cách rời khỏi thân xác, sống đơn lẻ, không phụ thuộc vào xác thịt “âm u, đui mù” của anh hàng thịt. Bởi lẽ sống trong xác hàng thịt, Trương Ba không được một phút giây yên ổn nào bên người thân. Khát vọng thoát xác để được sống đúng với bản chất của mình dẫn Trương Ba đi đến quyết định cuối cùng dù đau đớn nhưng cao thượng. Trương Ba chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, vẹn nguyên, chấp nhận không nhập vào xác của bất kì ai để “Không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Màn kết của vở kịch thấp thoáng linh hồn của Trương Ba trong không gian vườn tược, cửa nhà, trong không gian tâm lí của những người thân thuộc sau khi Trương Ba chọn cái chết. Những dòng dẫn dắt của Lưu Quang Vũ đưa người đọc vào bức tranh thiên nhiên đẹp như thơ ca, như cổ tích. Hình ảnh khu vườn đầy cây xanh, “rung rinh ánh sáng” – khu vườn Trương Ba đã từng dốc sức chăm bón mỗi cành cây, mỗi quả ngọt, khu vườn của yêu thương, của những kỉ niệm về Trương Ba tổn tại trong sâu thẳm lòng người. Cảnh cu Tị ôm chẩm lấy mẹ, người mẹ “cuống quýt vuốt ve con” trông thật ấm áp làm sao. Trương Ba đã chết thật, một cuộc giã từ nhẹ nhàng nhưng chính Trương Ba đã cầu xin cho cu Tị – đứa trẻ vừa mới chết vì ốm nặng – được sống lại, bởi mất đứa con người mẹ không tài nào sống được. Đứa con là tất cả đối với người mẹ, những thứ khác chẳng đáng là gì. Sau khi Trương Ba rời khỏi xác hàng thịt, cuộc sống đã trở về với nhịp điệu chậm rãi, chan hòa tình người, ấm nồng hạnh phúc. Văng vẳng bên tai lời gọi của vợ Trương Ba – người phụ nữ hiển hậu, đảm đang đã từng mất lòng tin vê’ Trương Ba, sau khi bi kịch được giải thoát, hình ảnh Trương Ba nhân hậu, hiển từ lại trở về trong lòng người vợ yêu thương. Người vợ gọi chổng: “Ông ở đâu? Ổng ở đâu?” giống như những lần Trương Ba đi làm vườn, chiểu chiều vợ gọi vào quây quần bên nồi cơm mới thổi. Cảnh tượng ấy thật đẹp đẽ, ấm áp xiết bao. Trương Ba vẫn là “ông Trương Ba làm vườn” của những ngày xưa ấy, để lại thật nhiều kỉ niệm trong tim người còn sống trên đời. Bóng Trương Ba chập chờn xuất hiện giữa màu xanh cây vườn. Hình ảnh Trương Ba trước sau vẫn vậy, vẫn gắn chặt với khu vườn xanh non mơn mởn, với bao trái ngọt hoa thơm, với những điều bình dị, mộc mạc mà nặng nghĩa nặng tình. Lời đáp của Trương Ba thật chân tình, da diết, chan chứa tình yêu thương vốn có trong con người nhân hậu này: “Tổ/ đây bà ạ”. Chưa bao giờ Trương Ba ngừng yêu thương người vợ bao dung của mình, có chăng là vì sống trong xác anh hàng thịt nên Trương Ba khác đi trong mắt bao người chứ thực sự lòng Trương Ba vẫn trước sau như một, không hề đổi thay. Trương Ba chết thật! Thể xác Trương Ba đã tan rã tự bao giờ trong lòng đất quê hương. Nhưng hồn Trương Ba vẫn sống, hình bóng Trương Ba không vĩnh viễn mất đi mà hóa thân vào các sự vật thân thương, được mọi người nâng niu, trân trọng. Trương Ba “vẫn ở liền” ngay bên người vợ của mình. Trên cái bậc cửa nhà có bóng hình Trương Ba dõi mắt theo cái Gái, theo những người thân thuộc. Trương Ba trong ánh lửa bập bùng gian bếp mỗi lúc vợ nấu cơm. Ánh lửa của yêu thương, chắt chiu, ánh lửa của sự sống vĩnh hằng không bao giờ dập tắt, Trương Ba hóa thân vào chiếc cầu ao quê nhà, trong cái cơi đựng trầu tình nghĩa vợ bưng ra mỗi khi có khách đến thăm. Miếng trầu là đầu câu chuyện, Trương Ba đã sống trong nghĩa tình cao quý, trong những điểu tốt đẹp của cuộc đời. “Không phải mượn thân ai cả”, Trương Ba đang tồn tại với linh hồn độc lập, sống là chính mình, yêu thương và nhận lại thương yêu. Một cuộc ra đi thanh thản, Trương Ba vẫn tổn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân thuộc của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời. Trong câu chuyện của cái Gái với cu Tị có bóng dáng Trương Ba. Cái Gái kể vê’ cây na “ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm! Ta ăn chung nhé!” Cây na là biểu tượng của những điểu tươi đẹp, xanh tốt mà Trương Ba để lại trên cuộc đời. Quả na mà đôi bạn ăn chung tượng trưng cho sự sẻ chia, đồng cảm, đó là những bài học vô cùng cao quý mà Trương Ba đã dạy đứa cháu yêu thương của mình để mai sau cái Gái lớn lên sẽ trở thành người có ích. Trong kí ức của người cháu gái, ông nội vẫn hiền hậu, nghĩa tình và thân thương như ngày nào. Cái Gái gieo hạt na “Cho nó mọc thành cây mới”, để nó “nối nhau mà lớn lên mãi mãi” như lời dặn của người ông dung dị năm nào. Với đứa cháu, những kí ức về người ông vẫn vẹn nguyên, tươi đẹp, vẫn sống mãi trong lòng. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch, đổng thời Lưu Quang Vũ còn truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp, của sự sống đích thực trên cõi đời này. Miêu tả lại quá trình hổn Trương Ba đi từ bi kịch sống nhờ trong xác thân anh hàng thịt đến quyết định đau đớn mà sáng suốt, Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ cho người đọc thấy tài năng dựng tình huống, xử lí tình huống kịch của ông. Đồng thời, người đọc thấy được vẻ đẹp nhân hậu, sáng suốt, lòng tự trọng và ý thức cao độ về ý nghĩa đích thực của cuộc sống nơi Trương Ba. Nhân vật của Lưu Quang Vũ đã chọn cái chết để hình ảnh đẹp của mình mãi tồn tại trong tâm tưởng mọi người, qua đây, Lưu Quang Vũ đưa ra một quan niệm nhân sinh sâu sắc: Được sống là đáng quý, nhưng được sống là chính mình thì lại càng quý giá hơn. Đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách là cuộc đấu tranh chính nghĩa và cần thiết.

Đoạn kết kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã để lại âm vang ngọt ngào trong tâm hồn bao người. Rõ ràng khát vọng được sống là chính mình, không vay mượn giả tạo, không cố tạo ra cái vỏ bọc cho mình để rồi chết đi trong hình hài của một bản sao dị dạng. Trong cuộc sống, có đôi lẩn ta ước mình giống một ai đó mà ta thẩn tượng, ta buồn bã, chán nản cho thực tại của ta rồi đổ lỗi cho số kiếp an bài. Nhưng ta quên rằng được sống là mình mới thực sự đáng quý. Mỗi người là một sắc màu, một mảnh ghép của cuộc đời. Mỗi người đem lại cho đời một ý nghĩa, hương sắc riêng biệt để khu vườn thêm muôn vẻ muôn màu. Đừng bao giờ để phai nhạt sắc hương mình rồi khoác lên mình sắc hương người mà mình vừa vay mượn. Có con ốc mượn hổn nào mà không chịu đớn đau?