Thuốc nam chữa tắc tĩnh mạch chi dưới

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm trong các bức tường của các tĩnh mạch ở hiện diện huyết khối. Các viêm nhiễm, trong mức độ khác nhau. Có thể tham gia các mô mạch máu xung quanh.Viêm tắc tĩnh mạch chi không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và cản trở sinh hoạt.Điều trị bệnh này ngoài dùng thuốc cần kết hợp với thay đổi lối sống chế độ vận động dinh dưỡng cần luyện tập thói quen đeo băng chun áp lực . Trên lâm sàng thường kết hợp điều trị cả đông và tây y để nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Định nghĩa:

  • Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới còn gọi là huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Là tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới, vị trí thường ở các tĩnh mạch sâu vùng cẳng chân, vùng đùi, khoeo, tĩnh mạch chậu do sự hình thành cục máu đông gây lấp lòng mạch.

Nguyên nhân

  • Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi chưa được xác định rõ ràng nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch chân gây ra do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên đã được xác nhận như:
  • Quá trình thoái hóa do tuổi tác, do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, Ít vận động, phải mang vác nặng , người béo phì, …
  • Các nguyên nhân trên đã tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân. Làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân;
  • Các yếu tố nguy cơ như: chế độ làm việc [phải đứng nhiều, làm việc trong môi trường ẩm thấp], béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin..

Chẩn đoán chung

  • Biểu hiện lâm sàng tại chân bị huyết khối tĩnh mạch là các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau, tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, vì triệu chứng có thể không rõ ràng, cần đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh thuận lợi làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch chi dưới.

Cần phân biệt viêm tắc tĩnh mạch chi dưới với một số nguyên nhân khác cũng làm chân sưng to, đau:

– Tụ máu trong cơ: thường xuất hiện sau chấn thương

– Vỡ kén hoạt dịch sau khoeo chân: thường ở bệnh nhân có tuổi, thoái hoá khớp.

Chẩn đoán chính xác cục máu đông trong lòng tĩnh mạch khá đơn giản. Chỉ cần sử dụng một máy siêu âm có thể dễ dàng phát hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chi dưới, làm tĩnh mạch ấn không xẹp. Việc chẩn đoán sâu hơn, ví dụ tìm nguyên nhân bẩm sinh do rối loạn đông máu, hoặc nguyên nhân khác [ung thư, bệnh mạn tính], hay chẩn đoán biến chứng thuyên tắc phổi, thường đòi hỏi được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa tim mạch, có sẵn các thăm dò cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán.

Triệu chứng lâm sàng

a. Triệu chứng cơ năng:

– Đau tức 1 2 chân, cảm giác chuột rút.

– Nặng 2 chân sau khi nằm, đứng, ngồi lâu mất hoặc giảm đi khi bệnh nhân đi lại

– Đau nhiều khi có viêm tắc tĩnh mạch kèm theo.

b. Triệu chứng toàn thân:

– Có hội chứng nhiễm trùng nếu có viêm tắc tĩnh mạch.

– Bệnh lý tim mạch, hô hấp kèm theo

c. Triệu chứng thực thể:

– Chi dưới nổi các búi tĩnh mạch.

– Đám xuất huyết trên da.

– Vết loét .

– Sờ các tĩnh mạch, thấy tĩnh mạch sơ xơ cứng.

– Khám các cơ quan khác: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,…

– Nghiệm pháp: Schwarz, ho,Trendelenburg và nghiệm pháp Perthe.

Xét nghiệm lâm sàng Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới

+ Đo áp lực tĩnh mạch sâu chi dưới:

– Bình thường 9/10 lượng máu về của chân là nhờ các tĩnh mạch sâu. Hoạt động của các tĩnh mạch sâu này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của vận động các cơ ở chân.Khi co bóp,các cơ này tạo nên áp lực đẩy máu về tim và hút máu từ hệ tĩnh mạch nông vào hệ tĩnh mạch sâu.

+ Chụp X.quang tĩnh mạch chi dưới:

– Có thể xác định được hình thái,vị trí,mức độ các tĩnh mạch giãn. Đặc biệt có thể xác định được vị trí các chỗ tắc hoặc nghẽn của tĩnh mạch.

+ Phương pháp đo sự thay đổi thể tích [Plethysmography]:

Có nhiều phương pháp đo sự thay đổi thể tích được áp dụng trong chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới:

– Phương pháp đo thay đổi thể tích tĩnh mạch: vì lưu lượng của dòng máu tĩnh mạch tỉ lệ nghịch với sức cản của tĩnh mạch. Do đó có thể đánh giá được mức độ tắc tĩnh mạch bằng việc đo mức độ thay đổi thể tích của tĩnh mạch cẳng chân ở các thời điểm trước và sau bỏ ép tĩnh mạch ở gốc đùi.

– Phương pháp đo thay đổi thể tích cẳng chân: khi vận động,các cơ co bóp có tác dụng như một bơm hút làm tăng lưu lượng máu tĩnh mạch về tim và do đó làm giảm thể tích cẳng chân.Khi ngừng vận động,nếu van tĩnh mạch bị suy thì dòng máu tĩnh mạch trào ngược sẽ nhanh chóng làm tăng thể tích chung của cẳng chân.Do đó,việc đo tốc độ thay đổi thể tích cẳng chân trước và sau vận động sẽ đánh giá được mức độ suy của van tĩnh mạch.

+ Phương pháp chụp siêu âm Doppler kép:

-Đây là phương pháp kết hợp chụp siêu âm Doppler và chụp siêu âm. Hình chụp siêu âm cho phép thấy được các mạch máu nằm ở dưới. Nhờ đó có thể định vị chính xác các tĩnh mạch để dùng xung siêu âm Doppler. Dánh giá dòng máu của các tĩnh mạch đó. Hiện nay đây là phương pháp có giá trị chính xác nhất để đánh giá tình trạng suy chức năng tĩnh mạch [thông qua tốc độ dòng máu tĩnh mạch trào ngược].

Biến chứng Viêm Tắc Tĩnh Mạch Chi Dưới

Nếu không được điều trị tốt,bệnh có thể gây ra các biến chứng sau:

+ Thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da,loét,nhiễm trùng,chảy máu tại ổ loét…làm mất khả năng lao động của bệnh nhân,thậm chí có khi phải cắt cụt chân.

+ Viêm nghẽn các Tĩnh mạch sâu [do hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân]. Làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Có trường hợp tạo nên cục tắc di chuyển lên gây tắc động mạch phôỉ dẫn tới tử vong đột ngột.

Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng, siêu âm doppler mạch máu… các chuyên gia sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh.

Kết hợp với các phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh – chữa bệnh trong gian đoạn mới bắt đầu của bệnh

→ Điều trị bằng MÁY NÉN ÉP TRỊ LIỆU SUY GIÃN TĨNH MẠCH

phương pháp tiết kiệm chi phí vô cũng hữu ích cho người bệnh đó là điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng MÁY NÉN ÉP TRỊ LIỆU SUY GIÃN TĨNH MẠCH

  • Máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch có công dụng co bóp tạo áp lực bằng hơi lên các mạch máu bị tắc ngẽn. Mạch máu bị cứng, bị phình to , bị tê buốt. Làm cho các tĩnh mạch hoạt động, giúp bơm lượng máu bị đọng lại ở phần dưới di chuyển đi khắp cơ thể tạo thành tuần hoàn máu lưu thông kinh mạch [ rất tốt cho cơ thể]. Ngoài ra máy nén ép trị liệu còn có chức năng xoa bóp. Mát xa tạo cảm giác êm ái thư dãn khi bị nhức mỏi.

Hệ thống nén ép trị liệu WonJin Mulsan. Bao gồm những túi khí được sử dụng để tạo áp lực truyền từ máy nén khí. Giúp xoa bóp lên vùng eo, tay hoặc chân. Có các chế độ xoa bóp: liên tục và ngắt quẵng, có thể tùy chọn khoang xoa bóp theo yêu cầu điều trị. Áp lực khí gây tác động vào các mạch huyết giúp máu lưu thông đi khắp cơ thể. Từ đó giám thiểu triệu chứng phù nề bạch huyết.

áp dụng điều trị 1 số bệnh dùng máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

Video liên quan

Chủ Đề