Tại sao thuốc lá gây nghiện

Nicotine trong thuốc lá là chất gây nghiện mạnh, chỉ sau heroin, là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người khó cai thuốc lá.

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Duy Khoa, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP HCM, phát biểu như trên tại hội nghị liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP HCM, cuối tuần trước.

Bác sĩ Khoa cho biết, khảo sát năm 2015, gần 50% đàn ông Việt Nam hút thuốc lá. Điều này cho thấy hút thuốc vẫn là một vấn nạn tại nước ta. Thực tế, đa số mọi người đều biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe chính mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong những người hút thuốc lá, gần 40% từng nỗ lực bỏ thuốc trong 12 tháng qua, song không thành công.

Các nhà khoa học cho rằng có ba yếu tố dẫn đến nghiện thuốc lá: sinh lý, tâm lý và xã hội. Ba yếu tố này tác động lẫn nhau, khiến thuốc lá dễ nghiện, khó cai và dễ hút trở lại sau khi cai. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là do nicotine - thành phần gây nghiện của thuốc lá. Nicotine không gây độc, không dẫn đến ung thư nhưng khả năng gây nghiện cao. Các thành phần khác của thuốc lá gọi chung là hắc ín, chứa rất nhiều chất gây ung thư.

Cơ chế gây "phê, sướng" của nicotine diễn ra gần như ngay lập tức. Khi hít một hơi thuốc lá, nicotine đi qua phổi, vào máu và đến não chỉ sau 7 giây. Người hút có cảm giác dễ chịu, bớt căng thẳng, muốn hút nhiều hơn do nicotine tác động vào vùng não tưởng thưởng - nơi sản xuất sự hưng phấn và kích thích. Về lâu dài, nicotine tác động làm thay đổi bộ não, làm suy giảm thùy trán, khiến người hút mất khả năng suy luận đúng. Họ phụ thuộc và lựa chọn cảm giác sảng khoái thoáng qua khi hút thuốc lá, thay vì nghĩ đến tác hại bệnh tật lâu dài của nó.

Người nghiện thuốc lá nặng sẽ khó cai và tốn nhiều thời gian, công sức hơn, bác sĩ cho biết. Người nghiện nặng, ngay khi vừa thức dậy, việc đầu tiên của họ là hút thuốc thay vì các hoạt động vệ sinh cá nhân, ăn uống, vận động. Số điếu thuốc hút trong ngày cũng là một dấu hiệu về mức độ nặng. Người có vấn đề sức khỏe tâm thần [trầm cảm, rối loạn lo âu...] cũng là những người khó cai thuốc lá. Họ cần điều trị chuyên khoa tâm lý - tâm thần, song song với cai thuốc lá.

Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình cai nghiện của người hút thuốc lá, bên cạnh nỗ lực bản thân người hút và sự hỗ trợ của gia đình, bác sĩ Khoa cho hay. Cụ thể, bác sĩ tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá của người bệnh ở mỗi lần khám, hướng dẫn dùng thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá nếu có thể. Hỗ trợ tâm lý hành vi kết hợp dùng thuốc có thể tăng khả năng cai thuốc lá gấp nhiều lần.

"Ý chí và nỗ lực giúp một số ít người cai thuốc lá thành công. Tuy nhiên đa số người hút thuốc lá cần nhiều sự hỗ trợ hơn, như thuốc, điều trị tâm lý, thậm chí bệnh lý", bác sĩ Khoa nói.

Thư Anh

Những người hút thuốc lá trong thời gian dài thường có nguy cơ bị nghiện và rất khó để bỏ thuốc, thậm chí đã rất nhiều người thử bỏ nhiều lần mà vẫn thất bại. Vậy nguyên nhân của hiện tượng nghiện thuốc lá là gì và khi đã nghiện hút thuốc thì có thể bỏ thuốc lá được không. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:

Tại sao hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như vậy mà nhiều người vẫn hút?

Tỷ lệ người hút thuốc lá mới vẫn liên tục tăng qua các năm. Tại sao hút thuốc lá gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe như vậy nhưng nhiều người vẫn hút. Điều này có thể được giải thích bởi một số lý do:

  • Nhiều người hút thuốc lá vì họ vẫn chưa thật sự hiểu về các tác hại của hút thuốc lá tới cơ thể và cuộc sống của họ.

  • Trong số những người hút thuốc thì những người trẻ tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn cả. Đây là thế hệ có tính cách bốc đồng, thích thể hiện bản thân, đồng thời chưa nhận được sự giáo dục về tác hại của thuốc lá đầy đủ, chưa nhận thức sâu sắc được tác hại của thuốc lá, với độ tuổi này càng “cấm” càng muốn thử, do đó tỷ lệ những người trẻ hút mới thuốc lá càng ngày càng cao.

  • Những người hút thuốc lá trong một thời gian dài, muốn từ bỏ thói quen này cũng không hề dễ dàng, thậm chí ngay cả khi họ đã từng bỏ, thì chỉ sau một thời gian họ sẽ hút thuốc trở lại. Việc bỏ thuốc lá không hề đơn giản bởi hút thuốc lá tạo cho người hút cảm giác sảng khoái, sung sướng khi hút và đặc biệt sau khi hút thuốc lá một thời gian, họ bắt đầu bị rơi vào tình trạng nghiện thuốc lá, và điều này khiến cho việc bỏ thuốc lá là một cực hình.

​​​​​​​

Tại sao thuốc lá gây nghiện? 

  • Điều gì xảy ra khi hút thuốc lá:

Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể.

Một số vùng trên não có những thụ thể tiếp nhận Nicotine, do đó khi chỉ vài giây sau khi bắt đầu hút thuốc lá, Nicotine đã bắt đầu tác động và làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian [neurotransmitters] cùng các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như catecholamine [epinephrine, norepinephrine và dopamine], beta endorphine và các loại cortisol.

Những chất này làm cho người hút thuốc lá thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hơn. Hoặc cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn trong những lúc căng thẳng, lo âu.

  • Hậu quả của  việc hút thuốc lá trong thời gian dài:

​​​​​​​

Trên thực tế, nếu chúng ta càng hút nhiều thuốc lá, dẫn đến cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt. Lúc này, thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng.

Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ.

.

  • Có phải chỉ có nicotine khiến người hút thuốc lá bị nghiện hút thuốc

Hút thuốc lá giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo, vì vậy giới nghệ sĩ sử dụng thuốc lá như một phương tiện giúp họ tập trung và sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, lâu dần họ trở nên lệ thuộc vào thuốc lá, luôn cần thuốc lá mỗi khi làm việc, mỗi khi cần cảm hứng.

Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện. Bởi sau khi hút thuốc lá, một số cảm xúc sẽ xuất hiện như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút. Điều này khiến những người hút thuốc lá có cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh.

Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, cũng là một yếu tố khiến những người không hút thuốc trong cộng đồng này sớm “thử” hút thuốc và không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo.

Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện.

Các thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa.

Cuối cùng, sự quảng cáo quá đà của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ.

Lời khuyên dành cho những người muốn bỏ thuốc lá.

Đối với người chưa muốn bỏ thuốc lá thì nên tác động vào tâm lý như động viên thuyết phục người nghiện, nêu cao tinh thần bảo vệ sức khỏe của mình và người xung quanh.

Người thực sự muốn bỏ thuốc lá mà không bỏ được là những người đã biết tác hại của thuốc lá rồi nên sẽ có ý thức và việc từ bỏ thuốc lá sẽ dễ dàng hơn.

Để bỏ thuốc lá, những người nghiện thuốc lá có thể thực hiện một số gợi ý sau:

  • Có quyết tâm từ bỏ thuốc lá: Đừng để suy nghĩ từ bỏ thuốc lá rất khó lấn áp tâm trí bạn, hãy luôn tích cực trong quá trình bỏ thuốc, những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi bạn bỏ thuốc lá thành công.

  • Hãy tiếp nhận sự giúp đỡ của người thân trong quá trình bỏ thuốc. Họ có thể là động lực bỏ thuốc của bạn, là những người luôn bên cạnh và nhắc nhở những lúc bạn thấy nhụt chí.

  • Tham gia vào các nhóm hỗ trợ bỏ thuốc lá: Sự hỗ trợ này có thể từ những tổng đài tư vấn trực tuyến trên điện thoại, tư vấn trên internet hoặc tham gia vào những nhóm cai thuốc lá trong địa phương, trong thành phố bạn sinh sống.

  • Tìm các phương pháp để xử lý cơn thèm thuốc và những căng thẳng tinh thần kèm theo khi bỏ thuốc, từ đó tìm cách đối phó với những vấn đề đó.

  • Đặt những mục tiêu nhỏ trong vài ngày hoặc vài tuần để hướng tới mục tiêu lớn là loại bỏ hoàn toàn thuốc lá ra khỏi cuộc sống của mình. Mục tiêu càng rõ ràng càng dễ thực hiện.

  • Tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá muốn từ bỏ thuốc lá có thể tìm hiểu và sử dụng sản phẩm nước súc miệng Boni-Smok. Boni-Smok có thành phần là các thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Boni-Smok có công dụng bỏ thuốc lá cho các đối tượng nghiện thuốc lá, làm thay đổi mùi vị khi hút thuốc, làm bạn chán thuốc, kìm hãm các cơn thèm thuốc. Bên cạnh đó, Boni-Smok còn có tác dụng làm sạch răng miệng, chống hôi miệng và phòng ngừa một số bệnh lý về răng miệng.

      Qua bài viết, bạn đã tìm được lý do tại sao những người hút thuốc lá dễ bị nghiện hút thuốc lá và khó bỏ thuốc chưa? Thuốc lá gây ra những tổn hại đến sức khỏe của người trực tiếp hút và những người xung quanh, vì vậy, nếu bạn hay người thân của bạn đang hút thuốc lá, hãy khuyên họ từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Hãy tham khảo một số gợi ý trong quá trình từ bỏ thuốc lá chúng tôi nêu ra ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình từ bỏ thuốc lá, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Các bệnh về mắt có liên quan tới khói thuốc lá

Mời các bạn xem danh sách nhà thuốc bán Boni-Smok được bác sĩ Tạ Tri Phương giới thiệu

Video liên quan

Chủ Đề