Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị của

Độ tin cậy được đánh giá là chỉ số đo lường cực kỳ quan trọng khi quản lý thiết bị. Tiêu chuẩn tin cậy này được đánh giá dựa trên thời gian trung bình giữa những lần hỏng hóc (viết tắt là MTBF: Mean Time Between Failure) – một chỉ số đo lường khoảng thời gian giữa những hỏng hóc ngoài dự kiến của một tài sản trong doanh nghiệp.

Mục tiêu này của quy trình bảo trì là làm cho chỉ số MTBF ngày càng tăng cao. Để đảm bảo độ chính xác và tối ưu của phương pháp đo lường này, thời gian trung bình giữa những lần hỏng hóc MTBF luôn cần được cập nhập và được đánh giá hàng năm.

Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị của
Theo dõi chất lượng máy móc thường xuyên để đảm bảo chất lượng bảo trì

Đâu Là Nguyên Nhân Cốt Lõi Gây Ra Sự Cố Hỏng Hóc Trong Quá Trình Hoạt Động

Xác định định nguyên nhân hỏng hóc để tìm hướng giải quyết chính chính là điều tiên quyết của tiêu chuẩn đánh giá bảo trì tiếp theo. Những thông tin về lý do tại sao lại xảy ra sự cố hỏng hóc được tổng hợp lại sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả giải pháp quản lý bảo trì. Từ chính nguyên nhân được phân tích ấy, bạn sẽ có thể lý giải được một số câu hỏi như:

  • Liệu nhân viên vận hành máy của bạn đã tận dụng triệt và hiệu quả để những kiến thức được đào tạo?
  • Có phải máy móc hỏng hóc bởi vì thời gian sử dụng quá lâu, phụ kiện quá cũ không?
  • Liệu team bảo trì của bạn đảm bảo chất lượng của vật tư phụ tùng thay thế?

Có Bao Nhiêu Công Việc Bảo Trì Được Phục Vụ Đúng Hạn?

Tiếp theo, bạn cũng nên kiểm tra xem liệu tổ chức, doanh nghiệp của bạn có đang bảo trì máy móc thiết bị đúng cách, đúng chuẩn. Đánh giá tỷ lệ phần trăm công việc bảo trì thực hiện đúng hạn chính là một chỉ số có ích đối trong việc dự đoán và khắc phục kịp thời những sự cố hỏng hóc đã/sẽ xảy ra như thế nào?

Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị của
Luôn kiểm soát công việc bảo trì được phục vụ đúng hạn

Công Việc Bảo Trì Của Bạn Được Thực Hiện Hiệu Quả Như Thế Nào?

Để có một cái nhìn rõ hơn về tiêu chuẩn đánh giá bảo trì chất lượng của bạn, cần so sánh giữa chỉ số giữa 2 loại: bảo trì phòng ngừa so với bảo trì theo phản ứng. Chỉ số KPI bảo trì này sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp lý tưởng cho việc chi tiêu thông minh vào các khoản bảo trì máy móc thiết bị.

Tìm hiểu thêm về chỉ số KPI bảo trì tại: Hướng dẫn theo dõi chỉ số KPI bảo trì phù hợp với doanh nghiệp

Dựa theo thực tế, bảo trì phòng ngừa thường tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với bảo trì theo phản ứng. Phương án bảo trì này giúp doanh nghiệp theo dõi sát số lượng khóa đào tạo training cho mỗi nhân viên bảo trì hằng năm; từ đó đánh giá được chất lượng của việc ứng dụng thực tiễn của những kiến thức đó.

Số Lượng Phàn Nàn Từ Người Sử Dụng Cuối Cùng

Máy móc thiết bị của doanh nghiệp được cán bộ nhân viên khi sử dụng đánh giá tốt. Số lượng phản hồi từ người sử dụng cuối cùng sẽ cung cấp chỉ số KPI vô cùng quan trọng đối với quy trình bảo trì. Để hiểu được chất lượng thực sự sản phẩm của công ty bạn, thu thập và phân tích những phản hồi từ người sử dụng là điều rất cần thiết.

Chính vì thế, sử dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị cho phép tùy chỉnh cấu hình, theo dõi những feedback thường xuyên từ người sử dụng sẽ giúp bạn quản lý chủ động hơn trong việc thay đổi phần mềm quản lý bảo trì thiết bị theo hướng tích cực.

Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị của
Theo dõi phản ánh từ người dùng thiết bị để đưa ra phản ứng kịp thời trong bảo trì

Chi Phí Bảo Trì Cho Mỗi Tài Sản

Bạn phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bảo trì cho mỗi máy móc thiết bị? Những chi phí bảo trì thực hiện có thật sự cân xứng so với chi phí được dự trù?

Theo dõi những con số về chi phí sửa chữa sẽ giúp bộ phận quản lý bảo trì tìm ra những nguồn lực cần thiết trong quy trình bảo trì máy móc thiết bị và xác định mức chi phí cần bỏ ra nhiều hay ít. Với chỉ số về tiêu chuẩn đánh giá bảo trì này, bạn có thể dễ dàng quản lý được toàn bộ tài sản của mình, bao gồm cả máy móc thiết bị và vật tư phụ tùng.

Bất cứ một công việc nào cũng cần có một tiêu chuẩn đánh giá riêng để được vận hành theo đúng chuẩn và đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất khi nghiệm thu. Bảo trì tài sản, máy móc thiết bị cũng vậy, 06 tiêu chuẩn đánh giá bảo trì quan trọng trên đây sẽ giúp các nhà quản lý vận hành tổ chức, doanh nghiệp tốt hơn; tạo đà thúc đẩy phát triển vững vàng, gặt hái thành công.

+ Thiết bị mới, chưa sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng (mức độ sử dụng ít), được bảo dưỡng kỹ thuật tốt.

+ Hình thức tổng thể bên ngoài và các bộ phận có thể quan sát được trông như mới.

+ Thiết bị vận hành tốt, thực hiện tốt tất cả các tính năng theo như thiết kế.

+ Các cụm chức năng và chi tiết ngoại vi còn đầy đủ. Các bộ truyền động chưa có dấu hiệu mài mòn,…

+ Hệ thống điều khiển còn nguyên vẹn, đảm bảo độ tin cậy và chính xác khi hoạt động.

(2)

80% → 90%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, có thể vừa được sửa chữa, hoàn chỉnh, đang vận hành sản xuất tốt, thực hiện tốt tất cả các tính năng theo như thiết kế.

+ Hình thức tổng thể bên ngoài tốt, còn lớp sơn nguyên thủy hoặc được sơn tân trang kỹ lưỡng, đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp, …

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi đầy đủ. Một số cụm đã được sửa chữa, thay mới. Không có chi tiết nào mòn rõ rệt.

+ Hệ thống điều khiển tốt, đảm bảo đầy đủ các chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị.

+ Tại thời điểm khảo sát và trong thời gian hoạt động nhất định sắp tới, thiết bị không có dấu hiệu cần phải bảo dưỡng bổ sung (ngoài bảo dưỡng định kỳ) hoặc sửa chữa.

(3)

70% → 80%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, có thể đã từng được sửa chữa, hoàn chỉnh.

+ Thiết bị đang vận hành sản xuất tốt, có khả năng sử dụng đúng như hoặc gần bằng với công suất, tính năng thiết kế.

+ Hình thức tổng thể bên ngoài khá tốt, không bị rỉ sét, lớp phủ bề mặt (sơn, xi mạ) bị bong tróc nhẹ, không đáng kể, không có dấu hiệu nứt vỡ…

+ Các cụm chức năng chính còn đủ, một vài chi tiết ngoại vi bị mất mát hoặc hư hỏng, các bộ truyền động đã có dấu hiệu mài mòn.

+ Hệ thống điều khiển đảm bảo tính năng hoạt động.

+ Thiết bị có khả năng vận hành khá tốt, ổn định. Tuy nhiên để thỏa mãn mục đích sử dụng như công suất, năng lực thiết kế ban đầu, thiết bị cần phải được tân trang, sửa chữa nhỏ hoặc thay mới và cân chỉnh lại một vài bộ phận.

(4)

60% → 70%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất khá tốt. Đã qua tân trang, sửa chữa.

+ Hình thức tổng thể bên ngoài trung bình khá, lớp phủ bề mặt bị bong tróc, trầy xước, sét.

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi hoạt động khá tốt tuy nhiên đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng. Các bộ truyền động mòn rõ rệt.

+ Hệ thống điều khiển hoạt động khá.

+ Thiết bị làm việc ở mức độ trung bình khá, không ổn định, không thỏa mãn đầy đủ mục đích sử dụng theo đúng chức năng và công suất theo thiết kế. Để thỏa mãn đầy đủ mục đích sử dụng thiết bị cần phải được sửa chữa cân chỉnh lại (mức trùng tu).

(5)

50% → 60%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất. Bảo dưỡng kém chưa được tân trang sửa chữa (kể từ ngày đưa vào sử dụng).

+ Hình thức tổng thể bên ngoài trung bình kém. Lớp phủ bề mặt bị bong tróc, rỉ sét. Các chi tiết ngoại vi bị gãy nở, sứt mẻ, hư hỏng, thang máy bám đầy dầu mỡ, bụi bẩn.

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi hoạt động khá tốt tuy nhiên đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng. Các bộ truyền động mòn rõ rệt.

+ Hệ thống điều khiển hoạt động ở mức trung bình, có dấu hiệu chắp vá, dễ hư hỏng.

+ Thiết bị làm việc không ổn định, dễ bị hỏng hóc. Không thỏa mãn mục đích sử dụng theo đúng chức năng, công suất thiết kế. Để phục hồi chức năng máy cần được sửa chữa, cân chỉnh lại (trên mức trùng tu).

(6)

40% → 50%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng. Bảo dưỡng kém.

+ Hình thức tổng thể bên ngoài tồi tàn, tương tự mức 5

+ Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn nhiều. Các chi tiết ngoại vi mất mát, hư hỏng.

+ Hệ thống điều khiển cũ kỹ, hư hỏng cần phải sửa chữa, phục hồi mới sử dụng được.

+ Thiết bị không còn khả năng làm việc. Nhưng còn khả năng sửa chữa phục hồi (đại tu).

(7)

30% → 40%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng (đang chờ sửa chữa).

+ Hình thức tổng thể bên ngoài tồi tàn, thân máy rỉ sét, bong rộp từng mảng.

+ Các cụm chức năng chính và phụ hư hỏng nặng. Hầu hết các chi tiết ngoại vi bị tháo dỡ, mất mát, hư hỏng.

+ Hệ thống điều khiển có tình trạng tương tự mức 6.

+ Thiết bị không còn khả năng làm việc. Có thể đại tu phục hồi nhưng không kinh tế.

(8)

<30%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng một thời gian dài, hư hỏng hoàn toàn.

+ Không còn khả năng phục hồi. Chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy hoặc bán phế liệu.