Làm thế nào để kích thích trẻ nói?

‎Bài viết dưới đây của PGS. TS. Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giảng viên cao cấp bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội sẽ hướng dẫn các cha mẹ về vấn đề này.

Dưới đây là một số giải pháp hỗ trợ ở trẻ chậm nói mà cha mẹ nào cũng cần phải biết

1. Không bắt chước ngôn ngữ

Trẻ chậm nói sẽ phát âm không chuẩn, thậm chí còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Nguyên tắc đầu tiên là không được bắt chước cách nói của trẻ, vì điều này khiến trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn.

2. Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này gây sự chú ý và tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Nhờ đó mà tạo ra những phản ứng tích cực trong khi giao tiếp.

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt

Khi giao tiếp với trẻ, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt

3. Nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu

Có một nguyên tắc trong bài tập cho trẻ chậm nói đó là:

- Dạy từng âm cho đến khi trẻ hoàn thiện được

Bắt đầu bằng cách nguyên âm

+ u….. a….. i….e…..ê

+ Sau đấy đến các phụ âm: b……… p…… d….. đ……k…..n….m

+ Khi giao tiếp với trẻ được thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2.

Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 như: Lấy/cho mẹ/ cái/cốc… Hoạt động này giúp trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn khi giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.

4. Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói

Bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Mẹ vừa chơi cùng bé và chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, giúp trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên của chúng. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, rất hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.

Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói

5. Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói

Mẹ có thể dùng thẻ học gồm có các con vật, các loại quả, các loại hoa… vừa chỉ tay và đọc to cho bé nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn như: Cá, gà, quả, nhà… Việc làm này kích thích trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn bởi thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.

6. Để trẻ tự xử lý thông tin

Hãy cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng từ 5-10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.

7. Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ

Ở lớp học, trẻ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải biết ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.

8. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Đừng vì công việc quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện cùng trẻ mà cho trẻ làm quen vào những thiết bị như: Tivi, iPad, điện thoại… Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, khiến trẻ bị chậm nói.

9. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Đơn giản bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ biết những điều mới lạ xung quanh. Khi làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế tình trạng chậm nói ở trẻ.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục


Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giảng viên cao cấp bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội

Bí quyết phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

    Mới sinh ra, bé nào cũng có cùng một khởi đầu như nhau. Theo thời gian, với sự tiếp xúc với môi trường và cách truyền thụ của bố mẹ, bé sẽ đạt được những mốc phát triển khác nhau về mặt ngôn ngữ. Điều đáng ngạc nhiên là mẹ có thể bắt đầu tạo dựng "vốn liếng" ngôn ngữ cho con từ thuở còn nằm nôi

    Trẻ nhỏ cũng có khả năng nhận biết và ghi nhớ từ và cấu trúc ngữ pháp khi nghe những câu cha mẹ, người thân nói. Vì thế khi được trò chuyện càng nhiều thì trẻ càng sớm biết nói và nói đúng.

    Khi nào trẻ bắt đầu giao tiếp?

    Ngay từ khi lọt lòng mẹ, tiếng khóc là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Lúc này, trẻ lắng nghe những âm thanh và tiếng nói xung quanh, phản ứng khi nhận ra tiếng nói quen thuộc và giật mình khi nghe tiếng động lạ, bất ngờ. Trẻ có thể phát ra các âm thanh thể hiện sự thích thú hoặc bực tức.

    Tiếng nói yêu thương của ba mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển ngôn ngữ của bé tốt hơn

    Khi được 4-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng phát ra những tiếng mô phỏng theo tiếng nói của người lớn và số từ trẻ bập bẹ sẽ ngày càng nhiều hơn, càng tròn vành hơn.

    Từ 7 tháng tuổi, trẻ hiểu nhiều hơn các mệnh lệnh của mẹ, hiểu nghĩa của từ ngữ, vật hay việc mà từ đó nói đến. Lúc 18 tháng tuổi trẻ có thể hình dung và nắm bắt tốt các khái niệm thông qua hình vẽ mà không cần nhìn vật thật hay mẹ phải làm điệu bộ. Trẻ từ 0-2 tuổi sẽ nói ngày càng nhiều các từ đơn và đôi, chủ yếu là để biểu lộ cảm xúc, nhu cầu của bản thân bé, sau đó là đến các phạm trù trừu tượng hơn như thương, ghét, nhớ…

    Làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ?

    – Đáp lại tiếng khóc

    Nhiều phụ huynh muốn tập cho con không quấy khóc nên cố “ngó lơ” khi trẻ khóc quấy. Đây là cách rất sai lầm. Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.

    – Trò chuyện, trò chuyện và trò chuyện

    Bạn có thể trò chuyện với con ngay từ khi con được 1 tháng tuổi. Đừng tưởng con không biết “nói” nhé. Hãy nhìn cái miệng đang hóng hớt của con, hãy nhìn đôi mắt đang rất chăm chú vào bạn. Khi bạn đáp lại những hành động ấy, nghĩa là hai phía đang nói chuyện với nhau rồi. Những cấu trúc đơn giản nhất của một cuộc trò chuyện đã được hình thành, trẻ hiểu rằng mình được trả lời khi có nhu cầu “giao tiếp”. Bạn có thể nói bất cứ điều gì, từ miêu tả lại thời tiết hôm nay, nói về những gì hai mẹ con đang làm, kể về người thân trong gia đình, chọc ghẹo bé,… càng nghe nhiều, ngôn ngữ của bé càng phát triển.

    – Gọi tên sự vật nhiều lần

    Hãy dùng câu ngắn và luôn lặp lại ít nhât 2 lần với trẻ, điều này giúp bé khắc sâu hơn trong trí nhớ, tạo dựng không gian ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ liên kết từ tốt hơn để hiểu ý nghĩa của từ vựng.

    – Trực quan

    Đừng ngồi trong phòng để dạy bé chữ “mây”, cũng đừng tập nói khi trẻ không nhìn thấy bạn. Hãy tập cho trẻ nhìn vào đồ vật thật, rồi nhìn vào miệng của mẹ khi phát âm, trẻ cần ghi nhớ khẩu hình để biết cách phát âm.

    – Âm nhạc

    Mẹ và gia đình sẽ phải là người hỗ trợ bé tích cực nhất trong giai đoạn này. Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, vừa tăng vốn từ vựng, vừa kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.

    – Sách ảnh

    Giai đoạn này những cuốn sách có nhiều hình ảnh sinh động, bắt mắt rất cần thiết. Vừa kể chuyện vừa chỉ vào các hình vẽ để giải thích cho trẻ các sự vật, hiện tượng. Đây cũng là cách đơn giản để mở rộng thế giới xung quanh trẻ.

    – Đừng làm bé rối

    Học nói là học nói, mẹ đừng quá “hiếu động” múa may, dùng ngôn ngữ hình thể nhiều khiến trẻ bị rối mà quên đi việc tập nói. Khi nghe mẹ nói chuyện, bé sẽ rất thích nói lại với mẹ, vì thế mẹ hãy nhớ chờ đợi sự phản hồi từ bé bằng cách nhìn vào mắt con trìu mến, yêu thương. Dù có thể mẹ không hiểu lời bé nói gì nhưng hãy đáp lại để tạo cho bé sự hứng thú và tự tin.

    – Mở rộng phạm vi giao tiếp

    Đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi mới mẻ như công viên, rạp xiếc, khu vui chơi, nhà người thân, cửa hàng…để trẻ làm quen với các tiếng nói lạ, ngôn ngữ phong phú trong cuộc sống. Tiếp xúc với càng nhiều hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp mở rộng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

    Cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

    – Sử dụng ngôn ngữ chuẩn [cả trong ngữ điệu và ngôn từ], tránh dùng từ không hay, từ lóng trước mặt trẻ và không nói ngọng theo trẻ.

    Độ phức tạp tăng dần: Đi từ dễ đến khó, từ cái thân thuộc đến cái ở xa, trừu tượng hơn.

    – Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Cho dù bé chưa nói được hay chỉ mới ê a những từ vô nghĩa thì ba mẹ vẫn hãy luôn kiên nhẫn trò chuyện với con. Chú ý lắng nghe con nói, nghe con nói hết rồi mới nhắc lại lời con nói theo cách chuẩn nhất để con hiểu và sửa sai theo cách cha mẹ vừa làm. Khi nói chuyện cha mẹ nên chọn những câu ngắn, đơn giản để con học và tiếp thu.

    – Luôn khen ngợi, động viên khi trẻ nói được từ mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.

    >>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

    • Cách khắc phục trẻ mau biết nói và không nói ngọng
    • Các mốc phát triển của trẻ trong năm đầu đời

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Chủ Đề