Top 10 công ty chuyển đổi số năm 2022

Tầm quan trọng của chuyển đổi số là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra những cơ hội “tái sinh” mới cùng “lực đẩy” giúp doanh nghiệp bứt phá thì việc làm sao để xây dựng một quy trình chuyển đổi số hoàn chỉnh và phù hợp cũng đang là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi không phải ai cũng hiểu rõ chuyển đổi số là gì và các bước trong quy trình chuyển đổi số.

Nội dung chính

  1. Chuyển đổi số là gì?
  2. Yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức?
  3. Các bước xây dựng quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức
    1. Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp
    2. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
    3. Rà soát quy trình chuyển đổi số để đưa ra thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp
    4. Tạo ra văn hóa phản hồi mở
    5. Cam kết chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là xu hướng chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Song không có một định nghĩa chung nào cho khái niệm chuyển đổi số. Đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức có mô hình và phương thức quản lý khác nhau thì định nghĩa về chuyển đổi số cũng khác:

Theo ý kiến của Microsoft: Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. 

Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Gartner lại cho rằng: Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Top 10 công ty chuyển đổi số năm 2022
Chuyển đổi số (digital transformation) là chiến lược hàng đầu của nhiều doanh nghiệp

Đối với FSI – doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam: Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), …thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…

Tuy vậy, có thể hiểu chung bản chất của chuyển đổi số là việc sáng tạo ra phương thức sản xuất (hoạt động) mới dựa trên công nghệ, dữ liệu số và từng bước chuyển đổi sang phương thức đó. Và để chuyển đổi số thành công, bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ, dữ liệu số mới thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình chuyển đổi số tổng thể và phù hợp.

Yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức?

Quá trình tiến hóa số diễn ra trong 3 giai đoạn là Số hóa (Digitization), Xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số (Digitalization) và Chuyển đổi số (Digital transformation). Như thế, muốn chuyển đổi số thành công thì phải thực hiện Số hóa dữ liệu và Xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số một cách nghiêm chỉnh.

Số hóa dữ liệu là quá trình chuyển dữ liệu tương tự (analog) thành dữ liệu số (digital) bằng cả phương pháp thủ công (do người nhập vào) hay tự động (sử dụng IoT). Xây dựng mô hình hoạt động mới dựa trên công nghệ số là quá trình hình thành các quy trình sản xuất mới dựa trên những khả năng mới mà kết quả xử lý dữ liệu đã số hóa mang lại. Đó là các cơ chế tự động thông minh được “ghép” vào các quy trình sản xuất truyền thống và làm thay đổi chúng.

Đây là khâu quyết định mà rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức bỏ qua hoặc không chú trọng đúng mức. Chuyển đổi số là chuyển từ cách làm việc theo quy trình cũ sang quy trình mới này. Quá trình này kéo theo sự thay đổi toàn diện về mọi mặt: Quy trình sản xuất, con người, hạ tầng, chính sách, thói quen, các mối quan hệ, văn hóa doanh nghiệp,…  

Các bước xây dựng quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức

Đánh giá hiện trạng và mong muốn của doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số là nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ ràng những gì đang xảy ra trong tổ chức và những xu hướng của thị trường. Từ đó lựa chọn hướng đi đúng cho doanh nghiệp. 

Top 10 công ty chuyển đổi số năm 2022
Đánh giá hiện trạng doanh nghiệp là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Những nhu cầu hiện tại chưa được đáp ứng ở đâu? Nâng cấp hệ thống công nghệ sẽ đóng góp như thế nào vào mục tiêu phát triển của công ty? Đâu sẽ là công nghệ số phù hợp với doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi quan trọng trong thời gian đánh giá. 

Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sau khi đã có hình dung tổng quát về hiện trạng, bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số là đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đáp ứng được hai yếu tố là con người và dữ liệu.

  • Yếu tố con người

Đây là yếu tố quan trọng hơn cả. Bởi xét cho cùng, công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ hỗ trợ. Công cụ dù có thông minh đến đâu mà người sử dụng không có tư duy thay đổi thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Hay nói cách khác, sự thành công của chuyển đổi số sẽ được quyết định ngay trong tư duy và tầm nhìn từ các cấp lãnh đạo lan tỏa đến các cấp nhân viên.

  • Yếu tố dữ liệu

Dữ liệu là một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng quá trình chuyển đổi số. Nếu tận dụng tốt, dữ liệu sẽ tạo bàn đạp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn . Tuy nhiên, ngoài việc phân tích dữ liệu hiện có trong nội bộ doanh nghiệp thì các nhà điều hành cũng cần chú ý đến dữ liệu của các đối tác chiến lược cũng như đối thủ của mình. Để từ đó có một cái nhìn bao quát về chuỗi giá trị doanh nghiệp trước khi tiến vào đường đua chuyển đổi số.

Rà soát quy trình chuyển đổi số để đưa ra thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp

Đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại xem mình đã sẵn sàng hoàn toàn cho việc chuyển đổi số hay chưa. Hoạt động rà soát cho phép doanh nghiệp biết được công nghệ nào cần được cải tiến? Đâu là quy trình “lỗi thời” cần thay đổi? Khâu nào chưa sẵn sàng và hướng giải quyết như thế nào?  Để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Một lần nữa, những người đưa ra quyết định không nên dựa vào những suy luận trực quan của cá nhân mà cần nhìn vào những số liệu thực tế để tìm ra hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp.

Tạo ra văn hóa phản hồi mở

Chuyển đổi số không thể thành công nếu nó chỉ xuất phát từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Giao tiếp cởi mở là một thành phần quan trọng trong xây dựng quy trình chuyển đổi số. Phản hồi của người quản lý và nhân viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Bởi dựa trên phản hồi này, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa hiệu quả đào tạo. Để khuyến khích phản hồi mang tính xây dựng, hãy thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở, tinh thần cởi mở và cộng tác.

Cam kết chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số đều cho rằng những thay đổi về văn hoá doanh nghiệp khó khăn hơn là những thay đổi về công nghệ. Để toàn bộ nhân viên trong tổ chức hiểu rằng chuyển đổi số là hoạt động quan trọng thì nhà lãnh đạo cần làm rõ rằng chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp. Điều này cần phải được chứng minh thông qua các hành động, kế hoạch của công ty cũng như việc thành lập các nhóm chiến lược trong chuyển đổi số. Tất cả những điều đó báo hiệu cam kết của tổ chức trong vấn đề này.

Chuyển đổi số là một hành trình dài. Ở đó doanh nghiệp không chỉ phải nỗ lực không ngừng mà còn phải có một chiến lược chuyển đổi số cụ thể, rõ ràng dựa trên những phân tích thực tế cũng như sự kiên định, quyết đoán trong quá trình triển khai. Hy vọng rằng tất cả các doanh nghiệp sẽ sớm hội nhập với xu hướng toàn cầu này và tìm ra các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp phù hợp. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay 0904 805 255 để được tư vấn chuyển đổi số miễn phí.