Vì sao doanh thu công ty hoa sen tăng nhanh

Tập đoàn Hoa Sen [HSG] vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 NĐTC 2020-2021, với doanh thu ước đạt gần 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 1.700 tỷ đồng, tăng đến 435% so với cùng kỳ.

Theo Tập đoàn Hoa Sen, kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 NĐTC 2020-2021 [từ 1/4/2021 đến 30/6/2021], với sản lượng tiêu thụ ước đạt 615.425 tấn, doanh thu ước đạt 12.986 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.701 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 56%, 90%, 435% so với cùng kỳ NĐTC 2019 – 2020 và 13%, 20%, 64% so quý 2 vừa qua.

Riêng tháng 6/2021, sản lượng tiêu thụ ước đạt 175.763 tấn, doanh thu ước đạt 3.870 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 562 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng NĐTC 2020-2021 [từ 1/10/2020 đến 30/6/2021] sản lượng tiêu thụ ước đạt trên 1,69 triệu tấn, doanh thu ước đạt 32.932 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 3.371 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 54%, 72%, 381% so với cùng kỳ. Với kết quả này, HSG đã thực hiện được 94% kế hoạch sản lượng, 99,8% kế hoạch doanh thu và 225% kế hoạch lợi nhuận NĐTC 2020-2021.

Hệ số EPS trượt của 4 quý gần nhất của cổ phiếu HSG tiếp tục gia tăng lên mức 7.814 đồng/cổ phiếu vào cuối quý 3 NĐTC 2020-2021 [đã bao gồm số lượng cổ phiếu chia cổ tức 10% ngày 15/6/2021].

Nếu lấy giá 35.400 đồng/cổ phiếu vào cuối ngày hôm qua [20/7] thì hệ số PE của cổ phiếu HSG là 4,53 lần, thấp hơn so với trung bình ngành thép và thấp hơn so với trung bình toàn thị trường rất nhiều.

Tại Việt Nam, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đến nay đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội. Đại diện HSG cho biết hơn một tháng trước đây, HSG đã chủ động triển khai các phương án ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 ở mức độ cao nhất.

HSG đã đưa toàn thể cán bộ công nhân viênvào hệ thống các nhà máy và hệ thống các cửa hàng trên toàn quốc thực hiện “sản xuất tại chỗ - ăn uống tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ”, thực hiện các quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch, xét nghiệm RT-PCR mỗi tuần một lần.

Do có sự chủ động từ trước nên điều kiện ăn, ở, sinh hoạt tốt, chế độ đãi ngộ phù hợp nên sức khoẻ và tinh thần của cán bộ công nhân viên rất tốt, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, không bị gián đoạn bởi tình hình đại dịch COVID-19.

HSG đã ký các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng đến hết tháng 11/2021, với sản lượng xuất khẩu trung bình trên 120.000 tấn/tháng.

Đại diện HSG cũng cho biết sản lượng xuất khẩu của HSG đang tăng trưởng mạnh mẽ ở cả các thị trường truyền thống đến các thị trường mới khai thác, đặc biệt tại các thị trường đang có nhu cầu cao về tôn mạ như Bắc Mỹ và Châu Âu. HSG đã ký các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng đến hết tháng 11/2021, với sản lượng xuất khẩu trung bình trên 120.000 tấn/tháng.

Hệ thống 536 chi nhánh - cửa hàng bán lẻ phân bổ rộng khắp các vùng miền và 10 nhà máy phân bổ gần các cảng quốc tế đã đảm bảo chắc chắn việc sản xuất và cung ứng hàng hoá trong mọi điều kiện. Do vậy, dù thị trường nội địa bị ảnh hưởng ngắn hạn bởi đại dịch COVID-19, nhưng HSG vẫn duy trì được sản lượng bán hàng ổn định ít nhất 160.000 - 170.000 tấn/tháng, mang về doanh thu khoảng 4.000 tỷ đồng/tháng.

HSG luôn chủ động tính toán và kết hợp hài hòa sản lượng giữa thị trường nội địa vả thị trường xuất khẩu một cách tối ưu tại từng thời điểm nhằm đáp ứng tốt nhất và phục vụ nhanh nhất nhu cầu của tất cả khách hàng trong và ngoài nước, bảo đảm cho các nhà máy sản xuất với công suất tối đa từ bây giờ đến hết niên độ tài chính.

Đại diện HSG khẳng định trên cơ sở lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đã đạt 3.371 tỷ đồng và chiến lược chủ động ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19, HSG hoàn toàn tự tin lợi nhuận sau thuế NĐTC 2020 – 2021 sẽ vượt 4.000 tỷ đồng.

Nam Khánh

Tập đoàn Hoa Sen [HSG] vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất NĐTC 2020-2021 [từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021], với doanh thu ước đạt 48.727 tỷ đồng, đạt 177% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 4.313 tỷ đồng, đạt 374% so với cùng kỳ .

Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất niên độ tài chính [NĐTC] 2020-2021 [từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021]. Theo đó, sản lượng tiêu thụ HSG ước đạt 2.253.733 tấn, đạt 139% so với cùng kỳ, hoàn thành 125% kế hoạch; doanh thu ước đạt 48.727 tỷ đồng, đạt 177% so với cùng kỳ, hoàn thành 148% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 4.313 tỷ đồng, đạt 374% so với cùng kỳ, hoàn thành 288% kế hoạch.

Riêng quý IV NĐTC 2020-2021 [từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/9/2021], sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen ước đạt gần 559.600 tấn, doanh thu ước đạt gần 15.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 940 tỷ đồng, lần lượt đạt 109%, 189% và 209% so với cùng kỳ.

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về hệ thống nhà máy và hệ thống chi nhánh - cửa hàng trải dài trên toàn quốc, HSG vẫn đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa thông suốt trong mọi điều kiện. Ngoài ra, việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu ở tất cả các thị trường đã đóng góp lớn vào sản lượng và lợi nhuận của HSG trong NĐTC 2020-2021.

Ước kết quả kinh doanh Quý IV và hợp nhất luỹ kế toàn niên độ tài chính 2020-2021 HSG

Nhờ chủ động triển khai các phương án ứng phó với các tình huống đại dịch COVID-19, linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, thích ứng với tình hình thị trường tại từng thời điểm nên các chỉ tiêu kinh doanh của HSG đã tăng trưởng mạnh mẽ trong NĐTC 2020-2021, tiếp tục ghi tên trong câu lạc bộ doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế nghìn tỷ năm 2021.

Những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, cùng với những nền tảng vững chắc và tiềm lực nội tại của HSG, sẽ là động lực để HSG phát triển mạnh mẽ và có những bước tiến xa hơn trong thời gian sắp tới.

Tôn Hoa Sen, Ống thép Hoa Sen nhận Giải Vàng chất lượng Quốc gia

Nam Khánh

Quý I/2022, nhiều doanh nghiệp lớn ngành thép nắm bắt được cơ hội xuất khẩu khi châu Âu thiếu hụt nguồn cung, giúp tăng mạnh doanh thu. Hoa Sen Group cũng ghi nhận doanh thu tăng 17%, nhưng lợi nhuận lại giảm tới 77% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ra sự thiếu hụt nguồn cung của nhiều mặt hàng, khiến giá cả tăng mạnh, trong đó có thép. Trong Báo cáo ngành Thép, Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] nhận định thời gian tới, việc thiếu hụt thép ở châu Âu vẫn sẽ đẩy giá bán tăng cao và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thép lớn của Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát, Tôn Nam Kim và Hoa Sen Group tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường EU.

Còn Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA] trong báo cáo Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 3 và quý I/2022 cũng cho biết, giá các nguyên liệu sản xuất thép đang có xu hướng tăng mạnh. Trong khi đó, lượng thép sản xuất thành phẩm quý I/2022 đạt 8,456 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng bán hàng thép thành phẩm đạt 8,137 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,821 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với kết quả khả quan của sản lượng sản xuất và tiêu thụ, doanh thu quý I của các “ông lớn” ngành thép sẽ có sự tăng trưởng tốt. Trong đó có thể kể đến mức doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt là 41% và 17% [lên 44.400 tỷ đồng và 8.200 tỷ đồng] của Tập đoàn Hòa Phát, hay mức tăng 47% doanh thu và 60% lợi nhuận của Tôn Nam Kim [lên 7.151 tỷ đồng và 507 tỷ đồng]…

Trong khi đó, doanh thu của CTCP Tập đoàn Hoa Sen [Hoa Sen Group, mã chứng khoán HSG] cũng không ngoại lệ dù tăng trưởng khiêm tốn 17% lên 12.661 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này lại giảm 77% so với cùng kỳ. Cụ thể trong quý I/2022, Hoa Sen Group ghi nhận sản lượng đạt hơn 470 nghìn tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần đạt 12.661 tỷ đồng, tăng 17%.

Do mức tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn, lên tới 25%, đạt 11.231 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp ghi nhận của Hoa Sen Group giảm 24% so với quý I/2021, xuống còn 1.430 tỷ đồng. Đặc biệt, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Hoa Sen Group tăng đột biến lần lượt 43% và 143% lên 927 tỷ đồng và 169 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống còn 234 tỷ đồng [giảm 77%], chỉ còn bằng gần 1/4 lợi nhuận của quý I năm 2021.

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Hoa Sen Group giảm 17% so với con số đầu năm, xuống còn 22.212 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do mức giảm của các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, giảm 65% từ mức 4.324 tỷ đồng xuống còn 1.506 tỷ đồng vào cuối kỳ.

Ngoài ra, lượng hàng tồn kho của Hoa Sen Group đạt 11.625 tỷ đồng, chiếm 52% tổng tài sản, tuy giảm 6% về giá trị nhưng lại tăng 6 điểm phần trăm về tỷ trọng [cùng kỳ năm ngoái đạt 12.349 tỷ đồng, chiếm 46% tổng tài sản]. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là khoản nguyên vật liệu, đạt 5.308 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, chiếm 46% và khoản thành phẩm chưa bán đạt 3.293 tỷ đồng, giảm 19% và chiếm 28% tổng lượng hàng tồn kho.

Quý I năm 2022, tuy khoản nợ phải trả của Hoa Sen Group đã giảm 32% so với thời điểm đầu năm xuống còn 10.708 tỷ đồng, nhưng riêng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lại tăng 29% lên mức 6.237 tỷ đồng, chủ yếu do mức tăng gấp 2,8 lần từ khoản cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Tính đến ngày 31/3, nhờ khoản nợ phải trả đã giảm nên vốn chủ sở hữu của HSG cũng tăng nhẹ 6% lên mức 11.504 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 6.160 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra vào ngày 21/3, Hoa Sen Group đã trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch kinh doanh hợp nhất cho niên độ tài chính 2021 – 2022. Theo đó, tập đoàn đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 2.000.000 tấn, doanh thu đạt 46.399 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 1.500 đến 2.500 tỷ đồng.

Hoa Sen Group mới thông qua chủ trương thành lập CTCP Phân phối vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối, bán lẻ và Hoa Sen Home.

Hoa Sen Home sẽ từ hệ thống phân phối bán lẻ của Hoa Sen Group nâng cấp lên thành hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất của tập đoàn. Tính đến tháng 4/2022, Hoa Sen Home đã có 92 cửa hàng trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên, hệ thống hướng tới mở 600 cửa hàng trên cả nước.

Hệ thống này chính thức triển khai từ đầu năm 2021, là “nỗ lực cuối cùng” trong kế hoạch chuyển đổi Hoa Sen Group từ một nhà sản xuất tôn thép, ống nhựa thành một nhà phân phối vật liệu xây dựng và đồ trang trí nội thất của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ, trước khi ông chính thức rút khỏi công ty vào năm 2026 như đã thông báo trước đó.

Video liên quan

Chủ Đề