Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái năm 2024

Đô thị sinh thái (Ecocity) bắt nguồn từ những năm 80 của TK XX được các học giả người Đức phát triển nhiều ý tưởng xây dựng. Lúc đầu, đô thị sinh thái này chủ yếu tập trung vào sự trao đổi những hoạt động diễn ra trong đô thị như năng lượng, nước, chất thải, khí thải,…

Mô hình này khá phổ biến ở châu Âu và Đức. Ở Pháp, Chính phủ không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng đô thị sinh thái. Và khu Confluence ở Lyon (Pháp) là một trong những đô thị kiểu mẫu về không gian xanh, tiết kiệm năng lượng, kết hợp sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến mà nó được vinh danh tại nhiều giải thưởng.

Ở châu Á tiêu biểu là dự án đô thị sinh thái ở Fujisawa tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Khu vực này hiện có 1.000 nhà ở và nhiều dịch vụ tiện ích. Dự án này trang bị nhiều thiết bị thông minh với khả năng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sẵn có. Ứng dụng hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời có thể giảm đến 70% nhu cầu sử dụng điện cho từng hộ gia đình.

Tiêu chuẩn đô thị sinh thái của quốc tế

Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái được chia thành các nhóm chính:

  • Tái cơ cấu đô thị: phát triển kiến trúc đô thị và sử dụng đất hợp lý.
  • Ưu tiên thứ tự giao thông: đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng bằng xe điện, tàu điện ngầm, xe bus và cuối cùng xe ô tô.
  • Năng lượng: ưu tiên dùng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió,… và hạn chế sử dụng tài nguyên không thể tái tạo.
  • Xã hội: đảm bảo kiến trúc, thiết kế tại chỗ và sinh hoạt cho người dân, giáo dục, việc làm,..
  • Nông nghiệp.
  • Quy hoạch cơ sở hạ tầng.
  • Kinh tế và chính sách, thể chế quản lý.

Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái năm 2024

Đô thị sinh thái ở Việt Nam

Nước ta vẫn chưa có quy định và chưa xây dựng tiêu chí cụ thể về các đô thị sinh thái như thế nào. Theo một số nhà nghiên cứu thì đô thị sinh thái có thể dựa vào các tiêu chí như kiến trúc công trình, đa dạng sinh học, đô thị, công nghiệp và giao thông.

Đô thị sinh thái vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ và cần nhiều thời gian để tập trung phát triển vào thực tế. Ngoài ra, các yêu cầu về đô thị cũng ngày càng được nâng cao hơn về hình thức và khả năng ứng dụng cao.

Với công trình xây dựng đô thị tiêu thụ tới 70% tổng năng lượng tiêu thụ. Gắn liền với tiêu chí sinh thái, công trình kiến trúc phải được xây dựng và thiết kế đảm bảo các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm lượng chất thải ra bên ngoài cũng như kiến tạo môi trường xanh trong nhà,…

Đối với giao thông vận tải, đô thị xanh giúp thúc đẩy việc giảm nhu cầu di chuyển của các phương tiện cơ giới như xây dựng phần đường cho người đi bộ và người đi xe đạp. Thêm vào đó, cũng nên tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chuyển đổi sử dụng sang xăng sinh học, giảm sử dụng xăng có mức phát thải lớn.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ đô thị sinh thái mà ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế. Thúc đẩy các lĩnh vực tái sử dụng sản phẩm phụ và giảm quá trình vận chuyển hàng hóa để tránh phát thải khí nhà kính.

Cần đẩy mạnh các quy trình tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường, tập trung sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để thay thế hoàn toàn việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng đốt nhiên liệu hóa thạch. Phải đảm bảo các đô thị tiếp cận có hiệu quả với chất lượng không khí và nguồn nước sinh hoạt sạch, quản lý cũng như kiểm soát chất thải hợp lý.

Hiện Tập đoàn Novoland cũng đẩy mạnh phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Biên Hòa, Đồng Nai như dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City rộng hàng trăm ha. Dự án này không chỉ tôn vinh không gian xanh mà còn kết nối với nhiều mảng xanh nhằm tạo ra nhiều lợi ích cho con người. Đồng thời ở đây cũng tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích nhằm kiến tạo lối sống thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng sống đầy tiện nghi.

10:53:02 31/08/2006 Trong thời gian gần đây khái niệm "đô thị sinh thái" được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng môi sinh của đô thị với các tiêu chí rất cụ thế nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư dân1 đô thị. Khơi nguồn cho trào lưu này là hội thảo quốc tế của Liên hiệp quốc về "Thành phố và sự phát triển bền vững" diễn ra ở Rio de Janeiro, Brasil năm 1992. Sau đó Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế gới Organisation de coopération et de développement économiques chính thức ban hành một chương trình có tên là "Thành phố sinh thái" Ville écologique2 được đánh dấu bằng hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc năm 1996.

Tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái năm 2024

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì "Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên"3, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register4 về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.6266.1122' /> Hình 1: Dự án tiểu khu đô thị sinh thái Christie Walk

Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới tên gọi Thành phố vườn Garden-City, là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer Howard5 nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu quá trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan rộng trong cộng đồng Châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới, và lúc bấy giờ được xem như công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đang là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa. Đối với các nước công nghiệp, đây là bước tất yếu trong quá trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát triển, đô thị hóa ở quy mô lớn thực tế là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, phát sinh từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp, tạo thành các khu dân cư đông đúc. Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị.