Thuần phong mỹ tục nghĩa là gì năm 2024

Luật Xuất bản 2012 của Việt Nam có khoản 1b, điều 10 quy định “Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản” với những cuốn sách: “Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.”

Thuần phong mỹ tục nghĩa là gì năm 2024

Hội sách mùa Thu 2016 thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm.

Vậy, thế nào là “phá hoại thuần phong mỹ tục”? Theo TS. Quách Thu Nguyệt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ thì: “Thuần phong mỹ tục là một khái niệm mênh mông, nhưng tôi có nghiên cứu luật, rồi tra từ điển, thì thấy được định nghĩa khá là đơn giản: đó là phong tục tập quán lành mạnh của dân tộc. Vậy mà đó là một trong 4 nội dung, 6 hành vi nằm trong điều 10 của Luật xuất bản mà mỗi người làm xuất bản sách phải thuộc nằm lòng”.

Tìm hiểu được biết, giáo trình xuất bản ở các nước có nền xuất bản phát triển, thì người ta không có quy phạm “phá hoại thuần phong mỹ tục”, mà chỉ lưu ý cụ thể vào bốn điểm: Không vu khống, thóa mạ cá nhân, tổ chức; không xúc phạm đời tư; tránh nội dung kích dục, dâm ô, tục tĩu và vấn đề đạo đức cầm bút, tôn trọng bản quyền, tác quyền…

Ở ta, nói “thuần phong mỹ tục” là nói tới đạo đức. Nhưng vì không được lượng hóa cụ thể như ở các nước, nên có những trường hợp cụ thể khi xảy ra đã tạo ra nhiều tranh cãi gay gắt từ nhiều phía: Cơ quan quản lý, Nhà xuất bản, đơn vị kinh doanh!

Lý giải về những khó khăn trong xác định tội “phá hoại thuần phong mỹ tục”, có người lý giải: Ở mỗi lĩnh vực có một đặc thù khác nhau. Với điện ảnh, biểu diễn, tội “phá hoại thuần phong mỹ tục” dễ nhận thấy, còn văn học, vì tính đa nghĩa của ngôn từ, đôi khi khó xử lý!. Có thể kể đến trường hợp như tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Sợi xích của Lê Kiều Như, Sát thủ đầu mưng mủ của Thành Phong… cơ quan quản lý đã thổi còi nhưng trong dư luận lại có nhiều ý kiến trái chiều. Có nhiều bạn đọc cho rằng, nó phản ánh đúng ngôn ngữ của giới trẻ lúc bấy giờ.

Hay như chuyện “Thúy Kiều khỏa thân” trên bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều (do Nhã Nam xuất bản vào năm ngoái nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du) đã được nhắc đến trong buổi tọa đàm có sự tham gia của Phó cục trưởng Cục Xuất bản Nguyễn Ngọc Bảo. Hình bìa vẽ Thúy Kiều đang tắm này hoàn toàn khác lạ so với bìa các ấn phẩm về Kiều trước đây, nên ngay khi được công bố đã lập tức gây xôn xao mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng hình bìa này “dung tục”, “đi ngược thuần phong mỹ tục Việt Nam”, “không xứng tầm kiệt tác văn học của dân tộc”. Đây là tác phẩm của danh họa Lê Văn Đệ-họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương, in trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du xuất bản năm 1942, được họa sĩ Tạ Quốc Kỳ Nam thiết kế lại. Cục Xuất bản khi đó đã phải vào cuộc bằng cách thành lập Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến về bìa sách. Kết quả: sách vẫn phát hành theo kế hoạch.

Thực tế cho thấy, nhiều loại sách dù cơ quan chức năng đã xử lý cấm phát hành nhưng ở các cửa hàng sách thỉnh thoảng vẫn thấy bán!

Hiện nay, một cuốn sách được xử lý về tội “phá hoại thuần phong mỹ tục” thường có hai cấp độ là Nhà xuất bản tự lập hội đồng thẩm định lại và Cục Xuất bản lập hội đồng xác định. Nhưng vì không thể có những chi tiết mang tính lượng hóa và thiếu sự đóng góp của giới chuyên môn nên vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu sự thống nhất. Bởi thực tế cho thấy, đã có những cuốn sách bị cấm nhưng không thuyết phục về chuyên môn, mệnh lệnh hành chính không thỏa mãn các bên liên quan làm ra cuốn sách-đó là nhà xuất bản và người viết.

Rõ ràng, việc lượng hóa các quy định trong thực hiện thuần phong mỹ tục là điều cần thiết và cần sớm được cụ thể hóa. Bởi lẽ nó không chỉ là “tiêu chí” hay nói cách khác cơ sở để các nhà viết sách, các Nhà xuất bản thực hiện, mà còn là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm văn hóa “thuần phong mỹ tục” trong hoạt động xuất bản hiện nay.

Nhưng việc khoe thân thể “hở hang” được cho là phản cảm và chia sẻ trên mạng như vậy sẽ xử phạt thế nào, e là việc rất khó với cơ quan chức năng. Chính người có chức trách quản lý hoạt động văn hóa ở Hội An cũng lấp lửng điều này bởi chưa có quy định nào xử lý việc ăn mặc hở hang. Nói khác đi, hình ảnh bị coi là dung tục ấy chỉ bị phản ứng bởi quan niệm thuần phong mỹ tục hoặc vấn đề đạo đức mà dư luận lên án. Nhưng nếu xử phạt vì “vi phạm thuần phong mỹ tục” thì vẫn bị cãi bởi chuẩn mực chưa được quy định trong điều luật nào. Khái niệm thuần phong mỹ tục cũng chưa có nội hàm rõ ràng trong các văn bản quy định pháp luật. Mà chừng nào chưa rõ thì còn hoang mang cảm tính và… cái dung tục sẽ tái hiện, thách thức mỹ tục thuần phong.

Hiện tại có cách hiểu về thuần phong mỹ tục được nhiều người tán đồng. Rằng phong tục là sắc thái, phong thái, bản sắc riêng của vùng miền, quốc gia, dân tộc; thuần là không lẫn, pha trộn với bất cứ thứ gì; còn mỹ là đẹp. Như vậy, thuần phong mỹ tục là những tập quán ứng xử tốt đẹp mang tính chất đặc thù, bản sắc của dân tộc hay cộng đồng tồn tại qua thời gian dài. Song giải thích vậy vẫn không rốt cùng ở chỗ cách cảm cách nghĩ, quan niệm về tập tục và cái đẹp, cả quan niệm đạo đức nữa, không bao giờ là bất biến và đồng nhất với sự vận động trong thời gian và không gian ở các cộng đồng khác nhau. Chẳng hạn hình ảnh “thả rông” của các cô gái đi du lịch ở Hội An bị phê phán nhưng có thể là chuyện bình thường ở “thành phố ma quỷ” Pattaya - nơi hội tụ đủ loại sex show của Thái Lan. Du lịch Hội An dị ứng với sự phô diễn điểm nhạy cảm thân thể phụ nữ có tính sexy, coi đó là dung tục, nhưng nhiều điểm đến du lịch trên thế giới lại cho phép điều đó.

Nhân đây cũng bàn rộng thêm chuyện ở Thái Lan, làm sản phẩm du lịch sex từng đem lại cho họ doanh thu khoảng 6,4 tỷ USD/năm, với lực lượng hành nghề khoảng 2 triệu người. Nhưng Thái Lan có quy định rất rõ khu vực nào được làm loại du lịch ấy, hành vi nào được phép, nhất là cấm ngặt việc chụp ảnh, quay phim các cô gái khỏa thân và phát tán lên mạng. Gần đây, để nỗ lực xóa bỏ tai tiếng “điểm đến sex tourism (du lịch tình dục)”, Tổng cục Du lịch Thái Lan công bố khái niệm du lịch SEXY (SEXY tourism concept). Sử dụng từ “sexy” vốn mang nghĩa gợi cảm, quyến rũ để thu hút sự chú ý của du khách, nhưng thực ra nội hàm khái niệm đã thay đổi với các tiêu chí mới: S (là chữ viết tắt của “Safety & Hygiene”, nghĩa là An toàn và Vệ sinh); E - (Environment Sustainability - Môi trường bền vững), X - (Extra Experience - Trải nghiệm bổ sung); Y - (Yield - năng suất).

Thuần phong mỹ tục khác biệt thì phải chấp nhận sự khác biệt, nhưng Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung cần phải có chế tài luật pháp quy định rõ ràng chuẩn mực hành vi ứng xử của du khách ở điểm đến mới xử lý được vi phạm.

Nhà nghiên cứu Sơn Nam sinh thời từng đề xuất “thời “mở cửa” của cải tạo xã hội, đổi mới, thiết tưởng ta nên hiểu nội dung của tục lệ xưa, rút ra vài nét cơ bản “không có không được”, rồi vận dụng linh hoạt tùy nơi thành thị, chốn thôn quê...” (chương Thuần phong mỹ tục Việt Nam trong cuốn “Nói về miền Nam”).

Xem ra việc gác đền giữ thuần phong mỹ tục chưa bao giờ là dễ dàng ứng biến phù hợp với sinh hoạt đời sống vậy.