Uống rượu khi không biết mình mang thai

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên 413 phụ nữ từ 19-41 tuổi trong khoảng thời gian là 4 năm và theo dõi tối đa 19 chu kỳ kinh nguyệt. Những người phụ nữ này được theo dõi và báo cáo hàng ngày họ đã uống bao nhiêu rượu và loại rượu nào. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng thu thập thông tin về các yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh, hút thuốc, béo phì, sử dụng các phương pháp ngừa thai và ý định mang thai. Sau đó những phụ nữ này cung cấp mẫu nước tiểu vào ngày đầu tiên và ngày thứ hai của mỗi chu kỳ kinh nguyệt để kiểm tra xem có thai hay không.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, uống nhiều rượu trong bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt đều làm giảm xác suất thụ thai so với những người không uống rượu. Cụ thể uống nhiều là hơn sáu ly rượu mỗi tuần, uống vừa phải là ba đến sáu ly một tuần và uống say là bốn ly trở lên trong một ngày. Mỗi ly chứa 355 ml bia, 148 ml rượu vang, 44ml rượu mạnh.

Uống rượu làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ.

 Trong giai đoạn hoàng thể, tức là hai tuần cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt trước khi bắt đầu ra máu và khi quá trình làm tổ xảy ra, không chỉ uống nhiều rượu mà cả uống vừa phải cũng làm giảm tỷ lệ thụ thai khoảng 44% so với những người không uống rượu. Vào thời điểm rụng trứng, thường là vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, uống nhiều rượu hoặc say xỉn làm giảm đáng kể cơ hội thụ thai đến 61% so với những người không uống rượu. Mỗi ngày uống thêm rượu bia có liên quan đến việc giảm khoảng 19% tỷ lệ thụ thai trong giai đoạn hoàng thể và giảm 41% trong giai đoạn phóng noãn.

Theo cơ chế sinh học, các nhà nghiên cứu cho biết, uống rượu ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, do đó không có trứng nào được phóng thích trong thời kỳ rụng trứng của chu kỳ và rượu cũng làm ảnh hưởng đến khả năng trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy, cần có một lối sống lành mạnh, đặc biệt là đối với những phụ nữ muốn thụ thai thì không nên uống rượu bia. 


Khi mang thai người mẹ uống bao nhiêu rượu thì con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ. Nếu trong máu mẹ có mức rượu là 0.3% thì ở thai nhi cũng là 0.3%. Nhưng, nhờ cơ thể to lớn hơn với các chức năng hoàn hảo của lá gan nên người mẹ phân hủy rượu nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày. Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn là uống lai rai kéo dài trong nhiều năm.

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn rằng, tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít. Nhưng ý kiến chung của các giới chức y tế vẫn là: khi người mẹ mang thai thì không có một liều lượng nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Tác hại của rượu

Sau khi uống, chất rượu ethanol được chuyển thành acetaldehyde, gây độc hại lên tế bào thai nhi. Các nhà chuyên môn đã đưa ra một số giải thích ảnh hưởng này như sau:

  • Rượu tương tác với chất prostaglandin, một chất có liên hệ rất nhiều tới sự tăng trưởng và các chức năng của thai nhi.
  • Rượu làm giảm sự lưu thông máu từ mẹ qua con, do đó chất dinh dưỡng, dưỡng khí giảm và tế bào thai nhi bị suy yếu, kém tăng trưởng.
  • Rượu cũng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất kẽm và magnesium, hoặc làm thay đổi các yếu tố [enzymes], lượng kích thích tố như corticosteroid, kích thích tố tăng trưởng. Mỗi người, mỗi chủng tộc có những enzyme khác nhau để phân hủy rượu, nên ảnh hưởng của rượu thay đổi tùy người và tùy giống nòi.
  • Rượu làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, đưa đến thay đổi hình dạng, kích thước, làm chậm tăng trưởng và chậm phân bào. Mọi tế bào đều bị ảnh hưởng, nhất là tế bào thần kinh vào giai đoạn đầu của thời kỳ có thai.
  • Rượu cũng giảm khả năng tổng hợp các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh cho nên các hoạt động trí não bị ảnh hưởng rất nặng.
  • Rượu cũng gây nhiều tác hại cho chính bản thân những người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai. Họ dễ bị băng huyết, nhau tách sớm, sẩy thai…

Tác hại lâu dài

Tác hại của rượu lên thai nhi không chỉ trong một thời gian ngắn, mà còn kéo dài hầu như mãi mãi về sau. Tùy theo độ tuổi của đứa trẻ khi lớn lên, các tác hại này có những biểu hiện khác nhau:

  • Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.
  • Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được mầu sắc; khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.
  • Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng, trẻ ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên các em thích cô đơn, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu.
  • Hầu hết các em có chỉ số thông minh [IQ] thấp, khoảng 68 so với chỉ số bình thường là 100. Khả năng đọc, hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp. Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền. Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hoạt động, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.
  • Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, có hành động dục tính không hợp lý, nghiện rượu và thuốc cấm, có vấn đề trong hành vi, cư xử…

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không phục hồi được. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu giây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn. Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

Dấu hiệu của khuyết tật

Một hội nghị vào năm 1980 của các chuyên gia về Hội Chứng Alcohol Fetal Syndrome đã đề nghị là để định bệnh, phải có một trong các dấu hiệu của ba loại sau đây:

  1. Chậm tăng trưởng trước và sau khi sinh với thiếu cân, thiếu chiều cao, đầu nhỏ so với tuổi.
  2. Rối loạn về hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu bất bình thường các chức năng thần kinh, chậm phát triển về hành vi có hoặc có hư hao trí tuệ.
  3. Có ít nhất hai dấu hiệu bất thường về đầu – mặt như đầu nhỏ, mắt ti hí, mép trên rộng, môi trên mỏng, mũi ngắn, gò má dẹp.

VUI TẾT, THÊM BIA RƯỢU MẸ BẦU CẦN BIẾT.

Theo thống kê hằng năm, Việt Nam là nước có tỉ lệ tiêu thụ rượu bia đứng đầu thế giới. Khi chúng ta sử dụng rượu bia lâu ngày, các chất độc hại sẽ được tích tụ trong cơ thể và gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe. Đặc biệt là tết đến xuân về, tết là ngày vui, ngày đoàn viên của gia đình, gặp gỡ người thân, bạn bè thường ly rượu, cốc bia mở đầu câu chuyện cùng với lời chúc xuân may mắn. Nhưng mẹ bầu cần biết rượu, bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.


Theo thống kê hằng năm, Việt Nam là nước có tỉ lệ tiêu thụ rượu bia đứng đầu thế giới. Khi chúng ta sử dụng rượu bia lâu ngày, các chất độc hại sẽ được tích tụ trong cơ thể và gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe. Đặc biệt là tết đến xuân về, tết là ngày vui, ngày đoàn viên của gia đình, gặp gỡ người thân, bạn bè thường ly rượu, cốc bia mở đầu câu chuyện cùng với lời chúc xuân may mắn. Nhưng mẹ bầu cần biết rượu, bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.
Theo các nghiên cứu, khi dùng rượu, bia sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.Tuy nhiên theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ thì uống rượu bia tại bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ cũng có thể gây hại cho thai nhi. Cho dù là một cốc bia, một ly rượu, đồ uống pha chế hay kể cả là một ly rượu vang cũng đều chứa cồn và nó có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Khi uống, một phần rượu bia sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào cơ thể thai nhi. “Bà bầu” uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ “say rượu” vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Một lượng cồn lớn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu, bia khi mang thai thì thai nhi có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu của bào thai [Fetal alcohol spectrum disorders - FASD]. Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển [ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai], các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.

Ngoài ra, dù không uống nhiều, nhưng phụ nữ mang thai uống thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ. Do thói quen sử dụng rượu bia hằng ngày, kể cả trong thời gian mang thai, nhiều bà mẹ đã tự hại chính đứa con của mình. Việc uống rượu, bia trong khi mang thai sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi con phải sống và phát triển trong môi trường có chất cồn, cơ thể non yếu của trẻ sẽ không thể chống chọi lại với điều này. Chính vì thế đã có rất nhiều trường hợp thai bị tác động dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bia, rượu gây ra.
Không có một giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong thời gian mang thai của bạn. Đây là nhận định của David Garry, Phó giáo sư tại Đại học Y khoa Albert Einstein. Ông cũng cho biết uống rượu, bia với bất kỳ liều lượng nào và ở bất kỳ thời điểm nào trong khi mang thai cũng đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Đó là chưa kể đến việc bà mẹ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, nếu uống thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động trí não, gây mất tập trung, buồn ngủ, không tỉnh táo… ,hệ tiêu hóa cũng gặp rắc rối, gây các bệnh về đường ruột, dạ dày…

Nhiều chị em không biết mình mang thai nên lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu. Câu hỏi đặt ra là như vậy có tác hại gì không? Trong thực tế không có ngưỡng nào là an toàn bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu, bia khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chỉ lỡ uống 1 ít rượu trong 3 tháng đầu thì các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy dừng lại ngay vì bất cứ lý do gì. Còn nếu không biết có thai nên lỡ uống quá nhiều rượu thì các bà mẹ tốt nhất nên gặp bác sỹ để được tư vấn, kiểm tra sàng lọc, đặc biệt, theo dõi thường xuyên để phát hiện dị tật [nếu có] và xử trí kịp thời. Dị tật bẩm sinh liên quan đến rượu là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng quan trọng nhất, đó là chị em khi mang thai cần dừng ngay việc uống rượu, bia, càng sớm càng tốt cho thai nhi.

Không chỉ phụ nữ sử dụng rượu bia mới bị ảnh hưởng cả mẹ và con, nếu người chồng uống rượu khi vợ mang thai cũng gây những ảnh hưởng nhất định về tâm lý của vợ. Người vợ có thể cảm thấy không thoải mái [bởi mùi rượu, hoặc những hành động khó chịu của chồng khi say rượu…]./.
Các triệu chứng của hội chứng nhiễm độc rượu bào thai [FASD]

Do hội chứng này gây ra rất nhiều vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần nên các triệu chứng cũng rất đa dạng, từ nhẹ cho tới nặng, bao gồm:
• Đầu nhỏ
• Môi trên mỏng đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ và các bất thường khác trên khuôn mặt
• Chiều cao và cân nặng dưới mức trung bình
• Tăng động, thiếu tập trung; Kém phối hợp vận động
• Chậm phát triển trí tuệ và gặp phải những vấn đề về tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội
• Khả năng đánh giá yếu kém
• Gặp phải các vấn đề về thị giác, thính giác
• Khuyết tật khả năng học tập và trí tuệ
• Các bệnh tim mạch
• Dị tật tiết niệu
• Dị tật chi và ngón tay, ngón chân
• Dễ thay đổi tâm trạng

Do vậy mẹ bầu nên lưu tâm :

Trong khi mang thai mẹ uống rượu bia, con cũng sẽ hấp thụ.

Uống rượu bia nguy cơ xảy thai lớn.

Mẹ bầu sử dụng rượu bia nguy cơ con bị dị tật cao.

Mẹ bầu uống rượu bia con sẽ chậm phát triển.

Thai nhi kém phát triển nếu như mẹ dùng bia rượu.

Mẹ bầu uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa sau này.

Tổ Quản Lý Chất Lượng
BS Mạc Văn Thắng

Tags sức khỏe và đời sống suc khoe va doi song VUI TẾT THÊM BIA RƯỢU MẸ BẦU CẦN BIẾT. vui tet them bia ruou me bau can biet

Bài viết khác

  • TẮC TIA SỮA Ở BÀ MẸ VÀ CÁCH MASSAGE THÔNG TẮC
  • NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ EM F0 TẠI NHÀ
  • BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA THAI BÁM VẾT MỔ CŨ
  • XÉT NGHIỆM TINH DỊCH ĐỒ THEO PHIÊN BẢN MỚI NĂM 2021
  • TỔN THƯƠNG DA LIÊN QUAN ÁO CHOÀNG BẢO HỘ
  • ĐẶT THUỐC VÀO TRỰC TRÀNG ĐÚNG CÁCH
  • XỬ TRÍ SẶC SỮA Ở TRẺ NHỎ
  • NUÔI ĂN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH CHO TRẺ SINH NON
  • XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC UNG THƯ BUỒNG TRỨNG [ROMA TEST]
  • NHỮNG CHÉN CHÁO ẤM LÒNG SẢN PHỤ

Video liên quan

Chủ Đề