Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

Và trong thực tế, mới đây câu chuyện của GS Văn Như Cương (Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) về việc bảng điểm của học sinh nộp vào trường điểm 9, 10 đã gây ra nhiều tranh luận. Giỏi toàn diện như vậy có tốt hay không?

Câu chuyện Alibaba

Một phụ huynh đã từng có một bài viết về chuyện giỏi toàn diện với sự liên tưởng hình ảnh rất thú vị. Chị kể bài thi của con toàn điểm 9, 10; nhận xét trong sổ thì toàn trên mây. Bạn bè của con cũng như vậy cả... Con chị được nhận xét là học sinh tiêu biểu, nghĩa là giỏi toàn diện. Nhưng với chị, khái niệm đó là một cái mê cung rất nhảm, nó làm cho mình chả biết nên đi đường nào, vì môn nào cũng là sở trường cả

Như câu chuyện “Alibaba và 40 tên cướp”. Khi một tên cướp đi tìm nhà Alibaba và đánh dấu chéo trên nhà để đồng bọn tìm đến, cô hầu gái Morgiana đã đánh dấu tất cả các ngôi nhà khác cùng ký hiệu. Điều này làm cho bọn cướp không thể phân biệt được mục tiêu của mình. Giống như chuyện học hiện nay. Chính giáo dục và nhà trường đã làm xuất sắc nhiệm vụ của cô hầu gái Morgiana, đánh dấu lên tất cả bọn trẻ con, cho giống hệt nhau. Với bảng điểm toàn 9 với 10, đố ai tìm được nhà của Alibaba nữa! Điều tai hại cũng từ câu chuyện của phụ huynh này chia sẻ. Một người bạn nhờ chị nói chuyện với con về việc chọn trường ĐH để thi. Nhưng chính em này cũng không biết mình thích nghề gì, thế mạnh ở đâu, dù 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện!

Quan điểm đào tạo toàn diện này từng là luận cứ của nhiều người trong cuộc tranh luận khá lớn trước đây về chuyện có nên bỏ trường chuyên hay không. Họ dựa trên một thực tế rằng học sinh học trường chuyên thường chỉ được đào tạo mạnh mẽ môn chuyên mà bỏ quên rất nhiều môn học cần thiết khác. Việc dạy “lệch” này còn để phục vụ cho chuyện “luyện gà chọi” ở các cuộc thi quốc gia và quốc tế. Nhưng ở phía đối diện, với cả ý kiến của những người đã học trường chuyên, cho rằng việc dạy như vậy để thúc đẩy, đào sâu điều học sinh mạnh nhất. Học sinh vẫn được học kiến thức các môn khác chứ không bỏ hẳn. Chính GS Ngô Bảo Châu cũng cho biết quan điểm của mình về giáo dục là phải tạo điều kiện cho các em có thể phát huy phẩm chất năng lực, và trường chuyên chính là để thực hiện mục đích đó.

Đánh thức tiềm năng

Mới đây, một đoạn video ngắn trên mạng tương tự những chuyện trên được một số facebooker nổi tiếng chia sẻ đang gây ra nhiều thích thú và tranh luận. Trong đoạn video có mặt nhiều nhân vật khá nổi tiếng và thành đạt trong xã hội: Ngô Thùy Ngọc Tú (sáng lập viên Công ty CP Giáo dục YOLA, danh sách 30 người tiêu biểu dưới 30 tuổi do Forbes bầu chọn), ThS-BS Lê Đình Phương (Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, BV Pháp - Việt), Ngô Thanh Hòa (Quán quân Master Chef VN mùa đầu tiên), Phan Gia Nhật Linh (đạo diễn phim Em là bà nội của anh)… Điều đặc biệt, họ được mời đến để trả lời một số câu hỏi rất “phổ thông”: 100 là bao nhiêu? Khí nào có nhiều nhất trong không khí? Eureka là câu nói nổi tiếng của ai? Nguyên lý “Tảng băng trôi” của tác giả nào? Tất cả họ không ai có thể trả lời được những câu hỏi về kiến thức phổ thông này!

Nhưng thật ra, điều đó không lạ. Và cũng không phải vấn đề quá lớn. Họ không hề cảm thấy ngại ngùng với kiến thức các môn học mà mình không giỏi, không biết. Thái Mỹ Phương (học thạc sĩ thiết kế minh họa, ĐH Brighton, Anh), họa sĩ minh họa nổi tiếng nhiều bộ truyện tranh best-sellers và hơn 100 bìa sách, cho rằng nếu bạn không giỏi toàn diện thì không sao cả. Thậm chí, Đỗ Hải Anh (giảng viên, diễn viên múa ballet và đương đại, quán quân So You Think You Can Dance mùa thứ 4), cho rằng khi bạn dở tất cả các môn từng học, nghĩa là bạn sẽ giỏi ở một môn nào đó mà bạn chưa từng dụng đến.

Điều quan trọng nhất, như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nói: “Hãy lắng nghe tiếng gọi bên trong của mình. Bạn thích cái gì và bạn giỏi cái gì”. Chị Ngô Thùy Ngọc Tú cũng quan niệm, trong mỗi người sẽ luôn có những ước mơ chờ được đánh thức và những khả năng chờ được khai phá. Điều duy nhất ta cần làm là khám phá ra khả năng ấy.

Tại khoản 1 Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:

Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
...

Như vậy, năm học 2023-2024 học sinh lớp 6,7,8 sẽ được điều chỉnh bởi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và học sinh lớp 9 sẽ được điều chỉnh bởi Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

Do đó, cách xét điểm học sinh giỏi cấp 2 được xác định như sau:

Đối với học sinh lớp 6, 7, 8 đạt học sinh giỏi khi:

- Có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt;

- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Đối với học sinh lớp 9 đạt học sinh giỏi khi:

- Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên;

Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

Cách xét điểm học sinh giỏi cấp 2 mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách xếp loại học lực lớp 6,7,8 mới nhất 2023?

Tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6,7,8 như sau:

Cách xếp loại học lực của học sinh theo môn học:

*Trường hợp môn học đánh giá bằng nhận xét:

- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

*Trường hợp môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

Cách xếp loại học lực trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt cụ thể như sau:

Mức Tốt:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Mức Khá:

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Mức Đạt:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Cách điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức tốt và mức khá chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Hướng dẫn cách xếp loại học lực lớp 9 mới nhất 2023?

Tại Điều 10 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về cách xếp loại học lực lớp 9 như sau:

Trường hợp các môn học đánh giá bằng cho điểm

- Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định như sau:

Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

- Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:

Tiêu chí đánh giá học giỏi toàn dia65n năm 2024

- ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Trường hợp các môn học đánh giá bằng nhận xét

- Xếp loại học kỳ:

+ Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số điểm kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.

Học sinh giỏi cấp 2 cần bao nhiêu điểm?

Theo Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đối với học sinh giỏi như sau: - Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên.

Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt là gì?

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên; [...]

Học sinh tiên tiến xuất sắc là gì?

Học sinh tiên tiến chính là danh hiệu cho học sinh có học lực khá và hạnh kiểm khá trở lên. Lưu ý: Trong năm học 2023-2024, Danh hiệu học sinh tiên tiến chỉ áp đụng đối với học sinh lớp 9 và 12 (áp dụng theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT).

Danh hiệu học sinh xuất sắc là gì?

Theo thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT thì danh hiệu học sinh xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.