Trần thành nam là ai

PGS. TS. Trần Thành Nam cho rằng, việc phân loại, dán nhãn học sinh giỏi, khá, trung bình để làm tiêu chí đánh giá các cơ sở giáo dục có lẽ không còn phù hợp.

“Nếu con không cam kết bỏ thi lớp 10, con sẽ trượt tốt nghiệp. Nếu con chịu học nghề, cô sẽ nâng cho con lên học sinh tiên tiến để có học bạ đẹp”. Đây là nội dung một đoạn tin nhắn được cho là của giáo viên một trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội gửi cho phụ huynh học sinh, làm dấy lên những tranh luận của nhiều bậc phụ huynh.

Mặc dù thông tin cuối cùng chưa được xác thực, nhà trường khẳng định không tư vấn cho học sinh bỏ thi vào lớp 10; Phòng GD&ĐT thì cho rằng có thể do phụ huynh hiểu nhầm dẫn tới thông tin chưa chính xác.

Vậy phía phụ huynh nói gì về những khẳng định trên? Điều đáng nói, nhiều phụ huynh cũng đã bức xúc lên tiếng vì thực tế con của họ bị đối xử không công bằng chỉ vì những áp lực thành tích trong giáo dục.

Dán nhãn học sinh dốt đã là phi nhân văn và phản giáo dục

Dưới góc nhìn của tôi, việc đưa ra nhận định dán nhãn một học sinh “học dốt” đã là phi nhân văn, như một nhát dao cứa vào tim các bạn học sinh và các bậc phụ huynh. Cách nhận định dán nhãn này hoàn toàn không phù hợp với quan điểm giáo dục hiện nay coi trọng “đa trí thông minh”, cho rằng mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn một tài năng.

Chúng ta thường nói với nhau và tâm đắc với bài học là nếu đánh giá năng lực "một con cá bằng khả năng leo cây" của nó thì con cá sẽ sống cả đời với niềm tin chúng là kẻ đần độn và kém cỏi.

Nhưng có lẽ trong thực tế, chúng ta lại vô tình quên mất bài học này khi ứng xử với những đứa trẻ trong đời sống học đường. Chúng ta vẫn đang đánh giá “giỏi - dốt” theo những tiêu chuẩn áp đặt của người lớn với các em.

"Đằng sau điểm số của đứa trẻ có cả thể diện của cha mẹ, có cả uy tín của giáo viên và thành tích của nhà trường. Và chúng ta dẫu có tuyên chiến với bệnh thành tích mạnh mẽ thế nào đi nữa thì cũng không thể triệt để được nếu vẫn giữ những quan niệm đánh giá như thế này".

Trong cuộc đời, chúng ta đều đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn, ai cũng có những khoảnh khắc lo âu, trầm cảm, làm việc không hiệu quả. Con cái chúng ta cũng vậy, cũng có những lúc thành tích học tập đi xuống, chán nản, mất động cơ hứng thú học tập. Cái đó không phải vì các em có năng lực kém mà có thể vì các em đang gặp những khó khăn, gặp tổn thương sức khỏe tâm thần.

Nhiều em chán học cũng chỉ vì mất kết nối với các thầy cô, thầy cô trong mắt các em đối xử thiên vị, không công bằng, không nhân văn, vì vậy em bất hợp tác.

Nếu giáo viên không hiểu những khó khăn, không thông cảm, không nhìn ra được năng lực thật đằng sau thành tích học tập suy giảm thì cô sẽ càng lơ là trách nhiệm, sẽ càng né tránh các bạn bất hợp tác, dán nhãn các em là học sinh yếu kém về học lực và ý thức. Điều này càng làm cho các em tụt lại phía sau.

Ảnh hưởng của bệnh thành tích

Việc phân loại, dán nhãn học sinh giỏi, khá, trung bình để làm tiêu chí đánh giá các cơ sở giáo dục, hay thành tích dạy giỏi của giáo viên có lẽ không còn phù hợp.

Trong nhiều năm, một cách chính thức hay phi chính thức thì ngành giáo dục vẫn lấy kết quả thi vào 10 THPT để đánh giá thi đua các trường, cân nhắc tiêu chí cho việc ưu tiên đầu tư, cất nhắc lãnh đạo. Chính vì vậy, những trường tốt trong tốp đầu cũng sẽ luôn cố gắng giành lấy những học sinh giỏi nhất và loại trừ những học sinh không phù hợp với tiêu chí của Trường.

Chúng ta vẫn lấy kết quả điểm thi vào lớp 10 THPT để đánh giá thi đua đối với giáo viên. Nếu một giáo viên dạy lớp 9 mà tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và thi vào 10 không cao thì có lẽ chính phụ huynh cũng không gửi gắm nhà trường để xin cho con vào lớp đó. Tất nhiên, nhà trường cũng không phân giáo viên đó dạy lớp 9 nếu thành tích điểm số thi vào 10 trên thực tế không cao rồi.

Có thể thấy rằng, đằng sau điểm số của đứa trẻ có cả thể diện của cha mẹ, có cả uy tín của giáo viên và thành tích của nhà trường. Vậy làm sao mà không thành tích cho được. Và chúng ta dẫu có tuyên chiến với bệnh thành tích mạnh mẽ thế nào đi nữa thì cũng không thể triệt để được nếu vẫn giữ những quan niệm đánh giá như thế này.

Sống trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi nền giáo dục công lập chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu học tập của người học thì nền giáo dục tư thục, trường nghề được hình thành và phát triển nhanh để bù đắp vào những nhu cầu thiếu hụt.

Và khi đã có rất nhiều trường tư thục thành lập thì “không trò đố thầy dạy ai” nên các trường cấp 3 tư thục, trường nghề cũng đi tuyển sinh. Họ cũng trả chi phí cho các trường THCS để giáo viên giới thiệu định hướng cho học sinh về các con đường tương lai, do đó làm sao mà định hướng khách quan và vô tư 100% được.

Tư vấn hướng nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức

Để tránh bệnh thành tích, có lẽ chúng ta cần phải đo hiệu quả giáo dục của các nhà trường thể hiện qua sự tiến bộ liên tục của trẻ về các mặt kiến thức, kĩ năng và đạo đức qua từng học kỳ và năm học.

Có nghĩa, thành tích của nhà trường được đánh giá qua giá trị thặng dư sự chênh lệch giữa năng lực, kiến thức, phẩm chất, thái độ hành vi của học sinh từ khi vào trường đến khi ra trường.

Tương tự, đánh giá giáo viên không phải chỉ ở việc luyện ra được bao nhiêu học sinh giỏi trong số các em chăm ngoan có ý thức. Mà các thầy cô cần được đánh giá ở khía cạnh một giáo viên đã chuyển hóa được bao nhiêu học sinh mất động lực hứng thú học tập; gặp khó khăn trong phương pháp học tập bộ môn có lại niềm tin, có lại động lực, xác định lại được con đường tương lai của mình.

Còn liên quan đến việc định hướng tương lai và tư vấn hướng nghiệp, giáo viên cần hiểu rõ hướng nghiệp không phải là một công việc đơn giản và chỉ cần làm vào thời điểm cuối lớp 9 khi các em phải chọn lựa con đường học cấp 3 hay học nghề, mà nó phải được tiến hành trong cả quá trình khi học sinh vào trường THCS để học tập.

Tư vấn hướng nghiệp cũng phải tuân theo các nguyên tắc đạo đức cơ bản đó là thiện tâm và không gây hại, công bằng, chính trực và tôn trọng quyền tự quyết của học sinh.

Hướng nghiệp của các giáo viên chỉ là phân tích một cách khách quan từ những bằng chứng thực tế qua quan sát, qua đánh giá kết quả học tập, qua phân tích yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu, xu hướng xã hội cần thiết cho một nghề nghiệp tương lai để các em có thể hiểu mình, hiểu nghề, hiểu các con đường đi tới thành công và tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về kế hoạch, con đường của bản thân mình.

PGS.TS. Trần Thành Nam nhận bằng Tiến sĩ, chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng tại Trường Đại học Tổng hợp Vanderbilt – Hoa Kỳ.

TS Nam đã có kinh nghiệm thực hành can thiệp trị liệu tại Khoa Tâm bệnh học – Bệnh viện Nhi Trung Ương [2001-2002]; Khoa Tâm thần và Tâm lý Y học – Bệnh viện Quân Y 103 [2003-2004]; Trung tâm Behavioral Health Intellectual Disability Clinic tại trường Vanderbilt University [2010 – 2011]; Hiệp hội Các nhà Tâm thần học Nashville - Associated Psychiatrists of Nashville [2010 – 2011]; Trung tâm thực hành tâm lý tư nhân Joseph McLaughlin [2011-2012]; Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I, Thường Tín, Hà nội [2012-2013]; Trung tâm Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Tư vấn ứng dụng Tâm lý [từ 2013 – nay], One Team One Dream [2016-nay]. TS Nam là chuyên gia tư vấn trị liệu cho tổ chức quốc tế OPTUM tại Việt Nam [2013 – nay]. TS Nam có kinh nghiệm hơn 10 năm giảng dạy bậc sau đại học các chuyên đề về Tâm bệnh học; Đánh giá tâm lý; Đánh giá năng lực trí tuệ; Lý thuyết can thiệp trị liệu; Thực hành can thiệp trị liệu những vấn đề hướng ngoại; Kỹ thuật can thiệp trị liệu tâm lý cho trẻ em. Các hướng nghiên cứu chính gồm thích nghi và định chuẩn các bộ công cụ đánh giá phát hiện sớm; thích nghi và phát triển các chương trình can thiệp phòng ngừa, cho trẻ em và vị thành niên có rối loạn phát triển, các vấn đề hành vi, lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn… TS Nam là chuyên gia phát triển và tập huấn trắc nghiệm đánh giá năng lực nhận thức WISC-IV trong tất cả các khoá đào tạo, là thành viên chủ chốt của chương trình đào tạo ThS và Tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và VTN từ năm 2009, và là người chịu trách nhiệm triển khai chương trình ThS Tham vấn học đường từ năm 2018 thuộc Khoa CKHGD. TS Nam là một diễn giả tích cực tham gia góp ý, phản biện xã hội trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em và cộng đồng. Là khách mời thường xuyên của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước.

Trên đây là ý kiến của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục [ĐHGD- ĐHQG Hà Nội] về quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội vài ngày qua. 

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục [ĐHGD- ĐHQG Hà Nội]. 

Không thể kết luận "Giáo dục lời khuyên" phản tác dụng

Ông nghĩ gì về quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ" đang gây tranh cãi kịch liệt vài ngày gần đây? Là chuyên gia tâm lý, ông có đồng tình với quan điểm đó?

- Thú thực tôi không rõ quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi những ngày gần đây mang hàm nghĩa gì. Tuy nhiên, việc kết luận mang tính thái cực, trắng- đen như vậy, rất khiên cưỡng.

Giáo dục của chúng ta đang dần chuyển đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, người giáo viên thời đại 4.0 hiện tại phải đóng vai trò là người định hướng, người tạo động lực, người gieo mầm cho những khát vọng tuổi trẻ.

Vậy làm thế nào để người lớn có thể định hướng cho các em nếu không có các bài học cuộc sống, những câu nói truyền cảm hứng hoặc những tấm gương người tốt việc tốt? 

- Tôi nghĩ tới trong một số tình huống, lời khuyên có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Ví dụ, người đưa ra lời khuyên không phải là một tấm gương tốt, nói một đằng, làm một nẻo hoặc bản chất của lời khuyên chỉ là cách thức làm lợi mình, hại người, không màng đến các giá trị tích cực của xã hội.

Trên thực tế, chúng ta có thể gặp các tình huống cha mẹ phàn nàn rằng lời khuyên không hiệu quả với gia đình họ, thậm chí phản tác dụng vì cứ đưa ra lời khuyên gì thì đứa trẻ sẽ làm ngược lại 180 độ.

Kể cả khi điều đó xảy ra, cũng không thể kết luận rằng, giáo dục bằng lời khuyên là phản tác dụng mà phải xem xét cách thức đưa ra lời khuyên có đúng không, người đưa ra lời khuyên có phải là tấm gương xứng đáng không, mối quan hệ giữa người đưa ra lời khuyên và người nhận lời khuyên có gần gũi và chân thành với nhau hay không.

Bạn cứ thử tưởng tượng bạn và một đồng nghiệp rất ác cảm với nhau, thường xuyên tranh cãi và căng thẳng với nhau. Hôm nay, đồng nghiệp đó lại đưa cho bạn lời khuyên. Mặc dầu lời khuyên có vẻ có lý và mang tính xây dựng nhưng liệu bạn có háo hức ghi nhận và thực hiện theo không?

Tương tự, cha mẹ giáo dục con bằng lời khuyên, con không nghe, thậm chí làm trái thì không phải là lời khuyên vô dụng mà chính là vì bản chất mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không lành mạnh.

Điều cần làm ở đây không phải là lên án giáo dục bằng lời khuyên mà cần sửa chữa lại mối quan hệ mẹ - con.

Điều cần làm khi dạy trẻ không phải lên án giáo dục bằng lời khuyên mà cần sửa chữa lại mối quan hệ cha/ mẹ - con.

Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu

"Phạt" không nhất thiết phải mắng, chửi hay bạo hành. Nếu phạt có mức độ, chẳng hạn bắt chép nhiều hơn các bạn một trang vở, cũng là một trong những cách thức giúp trẻ sống có quy tắc. Ý kiến của ông như thế nào?

- Tôi đang suy nghĩ, rất nhiều người hàng ngày đều đang nói về "kỷ luật tích cực" thật ra chưa hiểu đúng về "kỷ luật tích cực".

Kỷ luật ở đây không phải là động từ như các bạn hiểu. Không được hiểu nó là phải phạt [kỷ luật] đứa trẻ với những hình phạt tích cực [trái với trừng phạt thể chất đau đớn hoặc hạ nhục về tinh thần, phẩm giá] là đủ.

"Kỷ luật tích cực" ở đây phải được hiểu như một tính từ. Có nghĩa không cần dùng hình phạt nhưng cuộc sống của trẻ vẫn trở nên kỷ luật trong một bầu không khí tích cực.

Để cuộc sống của trẻ vẫn trở nên kỷ luật trong một bầu không khí tích cực, theo ông cần có các điều kiện tiền đề nào?

- Thứ nhất tạo lập mối quan hệ trong gia đình giữa cha mẹ và con cái phải rất tích cực. Thời gian ở bên nhau phải trở nên thú vị và vui vẻ giống như phần thưởng với mọi thành viên.

Bố mẹ trở thành "ông chủ tốt" của con bằng cách biết kiểm soát cảm xúc, luôn tôn trọng các ý kiến khác với mình, luôn chú ý lắng nghe với sự thấu cảm, luôn nhận ra và động viên sự cố gắng dẫu nhỏ, thường xuyên khen ngợi, hành động nhất quán với lời nói.

Các bạn hãy thử hình dung xem, chính bạn nếu được làm việc với một ông chủ tốt có đủ các đặc điểm như trên thì bạn có làm việc với tinh thần tự giác không? Khi vô tình mắc lỗi, bạn có tự giác khắc phục không? Những mong muốn của ông chủ bạn có tự tìm cách hoàn thành một cách tốt nhất không? 

Nếu bố mẹ cũng luôn đối xử với con như một ông chủ tốt thì đứa trẻ sẽ tự giác thực hiện các mong muốn, đi vào nền nếp trong một bầu không khí tích cực và không cần phải xuất hiện hình phạt.

Mục tiêu của cha mẹ là muốn con hành xử tích cực. Sự chú ý của cha mẹ vào những hành vi tích cực, nhận ra và khen ngợi sự cố gắng là cách hiệu quả nhất để tăng các hành vi tích cực.

Hình phạt khiến trẻ tư duy ít linh hoạt

Như vậy thay vì "phạt", quan điểm của ông ủng hộ việc tăng yếu tố tích cực để giảm hành vi xấu xí của trẻ?

- Tăng hành vi tích cực là cách bền vững nhất để làm giảm các hành vi sai của trẻ chứ không phải hình phạt. Vì thời gian cha mẹ tiếp xúc với trẻ trong ngày là cố định, nếu cha mẹ và trẻ đều dành thời gian chú ý đến hành vi tốt, họ sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn để lặp lại các hành vi tốt đó.

Và như vậy, trẻ đâu còn thời gian cho những khoảnh khắc mè nheo hay hành xử xấu xí. Giống như cách chúng ta vẫn thường hay nói, lấy cái đẹp dẹp cái xấu là vậy.

Tăng hành vi tích cực là cách bền vững nhất để làm giảm các hành vi sai của trẻ chứ không phải hình phạt [Minh họa: Bích Diệp]. 

Thứ hai, trong gia đình phải có những quy tắc thống nhất và đứa trẻ phải ý thức được rõ về mối quan hệ giữa lựa chọn hành vi và hệ quả.

Ví dụ, trẻ phải hiểu quy tắc đã được mọi người thống nhất là không làm đau bản thân, không gây sự đánh người khác, không làm tổn thương người khác bằng lời nói, không phá hủy làm hỏng đồ vật và thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn sau một lời nhắc.

Trẻ phải hiểu mình có quyền lựa chọn hành vi và mỗi hành vi sẽ có những hệ quả tương ứng. Ví dụ, trẻ lựa chọn không ăn thì sẽ bị đói; trẻ lựa chọn không ngủ thì sẽ mệt mỏi; trẻ chọn việc không làm bài tập thì sẽ bị điểm kém; trẻ cố tình nghịch phá hỏng đồ chơi sẽ không còn gì để chơi vì bố mẹ không mua đồ chơi thay thế…

Nếu trẻ hiểu những hệ quả tương ứng với lựa chọn hành vi của mình, trẻ sẽ học được ý thức trách nhiệm. Cha mẹ không cần trừng phạt nhưng trẻ vẫn trở nên kỷ luật hơn.

Và tất cả những gì chúng ta muốn trẻ yêu thích thì tuyệt đối đừng sử dụng chúng như một hình thức phạt. Chẳng hạn, chúng ta muốn trẻ yêu việc viết lách thì đừng sử dụng chép phạt. Điều này sẽ khiến trẻ gắn cảm xúc tiêu cực của "bị phạt" với việc viết lách và hệ quả là trẻ dần dần ghét việc viết lách.

Một số chuyên gia tâm lý rất "dị ứng" với việc "phạt" vì cho rằng, như thế sẽ khiến cho tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Là chuyên gia tâm lý, ông nghĩ thế nào về nhận định này? 

- Nghiên cứu đã chứng minh, việc trừng phạt nghiêm khắc chưa chắc đã khiến trẻ tự giác thực hiện theo những gì người lớn muốn và tính kỷ luật. Trái lại, trừng phạt làm trẻ cảm thấy lẫn lộn, lo lắng, bẽ mặt, tức giận và muốn đáp trả lại.

Các em có thể tìm cách lừa dối để tránh hình phạt, trở nên bạo lực hơn do học từ tấm gương bạo lực của người lớn và dần dẫn miễn dịch với tất cả các hình phạt.

Các hình phạt khiến trẻ tư duy ít linh hoạt, giảm sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Bầu không khí ngày càng trở nên căng thẳng và cha mẹ ngày càng cảm thấy bất lực hơn trong việc giáo dục con cái.

Vậy theo ông, làm thế nào để trẻ vẫn vâng lời mà không nhất thiết "phạt"?

- Thứ nhất, hãy chú ý và khen ngợi trẻ mỗi lần trẻ vâng lời. Hãy giải thích cho trẻ tại sao trẻ con phải vâng lời người lớn, đó là biểu hiện của sự tôn trọng và là cách để con cái học về ý thức trách nhiệm.

Hãy thống nhất với trẻ khi nào con lựa chọn không vâng lời cha mẹ thì cha mẹ sẽ nhắc nhở con đi ra "góc trấn tĩnh" để suy nghĩ về hành vi của mình và lựa chọn lại.

Khen ngợi khi con đưa ra lựa chọn hành vi đúng và hướng trẻ vào những hành vi tích cực khác.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mỹ Hà [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề