Tổ chức đánh giá ngân hàng năm 2024

Kết quả xếp hạng và triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Agribank được giữ nguyên so với lần đánh giá gần nhất (07/9/2022) và bằng với mức xếp hạng và triển vọng xếp hạng quốc gia của Việt Nam (Ba2 Ổn định).

Kết quả xếp hạng và triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Agribank được giữ nguyên so với lần đánh giá gần nhất (07/9/2022) và bằng với mức xếp hạng và triển vọng xếp hạng quốc gia của Việt Nam (Ba2 Ổn định).

Việc giữ nguyên kết quả xếp hạng tín nhiệm Ba2 và triển vọng Ổn định phản ánh đánh giá của Moody’s về tình hình tín dụng ổn định của Agribank trong thời điểm hiện tại và kỳ vọng sẽ tiếp duy trì ổn định trong 12-18 tháng tới cùng với sự hỗ trợ của các chỉ số chất lượng tài sản ổn định và cơ cấu vốn vững chắc.

Theo Moody’s, tỷ lệ nợ xấu của Agribank tính đến cuối tháng 6/2023 vẫn giữ ở mức ổn định so với cùng kỳ năm trước cùng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, tốt hơn mặt bằng chung các ngân hàng Việt Nam, củng cố bộ đệm dự phòng vững chắc giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

Agribank là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với tỷ trọng đầu tư "Tam nông" chiếm trên 65% tổng dư nợ.

Lãnh đạo ngân hàng cho hay: Là ngân hàng 100% vốn nhà nước, Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và 03 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tính đến 30/6/2023, Agribank đã thực hiện cho vay 63.615 tổ vay vốn với hơn 1,21 triệu khách hàng, dư nợ cho vay đạt 195.712 tỷ đồng.

Agribank đang là ngân hàng có hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước với 2.223 chi nhánh và phòng giao dịch; 1 chi nhánh tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện khu vực miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ và hơn 3.500 ATM, trong đó có 573 CDM và Kiosk Agribank Digital.

Tính đến 30/6/2023, tổng tài sản đạt của Agribank đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng, nguồn vốn huy động thị trường 1 đạt hơn 1,68 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt hơn 1,46 triệu tỷ đồng.

Agribank tiếp tục khẳng định thương hiệu của Định chế tài chính được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao về uy tín và giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính tại Việt Nam với nhiều danh hiệu uy tín như: TOP10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023; TOP10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022; TOP10 Thương hiệu ngân hàng Việt Nam trong 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới (theo Bảng xếp hạng Brand Finance 2023), Agribank nhận giải Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2022 do ngân hàng JPMorgan, Standard Chartered, Citibank và Wells Fargo trao tặng…

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, từ đầu năm 2023 đến nay, Agribank đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Theo đó, đối với nhu cầu vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn chỉ từ 8%/năm. Với mức lãi suất cho vay hiện nay, Agribank mong muốn được chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Ước tính, Agribank tiết giảm hơn 1.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho vay, với 2,2 triệu khách hàng được hỗ trợ.

Tuy nhiên, việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam còn có nhiều thách thức. Giải pháp nào thúc đẩy xếp hạng tín nhiệm.

Khác với báo cáo tài chính, đánh giá về kết quả kinh doanh đã qua, xếp hạng tín nhiệm đánh giá khả năng tạo dòng tiền, uy tín trả nợ trong tương lai của doanh nghiệp.

Vì thế, việc phát triển xếp hạng tín nhiệm được xem là cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư ra quyết định góp vốn, qua đó cũng phát triển được thị trường vốn bền vững hơn. Bà Nguyễn Thị Hà Thanh, Trưởng phòng Quản trị Rủi ro, Công ty Chứng khoán BSC cho biết:

"Tôi đánh giá việc xếp hạng các tổ chức tài chính, các tổ chức phát hành thời điểm này là rất quan trọng vì thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu Việt Nam vừa trải qua giai đoạn rất khủng hoảng, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức . Và với vai trò là nhà đầu tư tổ chức thì việc tìm hiểu các trái phiếu có xếp hạng tốt cũng là một trong những cái mà chúng tôi rất quan tâm."

Tổ chức đánh giá ngân hàng năm 2024

Với việc nắm giữ 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating), Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Singapore chính thức tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam còn khá sơ khai và mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép, dẫn đến thị trường thiếu thông tin đánh giá về doanh nghiệp có khả năng so sánh tương đối về chất lượng tín dụng. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng xếp hạng tín nhiệm còn rất thấp cho thấy, doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FiinRatings: "Khó khăn xuất phát từ nhiều phía. Các đơn vị xếp hạng tín nhiệm phải thuyết phục được nhà đầu tư sử dụng xếp hạng tín nhiệm, và cái đấy là khó khăn lớn nhất. Muốn như vậy thì phải có uy tín và cung cấp thông tin rất là sâu. Tiếp theo là về phía doanh nghiệp thì không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng do đặc thù, do tình trạng, do chiến lực vốn của họ. Và đương nhiên 1 phần cũng là chi phí, lợi ích họ chưa thấy rõ giữa việc có xếp hạng tín nhiệm để có lợi ích trong việc huy động vốn rẻ hơn với kì hạn dài hơn so với phí bỏ ra."

Đề cập thêm về những hạn chế này, ông Đỗ Ngọc Quỳnh – Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam nhận định, do trình độ phát triển của thị trường cũng như cơ chế chính sách liên quan, sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp còn hạn chế: "Trong thời gian dài, hầu hết tổ chức phát hành, nhà đầu tư trong nước chưa có thói quen tiếp cận với dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nên nhu cầu trong phát hành hay giao dịch trên thị trường còn thấp. Hơn thế việc này phát sinh thêm thời gian, thủ tục, chi phí dẫn đến việc sử dụng dịch vụ này còn hạn chế. Ngoài ra, do chưa có quy định bắt buộc như kiểm toán độc lập nên tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng xếp hạng tín nhiệm còn rất thấp".

Để lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm phát triển, theo các chuyên gia, cần có cơ chế khuyến khích các bên tham gia. Ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Thay đổi tư duy và tiếp cận cách minh bạch hơn. Thứ hai là Nhà nước cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt là chi phí xếp hạng tín nhiệm, hoặc khuyến khích phát triển sự xếp hạng tín nhiệm. Tất cả quy định của pháp luật phải có lộ trình và bước đi để quy định tiến tới câu chuyện phát hành tín phiếu hoặc vay trái phiếu xanh, các tổ chức quốc tế phải được xếp hạng tín nhiệm".

Tổ chức đánh giá ngân hàng năm 2024

Ảnh minh họa: Tuoitre

Việc xếp hạng tính nhiệm doanh nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp tiệm cận với cácnguồn vốn vay dễ hơn và huy động được nguồn vốn với mức lãi suất tốt hơn bởi vìnó giúp minh bạch thông tin, tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào các hoạt động củadoanh nghiệp. Trên thế giới, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard & Poors’s, Moody’s, và Fitch đã đóng vai trò làngười cung cấp thông tin đáng tin cậy về chất lượng tín dụng của các nhà pháthành và các công cụ nợ trong nhiều thập kỷ qua.

Tin tức kinh tế

# Sáng nay, với 94,13% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, có hiệu lực từ 1.1.2025.

Một trong những điểm mới trong dự thảo luật vừa được thông qua là chủ đầu tư chỉ được thu tiền cọc mua nhà trên giấy (bất động sản hình thành trong tương lai) tối đa 5% giá bán, cho thuê mua và dự án đủ điều kiện mới được mở bán.

# Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của NHNN, tín dụng đến ngày 21/11 đã tăng 8,09%, dù đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu tăng 14% của cả năm.

# Cũng liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, đến hết tháng 9, lượng tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổ chức kinh tế cũng gửi tiền vào ngân hàng nhiều bất ngờ.

Tổ chức đánh giá ngân hàng năm 2024

# Hôm nay (28/11), giá vàng nhẫn và vàng miếng đua nhau tăng mạnh. Trong khi giá vàng miếng chạm 73,5 triệu đồng/lượng (giá bán) và tiến gần mốc cao nhất lịch sử thì giá vàng nhẫn cũng lập đỉnh mới ở mức 61,9 triệu đồng/lượng.

Và sau khi giá vàng đạt 73,5 triệu đồng/lượng, nhiều người đã tới các cửa hàng để giao dịch khiến thị trường vàng ở Hà Nội sôi động hơn bình thường.

# Ngành hàng không hiện đang chịu áp lực phải giảm lượng khí thải khi hoạt động đi lại trên thế giới phục hồi sau đại dịch.

# Lạm phát toàn phần dự kiến giảm sẽ giúp "rút ngắn khoảng cách" với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

# Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo cho thấy tình hình tài chính tại các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á đã suy yếu trong quý III vừa qua.

# Từ tháng 12, Thái Lan sẽ tăng cường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thông qua hệ thống đường sắt.

# Thị trường có phiên biến động mạnh theo chiều tích cực khi hồi phục tốt từ phiên chiều nhờ cầu giá thấp đẩy mạnh nhập cuộc.

Đóng cửa, VNIndex đạt ngưỡng 1.095,4 điểm, tăng 7,4 điểm (+0,68%) và cao hơn đến 19 điểm so với mốc thấp nhất. VN30 quay lại dẫn dắt thị trường, chủ yếu nhờ sự đảo chiều ở nhóm Ngân hàng.

Hầu hết nhóm ngành đều khởi sắc trở lại từ vùng giá đỏ. Trong đó, nhóm Thép – Tôn mạ, Chứng khoán, Bất động sản, Ngân hàng, Thực phẩm đồ uống hút tiền tốt nhất.