Thpt hệ 12/12 là gì

Trước tiên tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 có đề cập đến các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Tại hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV có đề cập về việc khai trình độ giáo dục phổ thông như sau:

Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; Lớp 12/12 [đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

Trình độ giáo dục phổ thông ở đây chính là trình độ văn hóa mà chúng ta đang muốn tìm hiểu.

Như vậy, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông [thường được được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch, bìa hồ sơ xin việc]

Ngoài trình độ văn hóa thì còn có thêm thuật ngữ khá quen thuộc là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.

Trong đó, trình độ học vấn thường bao hàm cả trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

Về trình độ chuyên môn: thường được hiểu là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào.

Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ, có bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

2. Hướng dẫn khai trình độ văn hóa trong một số trường hợp

2.1. Tốt nghiệp đại học thì ghi trình độ văn hóa thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông.

Vì vậy, người đã tốt nghiệp đại học thì cũng chỉ có thể ghi trình độ văn hóa là 12/12, còn trình độ đại học có thể ghi ở phần “trình độ chuyên môn”.

2.2. Khai trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch viên chức

Tại hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV có đề cập về việc khai trình độ giáo dục phổ thông như sau:

Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; Lớp 12/12 [đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

[Bắt đầu từ năm 1981, hệ thống giáo dục được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm – Quyết định 135/CP].

Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức

2.3. Khai trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức

Theo mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức [kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV] ghi trình độ giáo dục phổ thông như sau:

Đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào [Ví dụ: Lớp 11/12 đối với người đã học đến hết lớp 11 hệ 12 năm].

Mẫu sơ yếu lý lịch công chức

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Khi điền sơ yếu lí lịch hay khai báo thông tin cá nhân bạn thường bắt gặp mục “trình độ văn hóa”. Nhiều bạn sẽ thắc mắc không hiểu “trình độ văn hóa” nghĩa là gì, “trình độ văn hóa” có tương tự “trình độ học vấn” hay “trình độ chuyên môn” không. Hãy cùng giải đáp thắc mắc trên bằng cách tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Trình độ văn hóa là gì?

Khái niệm trình độ văn hóa là một phạm trù rộng lớn, nó là tổng thể các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại, bao gồm: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.

Nhưng chúng ta thường chỉ quan tâm đến “trình độ văn hóa” có trong CV hay sơ yếu lý lịch là gì, và cách để điền mục “trình độ văn hóa” sao cho chuẩn xác nhất.

Thực ra trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch được hiểu là “trình độ giáo dục” hoặc “trình độ giáo dục phổ thông”. Chương trình phổ cập giáo dục ở Việt Nam được chia thành các cấp bậc như: cấp bậc mầm non, cấp bậc tiểu học, cấp bậc trung học cơ sở và cấp bậc trung học phổ thông. Bạn hoàn thành chương trình cấp bậc nào thì tức là đã được phổ cập chương trình giáo dục của cấp bậc đó.

Xem thêm: Bí quyết viết điểm yếu trong CV ấn tượng như điểm mạnh

Trình độ văn hóa là gì

Ý nghĩa của mục trình độ văn hóa trong CV và sơ yếu lý lịch

Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch chính là trình độ giáo dục

Hiện nay, chương trình giáo dục Việt Nam được chia thành 12 lớp, gọi là hệ giáo dục 12 năm. Tuy nhiên, trước năm 1992 nước ta vẫn duy trì hệ giáo dục 10 năm, và chuyển sang hệ 12 năm sau cuộc cải cách giáo dục năm 1992-1993. Đây chính là lý do tại sao đều tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng có người lại ghi trình độ văn hóa là 10/10 và có người là 12/12.

Bạn hoàn thành chương trình giáo dục của năm nào thì tức là trình độ văn hóa của bạn ở năm đó. Ví dụ: bạn học hết lớp 10 của hệ 12 năm thì trình độ văn hóa của bạn là 10/12, hay bạn học hết lớp 9 của hệ 10 năm thì trình độ văn hóa của bạn là 9/10.

Ý nghĩa của mục trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn khác nhau như thế nào?

  • Trình độ văn hóa thể hiện bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông ở lớp nào. Ví dụ: 9/12, 10/12, 12/12… [hệ 12 năm] hoặc 5/10, 9/10, 10/10…[hệ 10 năm]
  • Trình độ học vấn thể hiện bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành nào? Cấp bậc học vị nào? Ví dụ: Cử nhân đại học Luật, Thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh, Tiến sỹ ngành Việt Nam học…

Xem thêm: CBM là gì?

Cách điền mục trình độ văn hóa trong CV và sơ yếu lý lịch

Cách điền mục trình độ văn hóa sao cho chính xác nhất

Như đã nói ở trên, bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục lớp nào, thuộc hệ giáo dục nào thì điền vào sơ yếu lý lịch tương ứng như vậy.

Ví dụ: bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 12 năm thì trình độ văn hóa của bạn là 12/12; bạn hoàn thành chương trình lớp 10, hệ 12 năm thì trình độ của bạn là 10/12.

Thật đơn giản phải không các bạn!

trình độ văn hóa trong CV

Trình độ văn hóa trong CV bằng tiếng Anh

Thông thường một bản CV bằng tiếng anh sẽ không liệt kê trình độ văn hóa như một thông tin cá nhân. Thay vào đó sẽ có một mục gọi là “Education” hoặc “Education and training”. Trong đó thể hiện quá trình học tập và nghiên cứu chuyên ngành của bạn hoặc các khóa huấn luyện mà bạn đã tham gia.

Nếu như bạn chưa trải qua lớp học chuyên ngành nào, thì mục “education” này bạn sẽ điền thông tin về trường trung học phổ thông mà bạn đã học, địa chỉ và năm bạn tốt nghiệp.

Trong đó nghĩa tiếng Anh của các cấp bậc trường học như sau:

  • Trường THPT: High school
  • Trường THCS: Junior high school hoặc secondary high school
  • Trường Tiểu học: Primary school.

Ví dụ:

EDUCATIONNguyen Du High School

Ho Chi Minh city, graduated in May, 2019

Hoặc nếu bạn chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông, thì có thể điền tên trường trung học cơ sở mà bạn đã học, địa chỉ và năm bạn tốt nghiệp.

Ví dụ:

EDUCATIONHai Bà Trưng Junior High School

Ho Chi Minh city, graduated in May, 2016

Trình độ chuyên môn trong CV bằng tiếng Anh

Như đã nói ở trên, bạn sẽ thể hiện chương trình đào tạo và chuyên môn của bạn thông qua mục “Education” hoặc “Education and Training”. Mục này bạn sẽ ghi rõ khoảng thời gian mà bạn tham gia học tập, bạn học chuyên ngành ở trường nào, chuyên ngành gì, xếp loại tốt nghiệp của bạn là như thế nào…

Nghĩa tiếng anh của một số cụm từ liên quan đến trình độ chuyên môn như sau:

  • Học vấn: Education
  • Khóa huấn luyện: Training
  • Bằng cấp chuyên môn: Professional certification
  • Cử nhân: Bachelor. VD: The Bachelor of Accountancy [cử nhân ngành kế toán]
  • Thạc sỹ: Master. VD: The Master of Finance [thạc sỹ ngành tài chính]
  • Tiến sỹ: Doctor of Phylosophy [Ph.D].

Ví dụ:

EDUCATIONBarchelor of Communications and Public Relations                                                      2011

University of Economics Ho Chi Minh City                                                          Excellent level

Trên đây là bài viết giải thích về trình độ văn hóa là gì và phương pháp điền mục trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn vào sơ yếu lý lịch sao cho chính xác nhất.

THPT hệ 10 10 là gì?

Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học, Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4, Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7, và Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10. Năm học gồm 9 tháng và chia làm 4 học kỳ: Học kỳ 1 từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10 [2 tháng].

Trình độ 10 10 là gì?

Trình độ văn hóa: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 [đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm]; Lớp 12/12 [đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm].

Học phổ thông bao nhiêu năm?

Điều 2: Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học. - Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4. - Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7. - Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10.

Hệ phổ thông là gì?

Hay nói cách khác, giáo dục phổ thông là một trong những thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân. – Ở một góc độ khác, giáo dục phổ thông còn được hiểu là hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông.

Chủ Đề