Trần quốc quân là ai

Nguyễn Quốc Quân là một tiến sĩ Toán học và nhà bất đồng chính kiến người Mỹ gốc Việt.

Nguyễn Quốc Quân

Nguyễn Quốc Quân

Nguyễn Quốc Quân nói chuyện tại một cuộc hội thảo

Sinh20 tháng 11, 1953 [68 tuổi]
Việt NamQuốc tịchNgười Mỹ gốc ViệtNghề nghiệpNghiên cứu toánNổi tiếng vìđấu tranh nhân quyềnTrang webwww.viettan.org

Nguyễn Quốc Quân sinh ngày 20 tháng 11 năm 1953 tại Hà Nội và là trưởng nam của ngâm sĩ Hồ Điệp, gia đình ông di cư vào Miền Nam Việt Nam năm 1954. Ông nguyên là giáo viên tại thị trấn Rạch Sỏi, nay là một phường của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Quân đã vượt biển trốn khỏi Việt Nam trên một tàu đánh cá vào năm 1981. Ông đến Raleigh, bang Bắc Carolina và lấy bằng tiến sĩ Toán tại Đại học Bắc Carolina. Ông đã kết hôn với bà Ngô Mai Hương, và có hai con.[1] Ông tham gia Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam năm 1986, và tiếp tục sinh hoạt khi tổ chức chuyển danh thành Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng. Ông cũng là một trong những người sáng lập Hội Chuyên Gia Việt Nam [VPS].[2]

Theo nguồn tin từ các cơ quan truyền thông ở Việt Nam, Nguyễn Quốc Quân - một thành viên trung ương của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, tức đảng Việt Tân - đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất ngay sau khi nhập cảnh vào ngày 17 tháng 04 năm 2012. Sau 11 ngày tạm giam, cơ quan an ninh Việt Nam đã chính thức công bố lệnh tạm giam bốn tháng để điều tra, cáo buộc Nguyễn Quốc Quân vi phạm Điều 84 Bộ Luật Hình Sự [tức Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân], "nhằm thực hiện ý đồ của tổ chức "Việt Tân", thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố.".[3] Trong buổi tiếp xúc với đại diện Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 4 năm 2012 tại trại giam Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Quốc Quân đã khẳng định không vi phạm bất kỳ luật lệ nào. Hành lý của ông chỉ bao gồm các đồ dùng cá nhân và không hề chứa đựng bất kỳ vật liệu phi pháp gì. Tất cả số hành lý này đã đi qua hệ thống kiểm duyệt an ninh khi rời Hoa Kỳ.

 

Cuối tháng 8 năm 2012 bà Ngô Mai Hương, vợ ông Quân, đã xác nhận với BBC rằng chính quyền đã gỡ cáo buộc khủng bố theo điều 84 Bộ Luật hình sự đối với ông mà thay vào đó là tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79. "Sau bốn tháng, họ [chính quyền Việt Nam] không tìm ra chứng cứ về tội khủng bố nên họ loay hoay tìm cách kết tội anh [ông Quân] và gán cho anh theo điều 79 là âm mưu lật đổ chính quyền," bà Hương nói.[4]

Giáo sư Linda Malone, Giám đốc sáng lập của Trung tâm Luật về An toàn Con người tại Trường Luật William & Mary, đã nhận làm luật sư biện hộ tự nguyện cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.

Bà Malone, thành viên Hội đồng Quản trị của Hiệp Hội Quốc tế về Cải Cách Luật Hình Sự, tác giả của nhiều tài liệu nghiên cứu về luật quốc tế và nhân quyền, đồng luật sư cố vấn cho Bosnia-Herzegovina trong vụ án diệt chủng xử Serbia và Montenegro trước Tòa án Quốc tế, cho biết lý do:

"Thoạt đầu, Trung tâm Nhân quyền thuộc Hiệp Hội Luật sư Hoa Kỳ liên lạc với tôi về trường hợp của Tiến sĩ Quân. Nghiên cứu các khía cạnh của vụ án, tôi thấy rõ ràng có sự vi phạm nhân quyền trong cách thức và lý do ông bị bắt, cách thức ông bị giam cầm và bị khước từ quyền được có người đại diện pháp lý. Cho nên, tôi quyết định làm những gì mình có thể để mang lại sự tự do cho ông và các cáo trạng nhắm vào ông phải bị hủy bỏ."[5]

Đây là lần thứ hai ông bị bắt. Vào tháng 11 năm 2007, Nguyễn Quốc Quân trong chuyến về Việt Nam để quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động, đã bị bắt cùng với một số thành viên khác. Ngày 13 tháng 5 năm 2008, ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt sáu tháng tù về tội khủng bố và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Kêu gọi phóng thích

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và đích thân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.[5]

Được trả tự do

Ngày 30 tháng 1 năm 2013 Việt Nam đã phóng thích và trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân sau khi phiên xử ông dự định diễn ra vào ngày 22 tháng giêng đã bị hoãn vào phút chót vì lý do các nhân chứng không thể tham dự."[6]. Báo chí nhà nước Việt Nam nói ông Quân được trả tự do sau khi "nhận tội và xin khoan hồng".[7]

Phản ứng dư luận

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, đồng chủ tịch nhóm Congressional Caucus on Vietnam, trình bày cảm tưởng:

"Là người đã và đang bênh vực cho Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và cho nhân quyền tại Việt Nam, tôi vui mừng được biết là sau 9 tháng giam cầm tùy tiện, Quân đang được trở về với gia đình vào đúng dịp Tết - Năm Mới Âm Lịch của người Việt Nam. Tết là lúc để quây quần đón mừng cùng gia đình và người thân, nhưng rất nhiều người đã không có được cái may mắn như Quân trong thời điểm này. Việc ông được thả như một chiến thắng, một thứ ánh sáng rọi vào những sắc luật mơ hồ mà cộng sản Việt Nam dùng để đàn áp những tiếng nói lương tâm khác như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn và Trần Thị Thúy. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh cho công lý và chúng ta đang đứng ở phía chính nghĩa của lịch sử."[8]

Ngày 18 tháng 2 năm 2013 Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân được nhận một bằng khen của Quốc hội Mỹ về lòng can đảm[9].

  1. ^ “Elk Grove man arrested again in Vietnam”. Elk Grove News. ngày 2 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ “Việt Nam lại bắt TS Nguyễn Quốc Quân, tố cáo Việt Tân 'khủng bố'”. nguoi-viet.com. ngày 28 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Nguyễn Quốc Quân, ngựa quen đường cũ”. CAND.com.vn. ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ “Nguyễn Quốc Quân được bỏ tội 'khủng bố'”. BBC. ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ a b “Phỏng vấn luật sư đại diện cho nhà dân chủ Nguyễn Quốc Quân”. voatiengviet. ngày 5 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ “Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân”. voatiengviet. ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ “Trục xuất Nguyễn Quốc Quân ra khỏi Việt Nam”. vietnamnet. ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ “Đảng viên Việt Tân, TS Nguyễn Quốc Quân bị trục xuất về Mỹ”. nguoi-viet. ngày 30 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ “Democratic Activist Honored After Spending 9 Months in Vietnam Jail”. CBS Sacramento. ngày 18 tháng 2 năm 2013.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Quốc_Quân&oldid=68537935”

Nhà văn Trần Quốc Quân: Kinh doanh là nghiệp, văn chương là đam mê

Việt Quỳnh [thực hiện]

17:35 11/07/2017

Vốn là một nhà kinh doanh tại Ba Lan, năm 2014, ông Trần Quốc Quân bất ngờ cho ra mắt tiểu thuyết đầu tay “Tuyết Hoang” [NXB Trẻ], nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Ba năm sau, ông lại tiếp tục cho xuất bản tiểu thuyết thứ hai: “Bóng Làng” [NXB Trẻ]. Và như ông nói, việc viết văn của ông còn kéo dài, vì đến lúc này, ông đã có ý tưởng cho cuốn tiểu thuyết thứ sáu…

Nhà văn Trần Quốc Quân.

Nhà văn Trần Quốc Quân: Tôi xa ba má từ lúc 6 tuổi đến 11 tuổi, đi sơ tán tránh bom Mỹ ở nông thôn các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây. Kí ức về làng quê Việt thấm đẫm tâm hồn tôi. Cảm xúc về quê hương đất nước dần hình thành nên nền văn hóa Việt trong con người tôi.

Mùa hè năm 1972, sau khi đọc hết Tuyển tập truyện ngắn “Chí Phèo”, “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao, người cùng quê nội làng Vũ Đại, bạn dạy học cùng ba của tôi đã nhen lên trong lòng tôi tình cảm với văn chương. Từ khi vào năm học lớp 8, tôi trở thành học sinh giỏi văn nhưng rồi vẫn thi đại học khối A và học chuyên ngành toán thống kê tại đại học Kinh tế Quốc dân.

Nhà văn Trần Quốc Quân chia sẻ những mảnh nhớ từ ký ức tuổi thơ, nơi nuôi dưỡng hạt mầm văn chương trong anh.

PV: Sau khi đi nghĩa vụ quân sự ba năm, anh đã đăng ký đi nghiên cứu sinh. Cũng giống nhân vật Nguyên trong tiểu thuyết “Tuyết hoang”, anh đã đỗ hạng thứ năm toàn quốc. Với kì vọng vừa trau dồi thêm kiến thức, nhưng cũng rất thực tế là tìm cách “cứu nhà”, thời gian đầu đi du học của anh đã diễn ra thế nào?

- Sau khi thi đỗ nghiên cứu sinh ngoài nước [trong top đầu hội đồng kinh tế toàn quốc], năm 1988, tôi sang Ba Lan làm bằng tiến sĩ. Thời gian này Ba Lan cùng cả khối XHCN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đời sống kinh tế khó khăn làm cuộc sống của tôi khi đó cũng bị ảnh hưởng. Tôi phải mua thịt, cá, đường... bằng phiếu cung cấp. Một năm sau, Ba Lan chuyển đổi thể chế, chuyển sang kinh tế thị trường, tôi bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền của cả xã hội. Trong cơn lốc làm giàu quá dễ dàng, tôi quyết định ở lại và không làm tiếp bằng tiến sĩ còn đang dở dang để chuyển hoàn toàn sang làm doanh nghiệp.

Là một sinh viên mà đi vào buôn bán, lại ở một đất nước xa lạ, trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ấy, anh gặp những khó khăn gì?

- Khó khăn của tôi là thiếu kinh nghiệm xử lí khủng hoảng thị trường. Luôn đưa ra quyết định chậm so với biến động giá cả hàng hóa. Không hoạch định được chiến lược tổng thể.

Đó chính là nguyên do cho những thất bại ban đầu của anh?

- Từng 3 lần đứng bên bờ vực phá sản nhưng nhờ ý chí, nghị lực nên phục dựng được doanh nghiệp để phát triển bền vững đến bây giờ.

Hiện đang là một doanh nhân thành công trong kinh doanh, tôi còn nghe người quen gọi anh là “tỉ phú bất động sản”, nguyên do nào lại cuốn anh vào việc viết, rất mệt mỏi, nhọc nhằn và nếu có trải thảm hoa hồng thì phía dưới cũng lẫn rất nhiều gai nhọn?

- Gần 20 năm trước, tôi cùng nhóm bạn thành lập tờ báo Quê Việt lớn nhất của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, duy trì đến bây giờ. Thời gian làm báo củng cố thêm khả năng viết của tôi. Hơn nữa, tôi tự hào là người giàu trải nghiệm trong cộng đồng người Việt, nên ấp ủ ý định viết lại biên niên sử hình thành và phát triển cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

Sau khi tham gia Facebook năm 2009, năm 2011 tôi viết bộ hồi kí "Em ơi Ba Lan" gồm 14 phần, chủ yếu “mua vui” cho bạn bè trên Facebook và đăng trên báo Quê Việt, Vietinfo. Sau đó, có nhà xuất bản muốn in thành sách nhưng bạn bè khuyên "Đó là bộ tư liệu quí, nếu xuất bản sách sẽ như quặng khai thác xuất khẩu dưới dạng thô, rất phí. Nên chuyển thành tác phẩm văn học”. Thế là tôi cặm cụi mất hai năm để viết thành tiểu thuyết “Tuyết Hoang”. Sau thành công của “Tuyết Hoang”, thấy mình vẫn có thể phát triển tiếp trong nghiệp văn chương và phát hiện ra mình có khả năng viết kiểu giễu nhại, hài hước nên đổi sang cách viết mới với “Bóng Làng” để thoát khỏi "bóng" Tuyết Hoang. Thế là sau hơn hai năm, tập truyện liên hoàn “Bóng Làng” ra đời. Bước đầu tiểu thuyết mới được bạn đọc đón nhận còn hồ hởi hơn cả “Tuyết Hoang” [cười]. Với tôi, tác phẩm sau chất lượng cao hơn tác phẩm trước, thế là thành công.

Vẫn đang tiếp tục trong sự bận rộn với nhiều trách nhiệm như vậy, anh dành thời gian thế nào cho việc viết?

- Là doanh nhân nên hàng ngày tôi vẫn phải dành thời gian chính để điều hành doanh nghiệp. Nhưng dù thế nào, hàng đêm, tôi dành 4 đến 5 tiếng để viết, từ 10 giờ đêm đến 2,3 giờ sáng. Hầu như đêm nào cũng vậy. Rất có kỉ luật.

Trong quá trình viết, anh có cảm xúc, suy nghĩ gì?

- Thứ nhất là ghi lại những trải nghiệm bản thân trong dòng chảy xã hội quanh mình dưới dạng văn chương, thứ hai là chuyển tải các thông điệp mình ấp ủ đến bạn đọc, góp phần thay đổi tư duy, lối sống cộng đồng cả ở nước ngoài và trong nước.

Anh đã đưa bối cảnh Ba Lan, những bạn bè, người quen, và chính anh vào tác phẩm của anh ra sao?

- Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết “Tuyết Hoang” rất cao, nhân vật chính là nguyên mẫu của bản thân, có chắp nối với 1 vài nhân vật gần gũi. Các câu chuyện diễn ra trong “Tuyết Hoang” thật đến hơn 80%. Với các biến cố rất thật, có thể nói “Tuyết Hoang” vừa là tiểu thuyết văn chương, vừa là tiểu thuyết lịch sử. “Bóng Làng” hư cấu nhiều hơn nhưng cũng rút tỉa từ các nhân vật thật, những câu chuyện thật trong cộng đồng người Việt tại ba Lan mà anh quan sát được, chiêm nghiệm được.

Một Trần Quốc Quân doanh nhân và một Trần Quốc Quân văn chương, anh sẽ khắc hoạ ngay lúc này như thế nào?

- Trần Quốc Quân chỉ có một lần rẽ ngang trong đời, đó là từ trí thức chuyển thành doanh nhân. Kinh doanh là nghề, là nghiệp ngấm vào máu Trần Quốc Quân. Còn viết văn không phải là nghề, chỉ là nghiệp giúp mình cân bằng lại sau những căng thẳng của cuộc sống. Tuy nhiên viết văn cũng là nỗi đam mê, và lạ là càng viết, tôi càng say sưa. Biết đâu đấy, chẳng có gì có thể nói trước được, bởi có rất nhiều dự định đang ấp ủ, chưa viết ra được thì vật vã lắm, trăn trở lắm.

Thành công từ kinh doanh, rồi nhận được sự đón nhận vô ưu của độc giả qua hai cuốn tiểu thuyết, anh hẳn có một lịch sinh hoạt cũng như làm việc hết sức nghiêm túc?

- Tôi lên thời khóa biểu những việc làm trong một ngày. Thực hiện chúng một cách kỷ luật. Ngày nào cũng vậy. [cười tươi].

Vậy những khi rảnh rỗi thì sao? anh thường thích làm gì?

- Tôi rất thích đi du lịch nghỉ dưỡng bờ biển, hoặc du lịch văn hóa thăm các bảo tàng, cùng điện, lâu đài. Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn, nhất là phong cảnh thiên nhiên hoang dã và bờ biển với bãi cát trắng. Tôi đặc biệt thích bơi.

Thế còn những ấp ủ cụ thể nhất, sắp tới của anh cho văn chương tiếp theo?

- Viết về người Việt ở nước ngoài luôn là thế mạnh của bản thân, bởi những trải nghiệm thực tế và vốn sống phong phú. Trước hết, tôi sẽ hoàn chỉnh tiếp tập truyện ngắn [đã có một số truyện đăng báo và tạp chí trong nước]. Cùng lúc sẽ viết tiếp một cuốn tiểu thuyết mới về đời sống cộng đồng trước khi viết “Tuyết Hoang” [tập 2]. Là nhân chứng nhiều biến cố lịch sử trong và ngoài nước, đang có tham vọng hoàn thành bộ tiểu thuyết nhiều tập với bối cảnh diễn ra trong hơn nửa thế kỉ. Cụ thể như thế nào thì chưa tiết lộ được. [cười]

Xin cảm ơn anh và chúc anh tiếp tục thành công trên con đường kinh doanh cũng như văn chương.

Chủ đề: kinh doanh nhà văn Đam mê trần quốc quân nghiệp văn chương

Video liên quan

Chủ Đề