Trẻ 22 tháng tuổi cao bao nhiêu

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em tư vấn, đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, các bậc cha mẹ cần quan tâm theo dõi chặt chẽ tình trạng chiều cao cân nặng của con. Khi bạn theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ theo từng tháng, bạn sẽ biết được con bạn có bị béo phì không, có bị suy dinh dưỡng không, hay chiều cao có quá thấp so tới tuổi không, để có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ phù hợp. Sau đây là bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 tuổi tới 5 tuổi theo chuẩn Việt Nam mời các bậc phụ huynh tham khảo.

Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé sơ sinh – 5 tuổi

Chiều cao, cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa chính là một trong những câu hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Vì vậy, nhằm giúp các mẹ luôn chủ động trong việc theo dõi sự phát triển của con, các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp bản tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé trong 5 năm đầu đời. Tài liệu này gồm 5 chỉ số về cân nặng: Suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, phát triển bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì và chỉ số chiều cao tối thiểu bé cần đạt.

Trẻ 22 tháng tuổi cao bao nhiêu

Trẻ 22 tháng tuổi cao bao nhiêu

Ý nghĩa giá trị của việc theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh trong việc chăm sóc trẻ

Bé giảm cân sau khi sinh

Từ lúc mới chào đời, tất cả các bé đều giống nhau một điểm, đó là giảm cân sinh lý. Lí do chính là do việc giảm lượng nước trong cơ thể bé (vốn có trong cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ), lượng nước này mất đi qua nước tiểu và phân su. Ngoài ra, do bé phải có thời gian làm quen với cách hấp thụ dinh dưỡng mới, theo đường từ ngoài vào chứ không thông qua nhau thai truyền từ mẹ sang như trước đây. Và nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể bạn cũng cần thời gian để sản sinh ra sữa nữa. Nhiều em bé sụt cân đến 10% trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh và bé sẽ tăng cân trở lại sau 10 ngày tuổi.

Mốc phát triển cân nặng của một đứa trẻ sinh đủ tháng:

Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh. Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm. Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau: 10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh. 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh. 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, bạn đã cho bé ăn đủ chưa là phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời. Thời gian cân như thế nào?

Cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho bé cân 1 lần/tháng. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra “con đường sức khỏe” để tiện theo dõi. Để biết được cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa, bạn có thể tính cân nặng chuẩn của bé theo độ tuổi công thức sau đây:

X = 9,5kg + 2(N-1)

Trong đó: 9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình 1 năm, N là số tuổi. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9,5kg + 2(3-1) = 13,5kg. Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13,5kg.

Những vấn đề về cân nặng của bé cần lưu ý

Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liền, nhưng cân nặng vẫn ở trong giới hạn bình thường có ảnh hưởng gì không?

Trẻ tuy chưa bị suy dinh dưỡng nhưng 3 tháng liền không tăng cân có nghĩa là sự phát triển của trẻ đang bị ngừng lại. Đó là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hay ít tùy thuộc vào nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ.

Nguyên nhân làm cho trẻ không tăng cân có thể là:

– Ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng, ít thức ăn động vật, đậu đỗ, thiếu dầu mỡ không đủ năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển.

– Ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, cần cho trẻ ăn thêm.

– Trẻ bị mắc một bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy.

Hằng tháng trẻ tăng cân nhưng cân nặng vẫn ở dưới giới hạn bình thường thì có đáng lo không?

Hằng tháng trẻ tăng cân có nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường không có gì đáng ngại. Vì vậy, có thể duy trì cách nuôi dưỡng hiện tại nhưng cần chú ý đảm bảo đủ số bữa ăn của trẻ, đủ số lượng và chất lượng mỗi bữa, đồng thời chăm sóc trẻ tốt hơn, quan tâm gần gũi, tình cảm với trẻ để giúp trẻ tiếp tục tăng cân, nhanh chóng đạt được cân nặng ở mức không bị suy dinh dưỡng.

Bé dễ dư thừa cân nặng

Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Ngoài ra, giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân. Nếu bé không tham gia thể dục, thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp… mà dành nhiều thời gian cho xem vô tuyến, chơi điện tử, cũng làm bé thừa cân. Điều quan trọng là theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Như vậy, cha mẹ sẽ phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân để xử trí kịp thời.

Bé ăn nhiều nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng

Tăng cân đều đặn là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy trẻ đang lớn và phát triển tốt. Mỗi trẻ nhỏ cần có một biểu đồ tăng trưởng. Cần đánh dấu sau mỗi lần cân và theo dõi sự thay đổi của trẻ hằng tháng. Nếu trẻ không tăng cân hoặc không tăng trưởng tốt phải đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời, bởi dinh dưỡng còn đóng vai trò quyết định thể trạng của bé. Ngược lại, nếu để cho tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra sẽ kéo theo hàng loạt những hậu quả xấu về tinh thần, trí tuệ và thể chất con người.

Cân nặng của bé tăng giảm thất thường

Nhiều khi cân, đo so với tuổi thì phát hiện là bé đã “trên trung bình” rất nhiều rồi mà cha mẹ vẫn cứ thấy là sao tháng này cháu không lên được “lạng” nào, biếng ăn quá? Thực ra, từ 12 tháng tuổi trở lên, bé sẽ tăng cân chậm lại, mỗi tháng chỉ tăng có 200g thôi. Nhìn chung, nếu bé hầu như không (hoặc chậm) tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng chưa đúng cách. Hơn nữa, có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần. Bạn cần hiểu được nguyên nhân của sự chững lại về cân nặng của bé để có biện pháp thích hợp nhất.

Những nhân tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Có rất nhiều người cho rằng, chiều cao của trẻ là được thừa hưởng từ cha mẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhân tố di truyền quyết định khoảng 60% chiều cao. Vậy ngoài yếu tố di truyền ra, còn có những nhân tố nào gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nữa?

Trẻ 22 tháng tuổi cao bao nhiêu

Nhân tố di truyền

Các chuyên gia cho rằng nhân tố di truyền quyết định đến 60% chiều cao của con người, như thế cũng có nghĩa là chiều cao của bố mẹ ảnh hưởng đến chiêù cao của trẻ. Thông thường thì bố mẹ thấp thì con cái cũng sẽ thấp, còn bố mẹ cao thì con cái cũng sẽ cao. Hiện nay người ta cũng chưa tìm ra cách nào để thay đổi được nhân tố di truyền.

Tình trạng dinh dưỡng

Tầm vóc của trẻ không ngừng phát triển cũng làm tăng số lượng tế bào trong tổ chức cơ cấu tạo nên tổ chức cơ thể, nhất định phải hấp thu một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài, nhất định phải đủ protein và nhiệt lượng.

Ngoài ra, chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của bộ xương, mà sự phát triển của bộ xương thì ngoài protein ra còn rất nhiều các loại muối vô cơ có liên quan, trong đó có vitamin D, canxi, photpho, kẽm là quan trọng hơn cả, đảm bảo cho bé có một chiều cao lý tưởng. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, nếu nhiệt lượng, protein, muối vô cơ được cung cấp đầy đủ, tốt thì cơ lợi cho chiều cao. Còn nếu nhiệt lượng, protein, các chất muối vô cơ trong một thời gian dài, sự sinh trưởng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Đồng thời nếu thiếu đi chất kẽm, cơ thể bé sẽ yếu và xương không được cứng chắc.

Các loại bệnh tật

Các loại bệnh tật bẩm sinh và thứ phát sau khi sinh như bệnh đau tim bẩm sinh, hen suyễn, đau dạ dày,…cũng đều là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của chiều cao của trẻ.

Vấn đề thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của bộ xương trẻ. Những đứa trẻ tích cực tham gia hoạt động thể thao thường cao hơn một chút so với những đứa trẻ không thích hoặc lười vận động. Bởi vận động giúp hệ tuần hoàn ổn định, cải thiện và giúp xương phát triển tốt hơn.

Do học tập quá căng thẳng, thói quen thích những trò chơi ở trạng thái tĩnh như đọc sách, chơi game hoặc không gian sống quá chật hẹp sẽ không thuận tiện cho việc luyện tập cơ thể.

Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất là 1 giờ mỗi ngày, các hình thức vận động có thể là đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, chơi cầu lông, đi xe đạp, bơi lội, giúp mẹ làm việc nhà, leo cầu thang…

Không có điều kiện để tiếp xúc nhiều ánh nắng: cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ.

Tuỳ theo từng lứa tuổi bạn nên lựa chọn cho trẻ những loại hoạt động phù hợp để trẻ phát triển một chiều cao lý tưởng.

Tình trạng giấc ngủ

Não bộ là bộ phận vô cũng quan trọng, nó đảm bảo cho trẻ sự phát triển bình thường và ổn định về mọi mặt. Chính vì thế chúng ta phải luôn chú ý cho não được nghỉ ngơi, không nên quá sức. Đối với trẻ em cũng vậy, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng và nó ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

Từ lúc mới sinh ra trẻ thường ngủ 22 tiếng; từ 2 – 6 tháng tuổi cho bé ngủ từ 15 – 18 tiếng một ngày; từ 6 – 18 tháng thì nên cho trẻ ngủ đủ từ 13 – 15 tiếng một ngày; trẻ từ 18 tháng – 3 tuổi nên cho ngủ 12 – 13 tiếng một ngày; và trẻ từ 3 – 7 tuổi nên ngủ khoảng từ 11 – 12 tiếng mỗi ngày. Trẻ tiểu học thì tốt nhất nên để trẻ ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất. Vì vậy không nên để trẻ thức quá khuya và không tốt cho sức khoẻ của trẻ mà còn ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ về chuẩn chiều cao cân nặng cho bé trai, bé gái

(Mẹ bé Meo_Mily): Bé nhà em tròn 2 tháng tuổi, sáng nay kỷ niệm 2 tháng cho con cân và đo chiều cao thì bé nặng 7kg, dài 65cm. So sánh với bảng chuẩn chiều cao, cân nặng thì bé bị thừa cân ạ! Giờ em phải làm sao? Bé sinh được 3.5kg, 1m là 5,2kg. Bé bú mẹ hoàn toàn đến 3 tuần tuổi, sau đó em không đủ sữa nên dặm Similac Advanced, sau đổi thành Dialac Optimum. Vì em vẫn hút sữa mẹ cho bé bú nên mỗi ngày bé chỉ phải thêm 60ml-120ml sữa ngoài thôi. Hằng ngày bé vẫn tắm nắng 20p, tập thể dục 15p. Đi ngoài 1-2 ngày/lần, phân đẹp. Giờ hay tin em buồn quá nhưng chẳng biết làm sao. Hẳng lẽ con khóc đòi sữa lại không cho con ăn? Các mẹ có ý kiến gì giúp em với!

(Mẹ lamvinh_87): Con bạn không sao đâu, mẹ trộm mụ sữa tốt quá! Mấy tháng đầu con thường lên kg tốt, nhưng mấy tháng sau sẽ lên kg chậm lại. Con mình tầm tháng như con bạn cũng có chiều cao cân nặng tượng tự như vậy, nhưng đến khi con đc 6,5th, đc 9.8kg thôi. Mình chưa đo nên ko biết con cao bao nhiêu rồi.

(Mẹ Linh cute): Các mẹ ơi, bé em hôm nay đi chích ngừa, được 1 tháng, lúc mới sanh được 3.8kg, mà hôm nay cân có 4.9kg à, tăng có 1.1kg, như vậy là có ít quá ko ạ! Em đang hơi lo ko biết có phải bé tăng cân ít ko, bé bú được 80ml/lần (chỉ bú bình thôi, vì sữa mẹ ít quá), cách 3 tiếng bú 1 lần. Bé đang bú sữa Nan Pro 1, đi tiêu tốt ko táo bón nhưng hình như ko sổ sữa, có nên đổi sữa hay tăng lượng sữa khi bú ko ạ? Bé nhà em cũng thường nấc cục 1 lần/ngày, như vậy là bình thường hay có sao ko ạ? Mọi người cho em lời khuyên với vì mới có bé đầu nên chưa có kinh nghiệm.

(Mẹ donghaihonganh): bé nhà bạn tăng cân như thế là tốt rồi con mình lúc sanh được 3,4kg hôm qua mình cân được 5,4kg vậy là 2 tháng lên có 2kg à

(Mẹ bomeoyeu): Bé nhà mình lúc sinh được 3,4kg, đầy tháng đi tiêm cân được 5,4kg, trộm vía mọi người cứ khen mẹ tốt sữa. Chưa kịp mừng thì sang tháng 2 cân được có 6,1kg, vậy là tăng có 700g. Cân nặng của bé như vậy trộm vía là ổn nhưng mình thấy lo vì bé tăng không đều, không biết có phải do sữa mẹ chất lượng kém đi hay do bé bú ít. Đang cố gắng cải thiện ăn uống một chút, không biết sang tháng 3 bé tăng cân có ổn định không nữa.

(Mẹ Thanh Trúc): Mình ko hiểu sao các mẹ cứ thích con tăng cân nhiều. Mình thấy bs bảo là tăng từ 600gr-1kg là ok rồi. Bé ăn được, lên cân đều (chứ ko phải lên cân nhiều), phát triển các kỹ năng vận động tốt là các mẹ hài lòng được rồi. Mình thấy trong cuốn sổ sức khỏe của bé đều có sơ đồ phát triển chiều cao, cân nặng, nếu bé trong mức tiêu chuẩn trung bình thì các mẹ yên tâm nhé!