Tần thủy hoàng có tên gọi khác là gì

Khu Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là trong một khu vực địa chấn nên di tích văn hóa dưới lòng đất này cần phải được khai quật để bảo vệ. Khai quật để phát triển du lịch hơn nữa tạo điểm đến tham quan cho các du khách từ khắp nơi.

Tần Thủy Hoàng được biết đến là vị hoàng để đầu tiên tại Trung Hoa, ông là người có công thống nhất đất nước. Từ khi lên ngôi vua ông đã bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Cùng khám phá bí mật kiến trú lăng mộ Tần Thủy Hoàng và tên gọi khác qua bài viết dưới đây nhé. 

1: Lăng mộ tần thủy hoàng còn được gọi bằng cái tên nào khác?

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn được gọi bằng cái tên nào khác? là câu hỏi được rát nhiều người quan tâm. Một số nơi còn gọi lá Lăng Đại Linh, tuy nhiên đó không phải là tên chính thức. Một tên gọi chính thức khác của lăng mộ Tần Thủy Hoàng là lăng Ly Sơn, được đặt theo tên ngọn núi đặt lăng mộ của vị vua này.

2: Vị trí của lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có vị trí thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 50km về phía Đông. Lăng mộ được bao quanh bởi sông Vỹ và núi Ly Sơn. Tổng diện tích địa cung lên đến 18 vạn m2 nên đây được goi là công trình lăng mộ hùng vĩ đồ sộ. Kiến trúc Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây dựng ở vị trí chính giữa mắt rồng nên được người dần truyền miệng là rất linh thiêng. 

Vị trí lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Ngoài ra, vào năm 1987 Lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được UNESCO công nhận là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới. Do đó, khu lăng mộ được bảo tồn di vật quan trọng thuộc cấp quốc gia. Đây cũng là lý do nơi này được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá những bí ẩn Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. 

3: Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Kiến trúc trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hình dạng Kim tự tháp với mặt để hình chữ nhật, kích thước cụ thể là mặt hướng nam bắc dài 350m, mặt hướng đông tây rộng 345m và chiều cao của lăng là 76m. Lăng mộ huy động hơn 700.000 lao động tham gia và được hoàn thành sau 38 năm xây dựng.

Hình ảnh Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhìn từ trên xuống được xây theo 3 tầng bên trên cùng ngoại cung, tầng giữa là nội cung và cuối cùng là tẩm cung còn được gọi là khu vực an táng để quan tài. Khu lăng mộ này được xây dựng dựa theo kiến trúc của thành Hàm Dương. 

Khai quật mộ Tần Thủy Hoàng được giới khảo cổ học Trung Quốc tiến hành đã nhiều năm để khám phá những bí ẩn bên trong, tuy nhiên chỉ khai quật các khu vực xung quanh còn phần mộ đá của vị vua này được giữ nguyên. 

4: Những bí ẩn của lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ẩn chứa những bí ẩn gì?

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng luôn là đề tài thu hút nhiều chuyên gia khảo cổ học luôn muốn tìm lời giải đáp. 

  • Quan tài của vua Tần Thủy Hoàng được làm từ chất liệu gì?

Hoàng đế Tần Thủy Hoảng được chôn trong quan tài cùng với vô số ngọc ngà châu báu. Theo cuốn "Sử ký Tư Mã Thiên" thì có một lượng lớn đồ đồng đặt ngoài quan tài nên một số nhà sử học cho rằng quan tài được làm bằng đồng.

  • Thi thể của hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2000 năm?

Năm 1970, mọi người đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một thi thể phụ nữ còn nguyên vẹn, xương vẫn được bảo quản tốt trong ngôi mộ Mã Vương Đôi thời Hán tại thành phố Trường Sa, Trung Quốc. Xét về kỹ thuật ướp xác thì thời Tần chỉ trước Thời Hán 100 năm thì họ hoàn toàn có thể làm thủ thuật ướp xác.

Tuy nhiên, thi thể Tần Thủy Hoàng đã bị phân hủy trên đường đi kiểm tra do những ngày nhiệt độ thời tiết tăng cao, cơ thể của ông có dấu hiệu phân rã trên đường vận chuyển tới Hàm Dương nên không ai nhận diện được nữa. Vì thế, rất có thể thi thể của Tần Thủy Hoàng không bảo quản tốt nhất nên không còn nguyên vẹn sau hơn 2000 năm.  

  • Đi vào Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng bằng cách nào?

Khi hoàng đế băng hà, ông được đưa vào lăng mộ, cổng chính đã đóng lại, cổng bên ngoài cũng khép lại hoàn toàn và tất cả thợ thủ công bị chôn vùi cùng hoàng đế. Điều này chứng tỏ lăng mộ có ba cổng gồm cổng bên ngoài, cổng chính trung tâm và một cổng bí mật. Cho nên, người ta tin rằng cổng giữa được đặt khóa tự động để ngăn chặn sự xâm nhập và 3 cửa được đặt trên một đường thẳng. 

  • Trong khu lăng mộ liệu có kho báu không?

Theo cuốn Sử Ký Tư Mã Thiên thì trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng tá các chiến thuyến đá quý cũng như kho báu được chôn giấu. Do đó, ai cũng tò mò về độ giàu có của Tần Thủy Hoàng khi đem chôn châu báu cùng mình. Vào cuối những năm 80, một chiếc xe ngựa đồng lớn cùng những vật dụng tang lễ được thiết kế cẩn thận đã được phát hiện ngay bên ngoài lăng mộ. Điều này lại càng kích thích sự tò mò của mọi người để khám phá xem có kho báu không. 

  • Bí ẩn về những chiến binh đất nung

Chiến binh đất nung là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tính đến thời điểm hiện tại trong quá trình khám phá bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Những tượng binh mã được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp và sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. 

Điểm đặc biệt theo các nhà khảo cổ học khám phá là khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn của các tương đất nung này không có tượng nào giống nhau và nó sống động như đội quân thật. Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất.

  • Lăng mộ Tần Thủy Hoàng sâu đến mức nào?

Các nhà khảo cổ học đã sử dụng máy khoan chứng tỏ ngôi mộ được thiết kế chiều dọc. Theo Tư Mã Thiên thì chiều dài hầm mộ có thể dài hơn 3 con sông hợp lại. Điểm tận cùng của lăng mộ không thể đo đếm được nên chứng tỏ lăng mộ đã đạt độ sâu nhất tại thời bấy giờ và thực sự lăng mộ sâu đến đâu vẫn chưa ai có được câu trả lời chính xác. 

5: Ý kiến và việc khai quật mộ Tần Thủy Hoàng

Kể tử năm 1976 bắt đầu có nhiều nhà khảo cổ học đề xuất việc khai quật mộ Tần Thủy Hoàng với nhiều ý kiến dưới đây. 

  • Khu Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là trong một khu vực địa chấn nên di tích văn hóa dưới lòng đất này cần phải được khai quật để bảo vệ.

  • Khai quật để phát triển du lịch hơn nữa tạo điểm đến tham quan cho các du khách từ khắp nơi.

  • Ý kiến khai quật để ngăn chặn sự xâm nhập trái phép và cướp mộ xảy ra. 

  • Cũng có một số ý kiến cho rằng với công nghệ hiện tại Trung Quốc không thể ứng phó được với quy mô lớn vô cùng của cung điện ngầm này.

  • Cụ thể chỉ mới khai quật chiến binh đất nung mà các nhà khảo cổ đã không bảo quản được lớp sơn trên đò khiến chúng bị phai màu dễ vỡ khi tiếp xúc với không khí.

6: Lịch sử hình thành của khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng có lịch sử hình thành vào khoảng thời gian từ năm 246 đến 208 trước Công Nguyên. Lăng mộ không chỉ để chôn cất vua khi băng hà mà còn dùng để chứa châu báu quý giá nên rất có giá trị về mặt kinh tế và lịch sử. 

Trong quá trình xây dựng lăng mộ để đời của vua Tần thì nhiều người đã mất mạng, cả những người thợ và nghệ nhân tham gia chế tác các bức tượng binh sĩ đất nung đều bị chôn sống hoặc giết hại rồi chôn cùng những đồ vật tinh xảo. Việc làm đó để giữ bí mật vị trí ngôi mộ và những kho báu khổng lồ cất giấu bên trong. 

Để tìm được địa điểm khu lăng mộ này không dễ dàng chút nào và có nhiều chuyên gia khảo cổ học, các đội tìm kiếm chuyên nghiệp đã phải truy tìm dấu vết để xác định được vị trí lăng mộ. Vào năm 1974, khi nhà dân gần Tây An đào giếng đã phát hiện ra tượng binh sỹ được làm từ đất nung với kích thước như người thật. Cho nên, sau đó chính phủ Trung Quốc đồng ý cho khai quật và nghiên cứu thêm. 

Trên đây Đá Tâm Nguyện vừa chia sẻ những thông tin liên quan đến bí mật kến trúc Lăng mộ Tần Thủy Hoàng để bạn đọc biết thêm được nhiều điều bí ẩn trong khu lăng mộ này. 

Quý khách có nhu cầu tham khảo thêm hoặc muốn tư vấn về mộ đá hãy liên hệ với Đá Tâm Nguyện qua địa chỉ //datamnguyen.vn/ để được giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất.

Chủ Đề